Nên Chọn Loại Móng Nào Cho Nhà Khung Thép Tiền Chế? - Indusvina

Rất nhiều câu hỏi từ phía khách hàng gửi cho INDUSVINA về việc không biết phải lựa chọn loại móng nào là phù hợp và tối ưu cho nhà khung thép tiền chế của họ.

Công ty TNHH INDUSVINA chúng tôi với hơn 10 năm kinh nghiệm thi công nhà dân dụng và nhà khung thép tiền chế, đã thi công rất nhiều loại kết cấu móng khác nhau nên chúng tôi tin rằng thông qua bài viết này bạn sẽ có được câu trả lời thích đáng nhất.

Nguồn từ Internet

Trước hết chúng ta hãy đánh giá vai trò của móng trong nhà khung thép tiền chế.

Phần móng cho nhà khung thép tiền chế giữ vai trò quyết định, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình thi công. Móng có tác dụng truyền tải trọng công trình xuống nền đất bên dưới. Hệ móng phải đảm bảo khả năng chịu lực, đảm bộ độ lún trong phạm vi cho phép.

Giải pháp móng nhà thép tiền chế.

Tùy vào quy mô và tính chất của nhà khung thép và nền đất mà kỹ sư thiết kế sau khi khảo sát, phân tích đánh giá và lựa chọn ra giải pháp móng hợp lí nhất. Đảm bảo khả năng chịu lực, biện pháp thi công và tính hợp lí về kinh tế.

Móng có thể chia ra 2 loại: Móng nông và móng cọc ( Móng sâu )

I, Móng nông

  • Móng nông: Là loại móng đặt trực tiếp trên nền đất tự nhiên, yêu cầu nền đất phải đủ cứng khi đặt móng, tránh hiện tượng lún và lún lệch.
  • Có 3 loại móng nông: Móng đơn, Móng băng, Móng bè

1. Móng đơn dùng cho nhà khung thép tiền chế.

Nguồn từ Internet

  • Móng đơn là móng bố trí ngay dưới chân cột, thường có dạng hình vuông hoặc chữ nhật, có tác dụng truyền tải trọng từ cột xuống nền đất tốt bên dưới.
  • Móng đơn gồm 2 phần: đế đài móng và cổ cột. Đáy đài móng thường được đặt lên một lớp lót là bê tông mác thấp hoặc thi công nhà dân hay lót gạch và trải bạt, trải nilong. Mục đích của lớp lót là tạo ra 1 bề mặt bằng phẳng và tránh mất nước bê tông trong quá trình đổ bê tông
  • Thông thường móng đơn được liên kết với nhau bởi hệ dầm móng, vừa có tác dụng đỡ hệ tường xây bên trên, vừa có tác dụng giằng các móng đơn tránh hiện tượng lún lệch giữa các đài móng.
  • Kết cấu móng nhà thép tiền chế bằng móng đơn thường dùng cho nhà có tải trọng nhỏ, thường không quá 3 tầng và nền đất bên dưới tương đối cứng.

2. Móng băng dùng cho nhà thép tiền chế.

Nguồn từ Internet

  • Móng băng là loại móng bố trí theo dải, chạy phương dọc và ngang nhà dưới chân cột đồng thời đỡ hệ tường xây bên trên. Móng băng bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết móng thành một khối, dầm móng.
  • Khi tải trọng công trình bên trên lớn và nền đất yếu, tiến diện móng đơn là quá lớn, các kỹ sư sẽ cân nhắc chọn giải pháp móng băng. Kích thước bản móng phổ thông là: (900-1200)x350 (mm), kích thước dầm móng phổ thông là: 300x(500-700) (mm).
  • Móng băng có độ ổn định cao hơn móng đơn và được sử dụng nhiều cho nhà dân dụng từ 3-5 tầng

3. Móng bè cho nhà thép tiền chế.

Nguồn từ Internet

  • Khác với móng đơn hay móng băng, móng bè là loại móng được đổ bê tông rộng toàn bộ ngôi nhà, phân đều tải trọng từ bên trên, qua hệ móng bè phân bố đều ra toàn bộ nền đất dưới nhà.
  • Tùy vào tải trọng và kích thước móng bè mà chọn độ dày móng bè cho phù hợp. Thông thường với nhà dân dụng, móng bè thường dày từ 150mm - 200mm. Đan thép 2 lớp và xung quanh chạy dầm bo để hệ móng cứng và ổn định hơn.
  • Móng bè có độ ổn định cao nhất, tuy nhiên tốn vật liệu bê tông và thép, và khối lượng đào đắp lớn nên chỉ được sử dụng trong một số trường hợp tải trọng bên trên lớn và nền đất yếu.
  • Móng bè còn được tận dụng để làm móng bể ngầm. Khi thi công móng bè cần chú ý tới công tác đẩy nổi móng khi đất nền nhiều cát

II, Móng cọc (Móng sâu) dùng cho nhà khung thép tiền chế

Nguồn từ Internet

Móng cọc được dùng trong các trường hợp sau:

Lớp đất bề mặt yếu, không dùng để chịu tải trọng công trình, vì thế tải trọng này cần đi qua lớp đất yếu để truyền vào lớp đất hoặc đá bên dưới có khả năng chịu lực.

Tải trọng công trình lớn và tập trung cục bộ chẳng hạn như nhà thép tiền chế nhiều tầng.

Thông thường có các giải pháp thi công: cọc ép, cọc đóng, cọc khoan nhồi, cọc barrett,…

Cọc đóng, cọc ép, cọc ly tâm: Thường dùng cho các công trình cao từ 5 đến 20 tầng.

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về móng cọc trong tiêu chuẩn xây dựng TCVN 10304:2014

Lời kết:

Để lựa chọn được một kết cấu móng phù hợp cho một công trình, bạn cần phải tìm đến một đơn vị thiết kế chuyên nghiệp, để được họ tư vấn cũng như khảo sát, phân tích và đánh giá để rồi từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn nhât.

Trên đây là một số thông tin về các loại kết cấu móng của nhà thép tiền chế mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc tham khảo thêm. INDUSVINA hy vọng rằng qua bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích .

Mọi thắc mắc hay cần tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi qua phần bình luận phía dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp bạn ngay lập tức.

Xin trân trọng cảm ơn!

Từ khóa » Kết Cấu Móng Nhà Thép Tiền Chế 2 Tầng