Nắp ấm | BvNTP

✴️ Nắp ấm Mục lục

Cây Nắp ấm hay còn gọi là Bình nước thường được trồng để trang trí và bắt côn trùng. Tuy nhiên, đây cũng là một vị thuốc được sử dụng trong Đông y để điều trị nhiều bệnh lý.

cây nắp ấm chữa bệnh gì

Hình ảnh cây Nắp ấm

  • Tên gọi khác: Cây bình nước, nắp bình cât, trư lung thảo, bình nước kỳ quan, cây bắt mồi, trư tử lung,…

  • Tên khoa học: Nepenthes mirabilis (Lour.) Druce.

  • Họ: Thuộc họ Nắp ấm – Nepenthaceae

Mô tả cây dược liệu nắp ấm

1. Đặc điểm sinh thái

Nắp ấm là cây dây leo lâu năm, thân thảo hoặc bán thảo. Thân có thể dài đến 3 m, bò lên thân cây khác hoặc trườn dài trên mặt đất. Một số cây Nắp ấm dại, mọc trong rừng sâu có thể dài đến 20 m. Thân Nắp ấm có thể có đường kính lên đến 5 cm.

Lá Nắp ấm có cuống dài, thường ôm gọn vào thân, lá có hình bầu dục dài khoảng 10 cm. Phía trên tạo thành một cuộn dây uốn cong, chiều dài khoảng 15 cm. Đầu là thường biến thành một cái bình, trong giống như hoa, nhưng thực chất lại không phải là hoa. Do đó, Nắp ấm còn hay được gọi là bình nước.

Bình Nắp ấm có hình trụ, hơi phồng to ở phía gốc, nhỏ về phía đầu. Bên trên miệng mình có nắp đậy, mặt trên nắp trơn, mặt dưới có nhiều phiến, gân phân phối đều khắp mặt lá.

Bên trong bình nước tiết ra một chất nhầy có tác dụng thu hút và tiêu hóa côn trùng. Khi côn trùng bay vào bình, miệng bình sẽ đóng lại, chất nhầy trong miệng bình sẽ làm dính cánh và chân của côn trùng. Điều này khiến côn trùng không thể bay và bị tiêu hóa dãn dần bởi dịch của cây Nắp ấm.

Hoa Nắp ấm mọc thành chùm, thưa. Hoa chia thành hoa đực và hoa cái. Bên trong hoa có cột nhị dài, 16 – 20 bao phấn cong, xếp thành 2 dãy. Quả năng, hại dài và mảnh.

2. Bộ phận dùng

Toàn thân cây Nắp ấm được sử dụng để làm thuốc.

3. Phân bố

Cây Nắp ấm phân phối chủ yếu ở các tỉnh miền Trung và Nam Bộ như Khánh Hòa, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Kiên Giang, Lâm Đồng, Bình Thuận. Cây thường được tìm thấy ở chân các núi đá vôi.

Ở miền Bắc, Nắp ấm mới được tìm thấy ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

4. Thu hái sơ chế

Mùa hoa Nắp ấm thường rơi vào tháng Giêng. Tuy nhiên, Nắp ấm có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn 2 – 3 cm, phơi khô, bảo quản dùng dần.

5. Bảo quản dược liệu

Nắp ấm sau khi được sơ chế lưu giữ ở nơi thoáng mát, tránh côn trùng, nơi ẩm ướt. Thỉnh thoảng có thể mang ra phơi nắng để tránh nấm mốc.

6. Thành phần hóa học

Một số nghiên cứu cho biết, dịch của cây Nắp ấm là do thân cây tự sinh ra, có dạng nước hoặc siro, nhớt, có tính đàn hồi. Dịch này được sử dụng để thu hút, giữ chân và tiêu diệt côn trùng. Một số thành phần cơ bản có trong nắp ấm bao gồm:

  • Flavonoid Glycoside

  • Phenol

  • Axit Amin

  • Đường

  • Bismuth

Vị thuốc Nắp ấm

cây nắp ấm có tác dụng gì

Nắp ấm tính mát thường được dùng để thanh nhiệt cơ thể

1. Tính vị

Nắp ấm tính mát, hơi nhạt, có vị ngọt nhẹ, tính hàn thường được dùng để tiêu viêm, thanh nhiệt, hạ huyết áp, tiêu đờm và tiêu viêm.

2. Quy kinh

Nắp âm quy vào phổi, túi mật và dạ dày.

3. Tác dụng dược lý

Phần được sử dụng làm dược liệu chính của Nắp ấm là thân và lá khô (chủ yếu là nang trước của lá.) Nắp ấm thường được sử dụng để điều trị:

  • Viêm gan gây vàng da

  • Đau dạ dày

  • Viêm loét dạ dày tá tràng

  • Sỏi đường tiết niệu

  • Tăng huyết áp

  • Ho gà và ho lạnh

  • Các bệnh lý về phổi

  • Phù nề

  • Giải độc tiêu viêm

  • Kiết lỵ

  • Bệnh tiểu đường

4. Cách dùng – Liều lượng

Nắp ấm có thể dùng uống trong hoặc giã nát thoa ngoài đều được.

Liều lượng khuyến cáo là 15 – 30 g nếu dùng tươi hoặc 30 – 60 g nếu dùng khô.

Bài thuốc sử dụng cây Nắp ấm

1. Điều trị gan nhiễm mỡ

Sử dụng toàn thân cây Nắp ấm phơi khô nấu nước thay trà uống hàng ngày. Liều lượng sử dụng khoảng 30 – 50 g Nắp ấm nấu với 3 lít nước sôi, giữ lửa đều trong 20 phút. Để nguội và uống liên tục trong 30 ngày hoặc 3 tháng nếu cần thiết.

Lưu ý: Không sử dụng nước cây Nắp ấm thay nước lọc hàng ngày. Mỗi ngày chỉ nấu nước dùng uống một lần.

2. Điều trị đái tháo đường, hay khát thường, cổ họng khô rát

Sử dụng 30 g Nắp ấm, Giảo cổ lam, Thiên môn đông, mỗi vị 25 g nấu cùng với 3 lít nước, để lửa vừa đun trong 20 phút. Để nguội, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Thời gian sử dụng liên tục trong 1 – 3 tháng.

Lưu ý: Người bệnh nên thường xuyên theo dõi đường huyết để có cách xử lý khi cần thiết.

3. Điều trị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận

Dùng 30 g Nắp ấm, Thương nhĩ tử, Bạch tật lê, mỗi loại 12 g, Dây bòng bong 20 g, Trần bì, mộc hương, mỗi vị 6 g nấu cùng với 1.500 ml nước. Đến khi cạn còn 600 ml là được.

Để nguội chia thành 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liên tục trong 30 ngày sau đó đến bệnh viện để kiểm tra tình trạng sỏi.

4. Điều trị huyết áp cao

Sử dụng Nắp ấm 30 – 50 g đun sôi dùng xông hơi toàn thân. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng kết hợp với 9 g Câu đằng, 15 g Hy thiêm đun sôi dùng xông để tăng hiệu quả điều trị.

5. Chữa vàng da do viêm gan

Sử dụng Nắp ấm, Mã đề, Kim tiền thảo, mỗi vị 30 g sắc thành nước uống mỗi ngày.

6. Điều trị tiêu chảy, tiêu ra phân loãng

Sử dụng độc vị cây Nắp ấm nấu lấy nước uống, tiêu chảy sẽ ngừng ngay lập tức.

7. Sử dụng thanh nhiệt

Sử dụng 15 g Nắp ấm đun sôi với một lượng nước vừa đủ để uống thay nước trong ngày, chống mất nước và hỗ trợ lợi tiểu.

8. Điều trị ho khan, đau tức phổi

Sử dụng 30 g cây Nắp ấm, 2 – 3 quả dưa leo nấu cùng hai bát nước, đến khi còn 1 bát. Dùng uống khi nước còn nóng.

9. Giải độc chống viêm

Sử dụng cây Nắp ấm tươi rửa sạch, giã nát đắp lên da có thể điều trị nhiễm trùng da do virus, giúp da hết sưng đỏ. Ngoài ra sử dụng nước giã cây Nắp ấm thoa lên da có thể phòng chống muỗi đốt và bảo vệ sức khỏe của da.

Lưu ý khi sử dụng cây Nắp ấm

Mặc dù cây Nắp ấm không độc nhưng phụ nữ có thai không thích hợp sử dụng cây nắp ấm. Bởi vì Nắp ấm có thể thúc đẩy lưu lượng máu và loại bỏ máu ứ đọng trong cơ thể. Do đó, nếu phụ nữ có thai sử dụng dễ dẫn đến sẩy thai hoặc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi.

Sử dụng quá liều Nắp ấm có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn. Do đó, trao đổi với thầy thuốc về liều lượng sử dụng an toàn.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

BÀI VIẾT KHÁC

Cây củ liền là cây gì? Nghiên cứu: cây đỉnh tùng có hoạt tính sinh học mạnh, tác động lên các tế bào có hại cho con người. Công dụng bạch sâm Trái lý Những loại cao nào thường gặp trong Đông y ? XEM NHIỀU NHẤT Thông báo chiêu sinh Chương trình thực hành đối với chức danh Bác sĩ y khoa và Điều dưỡng năm 2024 ✴️ Mở thêm dịch vụ dành cho khách hàng: gói khám định kỳ được quản lý, tư vấn ✅ Thẩm mỹ nội khoa là gì? Dùng những kỹ thuật gì? ✡️ Thẩm mỹ ngoại khoa là gì? ✴️ GlobeDr và Payoo đồng hành cùng BV Nguyễn Tri Phương để chăm sóc khách hàng tốt hơn Năng lực Bệnh viện Nguyễn Tri Phương Đặt hẹn khám Khám tại nhà

Hưởng dẫn đọc nhãn thuốc

THÔNG TIN TIẾP NHẬN TẶNG PHẨM GIAN HÀNG CHIA SẺ YÊU THƯƠNG NGÀY 04/10/2024

✴️ Đứng thăng bằng 10 giây trên một chân và những nghiên cứu về tính ứng dụng

Chế độ ăn uống bổ dưỡng cho người bị huyết áp cao

Nguy cơ đột quỵ ở phụ nữ mãn kinh trước 40 tuổi

ỨNG DỤNG VẠT DA CÂN CÓ CUỐNG MẠCH NUÔI LÀ NHÁNH XUYÊN CỦA ĐỘNG MẠCH MÔNG TRÊN VÀ ĐỘNG MẠCH THẮT LƯNG TRONG ĐIỀU TRỊ LOÉT VÙNG CÙNG CỤT ĐỘ III, IV

Những quan niệm sai lầm về sử dụng thực phẩm

Triệu chứng khi bị nhiễm rệp giường

return to top

Từ khóa » Hình ảnh Hoa Nắp ấm