Nên Cho Trẻ Uống Dha Vào Thời điểm Nào Trong Ngày Là Tốt Nhất

Hiện nay, DHA có lẽ là khái niệm không còn xa lạ với các bậc cha mẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết thời gian cho con uống DHA hợp lý. Hãy cùng ECO Pharmalife tìm hiểu thời điểm cho trẻ uống DHA vào lúc nào trong ngày để đạt hiệu quả tối đa nhé.

DHA (omega 3) là gì?

Trước tiên, chúng ta cùng điểm qua vài thông tin cơ bản về DHA.

Khái niệm DHA

DHA (Axit docosahexaenoic) là một loại chất béo omega 3 cần thiết cho cơ thể. Đối với cơ thể người, có 3 loại axit béo omega 3 cần đề cập đến là  axit α-linolenic (ALA), eicosapentaenoic acid (EPA), docosahexaenoic acid (DHA). Trong đó, DHA được nghiên cứu là omega 3 có vai trò quan trọng nhất. 

DHA (omega 3) là gì? DHA (omega 3) là gì?

Nguồn gốc của DHA

DHA chủ yếu được tìm thấy trong hải sản:

  • Các loại cá như cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi và trứng cá muối, ...; một số loại tảo và động vật có vỏ. Ngoài ra, thịt và sữa động vật ăn cỏ cũng có 1 lượng nhỏ omega 3.
  • Các loại dầu cá như dầu gan cá: trong 15ml có thể cung cấp cho cơ thể 1g DHA. Tuy nhiên lưu ý rằng một số loại dầu cá có lượng vitamin A quá lớn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, bạn cần tham khảo ý kiến trước khi sử dụng,

Ngoài ra, DHA có thể được tổng hợp từ ALA. DHA có thể được tổng hợp từ ALA - một axit béo omega-3 có nguồn gốc thực vật, nhưng lượng DHA thu được không đáng kể. Các nhà khoa học đã nghiên cứu ra rằng chỉ 0,1–0,5% ALA được chuyển hóa thành DHA trong cơ thể. Lượng DHA tự tổng hợp được là rất ít, không đủ so với nhu cầu cơ thể nên ta cần bổ sung từ chế độ ăn hoặc sản phẩm chuyên bổ sung DHA.

DHA có tác dụng gì đối với sức khỏe của bé?

DHA có chức năng đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trong đó giai đoạn dưới 2 tuổi trẻ cần lượng DHA nhiều nhất. Lý do cần bổ sung omega 3 cho bé bởi vai trò quan trọng của DHA đối với trẻ mà bố mẹ nên biết như:

DHA tham gia hình thành cấu trúc tế bào

DHA tham gia hình thành cấu trúc tế bào não DHA tham gia hình thành cấu trúc tế bào não

Não bộ

Khoa học đã nghiên cứu rằng, 90% não bộ của trẻ phát triển trong 6 năm đầu đời của trẻ. DHA là một trong những thành phần cấu trúc nên phospholipid màng não. Trẻ đang trong giai đoạn phát triển não bộ một cách nhanh chóng cần lượng DHA cao hơn để hình thành các cấu trúc màng tế bào và phát triển chức năng não bộ.

Nếu lượng DHA cho bé không đủ cho nhu cầu phát triển thì trẻ sẽ gặp các vấn đề về não bộ, có thể gây thay đổi chức năng não như thiếu hụt sự hình thành thần kinh, chuyển hóa chất dẫn truyền, khuyết tật học tập,...

Mắt

DHA giúp kích hoạt rhodopsin, một loại protein màng trong các que của mắt bạn. Rhodopsin trong tế bào que võng mạc giúp não của bạn tiếp nhận hình ảnh bằng cách thay đổi tính thẩm thấu, tính lưu động và độ dày của màng mắt. Độ phân giải thị giác ở mắt trẻ cũng bị ảnh hưởng nếu thiếu hụt DHA. Thị lực và tầm nhìn của trẻ vẫn tiếp tục phát triển trong những năm đầu.

Nếu lượng DHA không được cung cấp đủ, tầm nhìn, khả năng phân biệt chi tiết không gian của bé sẽ bị hạn chế. Từ đó dẫn đến khả năng phối hợp làm việc giữa mắt, tay, chân của trẻ không còn chính xác.

DHA tác động đến nhận thức và hành vi của trẻ

DHA tham gia cấu tạo nên màng tế bào thần kinh và mô não, vì thế lượng DHA được cung cấp cho cơ thể có ảnh hưởng đến hoạt động và trí tuệ của trẻ. Nếu thiếu hụt DHA, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng và bệnh lý phức tạp như:

DHA tác động đến nhận thức và hành vi của trẻ DHA tác động đến nhận thức và hành vi của trẻ

Tự kỷ

Cuộc sống ngày càng hiện đại, ba mẹ chắc hẳn đã nghe đến căn bệnh tự kỷ. Tỉ lệ tự kỷ ở trẻ em đang ngày càng tăng cao. Tự kỷ là căn bệnh do hệ thần kinh phát triển không bình thường, thiếu hụt DHA là một trong số những nguyên nhân gây nên tình trạng đó.

Theo số liệu, DHA trong các phospholipid trong huyết tương của trẻ em mắc chứng tự kỷ là giảm 23%, tổng số axit béo omega-3 tập trung được giảm 20%.

Rối loạn tăng động giảm chú ý - ADHD

ADHD là căn bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ. ADHD đặc trưng bởi các hành vi bốc đồng và khó tập trung, đi tiểu và khát nước thường xuyên. Căn bệnh này thường bắt đầu từ thời thơ ấu và có thể tiếp diễn ở tuổi trường thành. Hiện nay khoa học vẫn chưa chứng minh được cơ chế gây ADHD do sự bất thường về số lượng và chất lượng DHA.

Tuy nhiên, rất nhiều khảo sát cho kết quả rằng trẻ em mắc ADHD có lượng DHA trong cơ thể thấp hơn bình thường. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy, bổ sung DHA cho trẻ mắc ADHD giúp cải thiện bệnh rõ rệt. Ví dụ, trong một nghiên cứu lớn kéo dài 16 tuần ở 362 trẻ em, những người dùng 600 mg DHA mỗi ngày đã giảm 8% các hành vi bốc đồng theo đánh giá của cha mẹ - con số này gấp đôi mức giảm được quan sát thấy ở nhóm giả dược. Trong một nghiên cứu khác kéo dài 16 tuần ở 40 bé trai bị ADHD, 650 mg DHA và EPA mỗi ngày cùng với thuốc ADHD thông thường của trẻ đã làm giảm 15% các vấn đề về chú ý, so với mức tăng 15% ở nhóm dùng giả dược.

Một số tác dụng khác của DHA

Ngoài tác dụng phát triển não bộ, thị lực và hành vi là những tác dụng chủ yếu, DHA còn có vai trò trong một số trường hợp dưới đây:

  • Giảm nguy cơ bệnh tim mạch
  • Chất béo omega-3 thường được khuyến khích cho sức khỏe tim mạch.
  • Nồng độ omega-3 trong máu được nghiên cứu có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột tử do tim. Bổ sung DHA giúp làm tăng nồng độ omega 3 trong máu, làm giảm nguy cơ tim mạch.
  • Tác động đến quá trình viêm
  • DHA làm giảm các triệu chứng viêm thông qua hệ thống cytokin và bạch cầu. Cơ thể sẽ bị ức chế các phản ứng quá mẫn bởi hệ miễn dịch nhờ DHA. Từ đó các triệu chứng viêm như sưng, nóng, đỏ, đau nhẹ hơn, sức khỏe của trẻ đỡ bị ảnh hưởng hơn.

Nên cho trẻ uống dha vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Không phải cho bé uống DHA lúc nào cũng giống nhau. Ở mỗi thời điểm trong ngày khả năng hấp thu DHA của bé sẽ khác nhau. Vì vậy ba mẹ nên cho trẻ uống dha vào thời điểm một cách hợp lý. DHA là một loại axit béo, sự hấp thu sẽ đạt hiệu quả hơn khi kết hợp cùng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm nhiều chất béo. Bởi chất béo kích thích enzym lipase hoạt động giúp omega 3 bị phân hủy và hấp thu tốt hơn.

Bé uống DHA khi nào trong ngày là tốt nhất? Bé uống DHA khi nào trong ngày là tốt nhất?

Vậy nên cho bé uống omega 3 khi nào? Dựa trên bữa ăn của các bé, có 3 khoảng thời gian trong ngày uống DHA sẽ đem lại hiệu quả nhất, hãy tìm hiểu cùng chúng tôi ngay sau đây.

Bữa sáng

Thông thường bé sẽ hấp thu DHA tốt nhất vào bữa ăn sáng. Vì bữa sáng thường nhiều chất dinh dưỡng, bé cũng trong tình trạng thoải mái, vui vẻ nên sự hấp thu tốt hơn. Các mẹ nên bổ sung trong bữa sáng của bé sản phẩm nhiều béo như trứng, bơ, cá,... Đây cũng là các sản phẩm giàu DHA.

Bữa trưa

Bổ sung DHA cho bé cùng thời điểm bữa ăn trưa. Mẹ cần cho bé ăn đồ ăn có nhiều chất béo. Nghiên cứu cho thấy kết quả rằng hấp thu DHA trong bữa ăn nhiều chất béo có thể tăng 3 lần so với bình thường. Con số này còn là 4 lần với bữa ăn có nồng độ chất béo cao.

Bữa tối

Nếu bạn cho trẻ bổ sung DHA cùng bữa tối sẽ có thêm một tác dụng rất bổ ích. DHA giúp con ngủ sâu và ngon hơn. Ngoài ra trẻ uống DHA vào buổi tối trí não có thể phát triển tốt hơn. Ở cả 3 thời điểm, ba mẹ có thể bổ sung DHA cho trẻ ngay trong bữa ăn bằng cách trộn cùng thức ăn, hoặc cho bé uống trực tiếp sau khi ăn xong. Như vậy, nếu bữa sáng bé thường ăn các loại thực phẩm nhiều chất béo như bơ, sữa, trứng, ... thì nên cho bé uống DHA trong bữa sáng.

Nếu giấc ngủ của bé bị chập chờn, không ngon giấc, uống DHA vào bữa tối là lựa chọn tốt hơn. Lưu ý rằng ba mẹ cần cho con bổ sung DHA vào một bữa cố định, tránh xáo trộn thói quen của bé cũng góp phần hấp thu tốt DHA.

Lượng DHA (Omega3) cần cung cấp cho từng lứa tuổi của trẻ

Với từng đối tượng và từng giai đoạn phát triển của trẻ thì lượng DHA cần là khác nhau.

Lượng DHA (Omega3) cần cung cấp cho từng lứa tuổi của trẻ Lượng DHA (Omega3) cần cung cấp cho từng lứa tuổi của trẻ

Trẻ 0-1 tuổi

Hàm lượng DHA cần là 70mg/ngày. Không cần bổ sung trực tiếp nếu mẹ có đủ hàm lượng DHA cho bé thông qua sữa mẹ. Trong giai đoạn này các bà mẹ nên bổ sung ít nhất 200mg DHA mỗi ngày, từ thực phẩm giàu DHA như cá,.. hoặc bổ sung viên uống.

Trẻ 1-3 tuổi

Đây là giai đoạn vô cùng cần thiết để đẩy mạnh phát triển não bộ và thể lực của trẻ. Ở tuổi này lượng DHA bé cần khoảng 75mg/ngày.

Trẻ 3-7 tuổi

Ở trẻ từ 3 đến 7 tuổi, nhu cầu bổ sung DHA của bé cao hơn, theo khuyến cáo là khoảng 125mg/ngày.

Trẻ trên 8 tuổi

Giai đoạn này bé có rất nhiều hoạt động như học tập, vui chơi. Vì thế trí thông minh của được phát huy và cải thiện một cách rõ rệt. Bổ sung DHA có vai trò vô cùng quan trọng. Một ngày cần cung cấp cho bé khoảng 250mg DHA.

Nói tóm lại, DHA có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ. Ba mẹ cần bổ sung DHA cho bé đúng cách để con có sức khỏe, trí tuệ tốt nhất.

Sản phẩm bổ sung DHA tốt nhất cho bé

Hiện nay, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro D3 Omega đang là dòng sản phẩm bổ sung DHA cho bé tốt nhất trên thị trường. Với công nghệ bào chế tiên tiến từ Italy, dạng Siro của sản phẩm giúp trẻ hấp thu DHA tối đa. Từ đó giúp trẻ phát triển trí não vượt trội. 

Siro D3 Omega - bổ sung DHA tốt nhất cho bé Siro D3 Omega - bổ sung DHA tốt nhất cho bé

Ngoài DHA, sản phẩm còn cung cấp một lượng lớn vitamin D3 - Loại vitamin quan trọng nhất trong quá trình hấp thu Canxi của trẻ. Với sự kết hợp giữa DHA và Vitamin D3, sản phẩm giúp trẻ phát triển toàn diện cả về trí não và chiều cao, giúp trẻ cao lớn, thông minh. Ngoài ra Dạng siro của sản phẩm được sản xuất với mùi thơm, dễ chịu, rất dễ uống, tạo cho bé cảm giác ngon miệng. Sản phẩm có đầu nhỏ giọt đảm bảo liều lượng chính xác trong từng giọt. Ba mẹ hoàn toàn không cần lo lắng về việc xác định liều lượng cho bé. Với mong muốn con phát triển toàn diện cả về chiều cao và trí tuệ, Siro D3 Omega 10ml chính là sản phẩm thích hợp nhất mà ba mẹ đang tìm kiếm.

Xem thêm:
  • TRẺ MẤY THÁNG ĂN ĐƯỢC PHÔ MAI? MỘT SỐ CÁCH LỰA CHỌN VÀ LƯU Ý
  • HƯỚNG DẪN CÁCH TẮM NẮNG CHO TRẺ SƠ SINH HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

Từ khóa » Dha Cho Bé Uống Khi Nào Trong Ngày