Nên Bôi Kem Trị Mụn Trước Hay Sau Serum Là Tốt Nhất? - Kiến Thức Spa

Sử dụng các loại kem trị mụn được rất nhiều chị em lựa chọn bởi tính hiệu quả và tiện lợi. Tuy nhiên, có một sản phẩm tốt nhưng nếu chị em chưa biết cách sử dụng thì sẽ không nhận được kết quả tốt. Vậy nên sử dụng thế nào? Nên bôi kem trị mụn trước hay sau serum là tốt nhất? Cùng bài viết tìm hiểu nhé!

  1. Nên nên bôi kem trị mụn trước hay sau serum?
  2. Nên bôi kem trị mụn trước hay sau kem dưỡng ẩm và kem chống nắng?
  3. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng kem trị mụn
    1. Lựa chọn loại kem trị mụn chất lượng
    2. Hãy làm sạch da trước khi dùng kem
    3. Thoa kem trị mụn đúng cách

Nên nên bôi kem trị mụn trước hay sau serum?

Mụn luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Mụn xuất hiện, nếu như không được chăm sóc đúng cách thì sẽ không cách nào tự hết, trong một số trường hợp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, tìm đến những cách trị mụn hiệu quả và tiện lợi là rất cần thiết.

Thông thường, trong liệu trình chăm sóc da mụn, bên cạnh việc sử dụng kem trị mụn, bạn sẽ cần sử dụng thêm những sản phẩm dưỡng da khác để có thể cung cấp dưỡng chất, giúp cho da sáng khỏe và hỗ trợ điều trị mụn hiệu quả, như: toner, serum, kem dưỡng ẩm…

Tuy nhiên, nên nên bôi kem trị mụn trước hay sau serum để có được kết quả tốt hơn? Sẽ cần có một quy trình nhất định thì mới phát huy được tối đa hiệu quả.

Nên nên bôi kem trị mụn trước hay sau serum là tốt nhất?
Nên nên bôi kem trị mụn trước hay sau serum là tốt nhất?

Một quy trình chuẩn skincare cho da mụn sẽ là, sau các bước sử dụng toner, bạn nên thoa ngay kem trị mụn, thoa trước khi bạn dùng serum. Điều này sẽ giúp các tinh chất trong kem trị mụn tiếp xúc trực tiếp với da, tăng khả năng thẩm thấu và những nốt mụn và phát huy hiệu quả tiêu nhân mụn tốt hơn.

Nên bôi kem trị mụn trước hay sau serum? Nếu bạn thoa kem trị mụn sau khi dùng serum hay sau bước thoa kem dưỡng thì sẽ làm tinh chất tiếp xúc mụn ít hơn, ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại kem trị mụn. Trong một số trường hợp, nó có thể khiến da mặt nhờn rít và làm bí da, tình trạng mụn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Nên bôi kem trị mụn trước hay sau kem dưỡng ẩm và kem chống nắng?

Các bạn nghĩ rằng da mụn vốn dĩ đã dư ẩm vì tiết nhiều dầu. Vì thế, không cần sử dụng kem dưỡng ẩm nữa. Và thậm chí, kem dưỡng ẩm sẽ khiến da lại mụn thêm và nhiều bạn đã “bỏ lơ” bước dưỡng ẩm cho da trong quá trình chăm sóc da của mình.

Tuy nhiên, thực tế thì dù da có bị mụn hay không đều phải bổ sung thêm dưỡng ẩm. Vì chỉ cần da thiếu độ ẩm, các tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn rất nhiều và sinh mụn.

Vì thế, bạn không bên bỏ qua bước dưỡng ẩm cho da. Và trong quá trình skincare, nên bôi kem trị mụn trước hay sau kem dưỡng thì chúng ta nên thoa kem trị mụn trước serum và cả trước kem dưỡng ẩm để đạt được hiệu quả tốt nhất nhé!

Nên bôi kem trị mụn trước hay sau kem dưỡng ẩm và kem chống nắng?
Nên bôi kem trị mụn trước hay sau kem dưỡng ẩm và kem chống nắng?

Còn đối với kem chống nắng – một sản phẩm đóng vai trò như một màn bảo vệ da mụn khỏi bụi bẩn, vi khuẩn ngoài môi trường xung quanh. Đây sẽ là bước dưỡng cuối cùng trong chu trình skincare cho da mụn, tạo lớp màn bảo vệ các dưỡng chất của kem trị mụn, serum và kem dưỡng ẩm trước đó.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng kem trị mụn

Lựa chọn loại kem trị mụn chất lượng

Sử dụng kem trị mụn là một phương pháp điều trị mụn được nhiều người lựa chọn nhiều nhất hiện nay. Sở dĩ như vậy là vì nó không chỉ mang lại hiệu quả cao mà còn sở hữu vô số lợi ích vượt trội, như: dễ sử dùng, tiện lợi, có thể đem theo bên mình mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt là có đa dạng sự lựa chọn, giá cả phải chăng và phù hợp với túi tiền của mọi người.

Một sản phẩm kem trị mụn chất lượng sẽ cần đến từ những thương hiệu uy tín, có các thành phần trị mụn lành tính, hiệu quả và đặc biệt là phù hợp với làn da. Tuy nhiên, khi bạn đã có được một sản phẩm tốt, nếu không sử đúng cách thì cũng sẽ không có nhiều hiệu quả.

Hãy làm sạch da trước khi dùng kem

Chỉ khi bạn có một làn da thật sự sạch sẽ và thông thoáng thì dùng kem trị mụn mới phát huy hết hiệu quả. Vì thế, để có được một bức “nền” sạch sẽ trước khi thoa kem trị mụn, bạn hãy thực hiện đầy đủ các bước làm sạch: tẩy trang, tẩy tế bào chết (2 – 3 lần/ tuần) và dùng sữa rửa mặt.

Hãy làm sạch da trước khi dùng kem trị mụn để kem thẩm thấu tốt hơn
Hãy làm sạch da trước khi dùng kem trị mụn để kem thẩm thấu tốt hơn

Với những làn da mụn, bạn nên sử dụng những sản phẩm làm sạch có thành phần dịu nhẹ, ít chất tẩy rửa để tránh làm da bị kích ứng. Hãy dùng sữa rửa mặt 2 lần, vào buổi sáng và tối trong ngày. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng kem trị mụn vào giữa ngày, bạn có thể rửa mặt bằng nước ấm trước khi dùng nhé!

Thoa kem trị mụn đúng cách

Nên bôi kem trị mụn trước hay sau serum thì chúng ta nên bôi sau khi dùng toner cân bằng da và trước khi dùng serum, kem dưỡng ẩm…

Ngoài việc biết được nên bôi kem trị mụn trước hay sau serum, kem dưỡng, chúng ta cũng cần nắm được cách thoa kem đúng chuẩn trên da. Bạn hãy chấm kem trị mụn lên 5 điểm ở gương mặt là trán, cằm, mũi và 2 bên má, sau đó thoa đều ra làn da bị mụn. Trong trường hợp da bạn chỉ có vài nốt mụn, bạn có thể thoa kem trực tiếp lên trên các nốt mụn đó để tăng hiệu quả giảm sưng và gom cồi tốt nhất.

Bạn hãy chấm kem trị mụn lên 5 điểm rồi thoa đều ra làn da bị mụn
Bạn hãy chấm kem trị mụn lên 5 điểm rồi thoa đều ra làn da bị mụn

Mỗi ngày nên thoa kem từ 1-2 lần vào các buổi sáng và tối (theo hướng dẫn hay là theo chỉ định của bác sĩ) tránh lạm dụng quá đà sẽ khiến cho mụn mọc thêm, thậm chí còn làm cho da bị khô, mỏng, yếu, dễ kích ứng.

Trên đây là những chia sẻ từ kienthucspa.edu.vn để giúp bạn giải đáp cho thắc mắc “Nên bôi kem trị mụn trước hay sau serum da là tốt nhất?”. Có thể thấy, kem trị mụn là một sản phẩm chăm sóc da hiệu quả và tiện lợi. Hãy tìm hiểu thật kỹ sản phẩm phù hợp cho da và chọn mua ở những cửa hàng mỹ phẩm uy tín bạn nhé!

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề:

  • Bí quyết cách làm bớt sưng đỏ sau nặn mụn hiệu quả
  • Chăm sóc da sau khi nặn mụn ở spa như thế nào?
5/5 - (2 bình chọn)

Từ khóa » Bôi Serum Bao Lâu Thì Bôi Kem Trị Mụn