Nấu Khoai Sọ Chữa Táo Bón Cho Bé - Tiền Phong

Với thành phần dinh dưỡng phong phú như tinh bột, lipid, các loại vitamin A, B, C và các axit amin cần thiết… nhiều bà mẹ đã lựa chọn loại thực phẩm này trong bữa ăn gia đình. Khoai sọ có tác dụng bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể giúp loại bỏ cảm giác chán ăn, kích thích bé ăn nhiều hơn đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể.

Đồng thời khoai sọ còn có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón, giảm mệt mỏi, chữa kiết lỵ...

Các mẹ có thể tập cho bé ăn dặm từ lúc bé được 6 tháng tuổi, cho bé làm quen và ăn từng chút một, tăng dần lượng khoai khi bé đã quen và lớn hơn.

Một vài món ăn dặm dưới đây các bà mẹ nên tham khảo:

Dành cho bé từ 6 tháng: Cháo khoai sọ

chao-khoai

Ở độ tuổi này hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu nên cần hết sức cẩn thận khi chế biến đồ ăn cho trẻ.

Để nấu cháo khoai sọ cho bé cần chuẩn bị: khoai sọ, gạo nấu cháo, nước luộc rau củ hoặc nước dashi, và nước.

Cách làm:

Nấu cháo với tỉ lệ 1 gạo, 10 nước khi trẻ bắt đầu ăn dặm và và tăng dần theo tháng tuổi của con. Cháo nấu ở mức độ loãng phù hợp với bé.

Khoai sọ mẹ ninh nhừ, sau đó dằm nát cùng với nước ninh hoặc nước rau củ, nước dashi theo sở thích của mẹ. Mẹ nên làm ở độ đặc vừa phải để tránh bé bị nghẹn, khó nuốt.

Cuối cùng, mẹ trộn thành phẩm khoai đã chế biến trên vào cháo cho bé ăn.

Dành cho bé từ 7-8 tháng: Khoai sọ nấu rau cải

khoai-so2

Nguyên liệu: 3 thìa khoai sọ, 1 thìa rau cải, 5 -6 thìa nước dashi/nước luộc rau củ

Cách làm:

Khoai sọ mẹ chế biến như trên, luộc kĩ rồi dằm nát.

Rau cải lọc lấy phần lá, sau đó luộc chín và băm nhỏ.

Cho khoai sọ, rau đã chế biến ở trên vào nồi và đun lại cho sôi là được.

Khi bé lớn tuổi hơn có thể bổ sung thêm các loại thịt khác vào cháo để món ăn thêm hấp dẫn.

Theo Theo SKGĐ

Từ khóa » Thịt Bò Nấu Khoai Sọ Cho Bé