Nạo VA ở Trẻ Em Có Thực Sự Cần Thiết Hay Không? | TCI Hospital
Viêm VA ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và sức khỏe người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Vậy câu hỏi đặt ra của các phụ huynh là: “Có nên nạo VA ở trẻ em hay không?”
Menu xem nhanh:
- 1. Nên hay không nên nạo VA cho bé?
- 1.1. Khi nào nên nạo VA cho bé
- 1.2. Độ tuổi nào thích hợp nạo VA ở trẻ em
- 1.3. Quá trình nạo VA ở trẻ em diễn ra thế nào?
- 2. Đề phòng biến chứng khi nạo VA cho trẻ
- Chảy máu
- Nhiễm trùng
- Rối loạn hô hấp
- Giọng thay đổi
- 3. Chăm sóc sau phẫu thuật nạo VA ở trẻ em như thế nào?
1. Nên hay không nên nạo VA cho bé?
Nạo VA là phương pháp hữu hiệu để xử lý triệt để ổ trú ngụ của vi khuẩn có hại cũng như các triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể áp dụng phẫu thuật này với người bệnh nhí.
1.1. Khi nào nên nạo VA cho bé
Sau khi thăm khám và có kết quả chẩn đoán tình trạng viêm VA của trẻ, bác sĩ sẽ tư vấn phương án điều trị phù hợp. Trẻ trong những trường hợp sau sẽ được chỉ định phẫu thuật:
– VA viêm tái phát nhiều lần, hơn 5 lần/năm.
– Viêm VA biến chứng thành viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm xoang,…
– Trẻ khó thở, thậm chí ngưng thở khi ngủ.
Cũng có trường hợp bé không thể nạo VA như:
– Trẻ đang mắc các bệnh về máu, tim, bệnh lao biến chứng
– Trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp cấp
– Trẻ bị nhiễm virus cảm cúm, sốt xuất huyết, sởi
– Trẻ đang trong thời gian uống hay tiêm thuốc phòng dịch
1.2. Độ tuổi nào thích hợp nạo VA ở trẻ em
Thời điểm phù hợp để nạo VA cho trẻ là sau 20 tháng tuổi và dưới 6 tuổi. Đôi khi có trường hợp bé hơn 6 tuổi vẫn có va cần phẫu thuật.
1.3. Quá trình nạo VA ở trẻ em diễn ra thế nào?
Nạo VA không phải phẫu thuật phức tạp, chỉ cần phụ huynh chọn đúng cơ sở y tế và bác sĩ thực hiện uy tín, chất lượng.
Toàn bộ quá trình nạo VA chỉ diễn ra trong vòng từ 30 tới 60 phút. Ban đầu, bé được gây mê qua mặt nạ. Sau đó bác sĩ đặt nội khí quản, theo dõi xuyên suốt quá trình phẫu thuật. Dụng cụ chuyên dụng sẽ được đưa qua đường miệng, rạch nhỏ hoặc đốt nóng để nạo va. Do đó không có vết rạch ở mặt hay cổ bé. Phương pháp nạo sẽ tùy thuộc thể trạng của bé hay quyết định từ phụ huynh. Kết thúc, bác sĩ sẽ dùng miếng gạc để kiểm soát chảy máu.
Sau phẫu thuật, bé được theo dõi phục hồi và có thể xuất viện sau 24h.
2. Đề phòng biến chứng khi nạo VA cho trẻ
Sau khi phẫu thuật va, bé có thể gặp một số biến chứng. Có những biến chứng là bình thường nhưng cũng có trường hợp bất bình thường.
Những biểu hiện không đáng lo ngại bao gồm: Sổ mũi, đau tai, ngạt mũi, ngủ ngáy, thay đổi giọng nói, sốt vừa,..
Với những biến chứng sau thì cha mẹ cần cẩn thận bởi nó có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Chảy máu
Vài ngày sau khi phẫu thuật, lớp phủ phần vảy bong ra sẽ khiến mũi chảy một chút máu. Nếu sau khoảng 1 tuần, tình trạng này vẫn tiếp diễn, cha mẹ nên cho bé tới bác sĩ.
Nhiễm trùng
Khi các dụng cụ phẫu thuật không đảm bảo, không được vô trùng, hoặc trẻ không tuân thủ theo chế độ sau nạo như hướng dẫn của bác sĩ, có thể dẫn tới nhiễm trùng vị trí nạo.
Rối loạn hô hấp
Tình trạng này thường do sức đề kháng của trẻ không đáp ứng hoặc bị dị ứng với thuốc gây mê khi phẫu thuật.
Giọng thay đổi
Nếu chỉ diễn ra trong vài ngày, cha mẹ không cần lo lắng. Nhưng nếu sau 4-6 tuần vẫn tiếp diễn, phụ huynh cần đưa con đi kiểm tra sớm.
3. Chăm sóc sau phẫu thuật nạo VA ở trẻ em như thế nào?
Để giúp bé hồi phục tốt sau khi phẫu thuật và không để lại biến chứng, phụ huynh cần chăm sóc bé đúng theo chế độ bác sĩ đưa ra. Đặc biệt những yếu tố sau cha mẹ cần chú ý:
– Sau khi nạo VA vài ngày, bé thường có cảm giác choáng váng, buồn nôn hoặc nôn. Trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ cần được đổi sang thức ăn mềm, nguội, dạng lỏng
– Cho trẻ uống đủ nước hàng ngày, có thể bổ sung thêm nước trái cây nhằm tăng sức đề kháng
– Khi trẻ đã hết tình trạng nôn và buồn nôn, mẹ có thể tăng dần mức độ đặc của thức ăn cho tới lúc bé ăn được theo chế độ bình thường
– Chườm ấm bằng túi hay hướng dẫn tập các bài tập xoay cổ sẽ giúp trẻ bớt đau do tư thế nằm phẫu thuật gây ra
– Vệ sinh răng miệng cho con hàng ngày theo đúng cách
– Cho bé súc miệng nước muối sinh lý mỗi ngày để sát khuẩn, tiêu viêm
– Trẻ không nên xì mũi trong vòng 7 ngày sau khi nạo va
– Đảm bảo môi trường sống của bé đủ độ ẩm, phòng ngủ có thể dùng máy phun sương tránh cho họng bị khô, bé dễ dàng hít thở hơn
– Phụ huynh cần sắp xếp cho trẻ thời gian nghỉ ngơi vài ngày, giúp bé bình phục sớm
– Cho bé uống thuốc theo kê đơn và chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối phụ huynh không tự ý thay đổi thuốc hay làm sai chỉ định của bác sĩ để tránh những hệ quả xấu
Tổng kết lại, nạo VA cho trẻ không phải vấn đề nghiêm trọng. Điều cần thiết là cha mẹ nên tìm hiểu kỹ, chọn lựa đúng đắn từ nơi khám chữa, bác sĩ thực hiện. Đồng thời những kiến thức và cách chăm sóc trẻ trước, trong và sau khi nạo va đều cần được trang bị cẩn thận. Có như vậy trẻ mới an toàn, thành công phẫu thuật và khỏe mạnh về sau.
Từ khóa » Cắt Va ở Trẻ Em
-
Độ Tuổi Nào Có Thể Nạo VA Cho Trẻ? - Vinmec
-
Khi Nào Nên Nạo VA Và Cắt Amidan Cho Trẻ? - Vinmec
-
Va Và Phẫu Thuật Nạo Va - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Có Nên Cắt Amidan Và Nạo V.A Cho Trẻ Hay Không?
-
Nạo VA Mũi ở Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không? Khi Nào Bé Cần Nạo VA?
-
Viêm VA ở Trẻ: Biểu Hiện, Biến Chứng Và Phương Pháp điều Trị
-
Khi Nào Cần Nạo VA Hoặc Cắt Amidan Cho Trẻ
-
Viêm VA ở Trẻ Khi Nào Nguy Hiểm? - Cục Y Tế Dự Phòng
-
Viêm VA ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Biến Chứng Dấu Hiệu, điều Trị
-
Có Nên Nạo V.A Cho Trẻ Không? - BookingCare
-
Phẫu Thuật Cắt Amidan ở Trẻ Em - Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố
-
Phẫu Thuật Nội Soi Nạo VA Và Cắt Amidan Tại Bệnh Viện Sản Nhi Bắc ...
-
Khi Nào Cắt Amidan Cho Trẻ Và Lưu ý Chăm Sóc Sau Khi Cắt Amidan