​NASA Công Bố Những Bức ảnh đầu Tiên Của Sao Diêm Vương ...

Theo New York Times (NYT), những bức ảnh chụp ở khoảng cách gần đã vừa vượt 3 tỉ dặm để trở về Trái đất và được NASA công bố tới mọi người.  

Bức ảnh chụp sao Diêm Vương vào ngày 13-7, từ khoảng cách 476.000 dặm (766.048km) - Ảnh: NASA

Những ngọn núi băng trên bề mặt sao Diêm Vương cao khoảng 11.000 feet (3,3km), đó là lý do nó được so sánh với dãy Rokies.

Theo BBC, các bức ảnh mới nhất còn cho thấy hoạt động địa chất của Diêm Vương tinh và mặt trăng lớn của nó, Charon.

Sao Diêm Vương và mặt trăng của nó là Charon - Ảnh: NASA

Đoàn chuyên gia nghiên cứu của NASA đã lấy tên của nhà thiên văn học quá cố Clyde Tombaugh, người đã tìm ra hành tinh này năm 1930, để đặt tên cho khu vực hình trái tim trên sao Diêm Vương.

Ngày thứ ba (14-7), tàu vũ trụ New Horizons đã tiến tới gần, chỉ còn cách sao Diêm Vương 12.500km và thu thập được một khối lượng dữ liệu lớn liên quan tới hành tinh này.

Nhà khoa học John Spencer nói với các nhà báo các bức ảnh chụp gần bề mặt của sao Diêm Vương cho thấy bề mặt địa hình sao Diêm Vương được tái tạo từ một vài quá trình hoạt động địa chất nào đó, kiểu như núi lửa, trong khoảng 100 triệu năm qua. 

Bề mặt sao Diêm Vương được so sánh trông như dãy núi Rockies - Ảnh: NASA

Cô bé 11 tuổi đặt tên cho sao Diêm Vương

Hẳn nhiều người chưa biết tên của sao Diêm Vương (Pluto) là do một bé gái người Anh 11 tuổi đặt. Sáng 14-3-1930, tại một gia đình bình thường ở Oxford (Anh), bé gái Venetia Burney đang ăn sáng trong phòng, cạnh đó ông của bé là Falconer Madan đang đọc tờ Times of London.

Khi thấy thông tin các nhà thiên văn học vừa phát hiện một hành tinh mới ở xa nhất trong hệ Mặt trời, ông Madan đã đọc to lên để cả nhà cùng nghe.

Cô cháu gái Venetia vốn được học về các hành tinh trong hệ Mặt trời ở trường và hiểu rằng tên của chúng đều được đặt theo tên các vị thần Hi Lạp và La Mã, nên khi ông Madan đang dự đoán về tên của hành tinh mới, cô bé đã đề xuất ngay.

Cô bé nói: “Tại sao không gọi nó là Pluto nhỉ?”. Và đó là điểm bắt đầu cho cái tên của sao Diêm Vương hình thành.

Ông của Venetia là giám đốc thư viện Bodleian ở Đại học Oxford. Ông đã chuyển ý tưởng của cô cháu gái tới một người bạn là nhà thiên văn học và người đó đã nói “Tôi nghĩ tên Pluto rất tuyệt vời!”.

Người này sau đó đã liên lạc với các đồng nghiệp của mình tại đài thiên văn phát hiện hành tinh mới ở bang Arizona, và họ đã hoàn toàn nhất trí đặt tên cho hành tinh mới là Pluton (tức sao Diêm Vương) theo như gợi ý của cô bé Venetia Burney.

Từ khóa » Hình ảnh Diêm Vương