Nên Chọn Mua Intel Core I3, I5, I7 Hay I9? Sự Khác Nhau Của ...

Lựa chọn CPU không phải lúc nào cũng dễ dàng đặc biệt trên thị trường CPU hiện nay có rất nhiều loại CPU mẫu mã khác nhau với các con số đuôi vô cùng lạ gây hoang mang cho chúng ta. Vì vậy Hoàng Hà PC sẽ giúp bạn điều đó cũng như đảm bảo cho bạn có lựa chọn chính xác, tiết kiệm nhất.

I. Giới thiệu CPU Intel

Việc lựa chọn một CPU phù hợp là rất quan trọng khi xây dựng hoặc nâng cấp máy tính, vì CPU là "trái tim" quyết định hiệu năng của hệ thống. Với nhiều dòng CPU khác nhau từ Intel như Core i3, i5, i7 và i9, mỗi dòng đều phục vụ một nhóm người dùng và mục đích sử dụng khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác biệt giữa các dòng CPU này để bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt khi chọn mua CPU phù hợp với nhu cầu của mình.

II. Hiểu về cách đặt tên các dòng chip Intel

Hiện nay Intel đã công bố chuẩn bị ra mắt thế hệ thứ 11 của dòng sản phẩm Intel Core i, đây là dòng sản phẩm phổ biến nhất hiện nay với nhiều tên gọi và các phiên bản khác nhau. Chung quy lại, bạn chỉ cần hiểu biết về quy tắc đặt tên của hãng là có thể dễ dàng phân biệt và chọn được CPU phù hợp với yêu cẩu của bản thân cũng như đáp ứng nhu cầu mà mình mong muốn.

Công thức đặt tên CPU của Intel rất đơn giản và được trình bày theo thứ tự như sau: Tên vi xử lý: Thương hiệu + Từ bổ nghĩa thương hiệu + Số chỉ báo thế hệ + Ba chữ số SKU + Hậu tố đặc biệt.

Nên Chọn Mua Intel Core i3, i5, i7 hay i9 ? Sự Khác Nhau Của Chúng Là Gì ?

Trong đó ở hậu tố đặc biệt trên bộ vi xử lý thường xuất hiện ở các dòng sản phẩm laptop đóng vai trò phân loại cũng như đặc tính của dòng vi xử lý đó.

Nên Chọn Mua Intel Core i3, i5, i7 hay i9 ? Sự Khác Nhau Của Chúng Là Gì ?

Cụ thể trong PC chúng ta thường bắt gặp các sản phẩm dòng K. Ví dụ như Intel Core i9 10900K, theo cách phân biệt thì ta có Chip Intel Core i9 thế hệ thứ 10 chuyên dùng để ép xung (K). Tương tự ở trên Laptop ta có ví dụ sau: Intel Core i5 9300H có nghĩa chip intel thế hệ thứ 9 có hiệu năng đồ họa cao (H).

III. Phân biệt các dòng Intel Core i3, i5, i7, và i9

Dựa trên bảng thống kê sau đây có thể thấy rõ được sự khác nhau của các dòng sản phẩm Intel Core i3, i5, i7i9 trên laptop, còn CPU trên PC sẽ có thông số cao hơn nhưng nhìn chung cũng được phân cấp như phía dưới.

Nên Chọn Mua Intel Core i3, i5, i7 hay i9 ? Sự Khác Nhau Của Chúng Là Gì ?

Trong đó các bạn cần lưu ý những điểm sau:

Số nhân: Chính là số lượng vi xử lý, càng nhiều nhân thì máy sẽ xử lý tốt hơn, nhanh hơn

Số luồng: Số lượng đường truyền dữ liệu tới vi xử lý và ngược lại, càng nhiều đường thì dữ liệu càng được luân chuyển nhanh hơn khiến tốc độ xử lý tăng lên nhanh hơn.

Xung nhịp: Chính là tốc độ xử lý của CPU, số càng lớn thì CPU có khả năng xử lý càng mạnh kèm với đó là lượng nhiệt năng tỏa ra cũng sẽ càng lớn.

Turbo Boost: Công nghệ ép xung tự động của Intel để phù hợp với thời điểm sử dụng của người dùng. (Ví dụ: Khi bạn chỉ lướt web thì CPU hoạt động ở xung nhịp thấp để tiết kiệm điện năng, khi bạn chơi game thì xung nhịp sẽ được đẩy lên cao để phù hợp với trò chơi cũng như xử lý hiệu quả các tác vụ nặng)

Hyper-Theading: Đây là công nghệ siêu phân luồng của Intel giúp phân ra thành 2 luồng 1 nhân thay vì 1 luồng tương ứng 1 nhân như trước kia. Điều này sẽ giúp tăng gấp đôi khả năng xử lý dữ liệu. (VD: 1 làn đường có diện tích 5m thì 2 làn đường sẽ là 10m, nếu đường phân ra 2 làn đường thì tốc độ di chuyển của xe bạn sẽ nhanh hơn là 1 đường bởi đường rộng hơn cho phép nhiều xe hơn)

Cache: Là bộ nhớ đệm giữa CPU, bộ nhớ Cache càng lớn thì càng lưu được nhiều dữ liệu, điều này sẽ giúp giảm bớt thời gian phải lấy dữ liệu từ RAM của CPU cũng như giúp CPU tập trung xử lý dữ liệu.

IV. Nên chọn bộ vi xử lý Core i3, i5, i7 hay i9?

Những giải thích khái niệm ở phía trển thì chúng ta nên lựa chọn CPU nào cho phù hợp? Theo cá nhân người viết, Intel đã phân cấp các CPU của mình để dễ dàng tiếp cận với mọi đối tượng. Trong đó việc chọn CPU sẽ như sau:

Nên Chọn Mua Intel Core i3, i5, i7 hay i9 ? Sự Khác Nhau Của Chúng Là Gì ?

1. Intel Core i3

Intel Core i3 là dòng CPU phổ thông của Intel với mức giá hợp lý nhất trong các dòng Core, phù hợp với người dùng có nhu cầu cơ bản.

Hiệu năng: Với số nhân và luồng ít hơn so với các dòng cao cấp, Core i3 cung cấp đủ hiệu năng để thực hiện các tác vụ cơ bản như lướt web, làm văn bản, xem phim, và chơi các trò chơi nhẹ.

Đối tượng sử dụng: Thích hợp cho sinh viên, nhân viên văn phòng hoặc những người không có nhu cầu sử dụng phần mềm nặng hoặc chơi các trò chơi đồ họa cao.

Ví dụ: Các dòng sản phẩm Intel Core i3 hiện đại có thể cung cấp từ 2 đến 4 nhân với xung nhịp từ 2.3 đến 4.2 GHz, đáp ứng được các nhu cầu nhẹ nhàng trong cuộc sống hàng ngày.

2. Intel Core i5

Intel Core i5 là một bước nâng cấp so với Core i3, với nhiều nhân và luồng hơn, giúp cải thiện đáng kể khả năng đa nhiệm và xử lý các tác vụ phức tạp.

Hiệu năng: CPU Core i5 thường có từ 4 đến 14 nhân, cung cấp hiệu năng tốt hơn trong các tác vụ như chơi game, livestream, và xử lý đa nhiệm.

Đối tượng sử dụng: Phù hợp với người dùng trung cấp, các game thủ chơi game ở mức độ trung bình, và những người có nhu cầu đa nhiệm.

Ví dụ: Intel Core i5-14600k có 14 nhân 20 luồng, xung nhịp cơ bản 5.3 GHz và có thể tăng lên đến 4.4 GHz, đáp ứng được các tác vụ như chơi game và làm việc đa nhiệm.

3. Intel Core i7

Dòng Intel Core i7 thường được sử dụng cho các công việc đòi hỏi hiệu năng cao hơn, đặc biệt là trong các tác vụ sáng tạo nội dung và chỉnh sửa video.

Hiệu năng: Core i7 có từ 8 đến 20 nhân, cùng với công nghệ Hyper-Threading, giúp tăng hiệu quả xử lý khi làm việc với các phần mềm như Adobe Premiere hoặc các ứng dụng đồ họa nặng.

Đối tượng sử dụng: Phù hợp với người dùng chuyên nghiệp, như các nhà thiết kế đồ họa, biên tập video, và các game thủ chơi game đồ họa cao.

Ví dụ: Intel Core i7-14700K có 20 nhân 28 luồng với xung nhịp có thể lên đến 5.6 GHz, cho phép xử lý các tác vụ đồ họa và video một cách mượt mà.

4. Intel Core i9

Intel Core i9 là dòng CPU cao cấp nhất của Intel, dành cho các tác vụ chuyên nghiệp yêu cầu hiệu năng cực kỳ cao, như làm việc trên các máy trạm (workstation) hoặc render 3D.

Hiệu năng: Core i9 có từ 10 đến 24 nhân, cùng công nghệ Hyper-Threading, cung cấp khả năng xử lý mạnh mẽ nhất, đặc biệt trong các ứng dụng dựng phim, render đồ họa 3D, và các công việc đòi hỏi xử lý đồng thời nhiều luồng.

Đối tượng sử dụng: Thường được sử dụng bởi các chuyên gia trong các lĩnh vực thiết kế, kỹ thuật, và nghiên cứu, những người cần hiệu năng mạnh nhất có thể.

Ví dụ: Intel Core i9-14900K có 24 nhân 32 luồng với xung nhịp tối đa 6.0 GHz, rất phù hợp cho các máy trạm yêu cầu sức mạnh tính toán lớn.

V. Các yếu tố kỹ thuật cần lưu ý khi chọn CPU

  • Số nhân và số luồng: Số lượng nhân càng nhiều, CPU càng có khả năng xử lý đồng thời nhiều tác vụ. CPU có công nghệ Hyper-Threading giúp mỗi nhân có thể xử lý hai luồng, từ đó tăng hiệu quả xử lý.
  • Xung nhịp: Xung nhịp càng cao, tốc độ xử lý càng nhanh, nhưng đi kèm là lượng nhiệt phát ra lớn hơn.
  • Turbo Boost: Công nghệ tăng xung nhịp tự động của Intel, giúp CPU đạt xung nhịp cao hơn khi cần.
  • Hyper-Threading: Công nghệ xử lý đa luồng của Intel, tăng hiệu quả xử lý khi làm việc với các ứng dụng đòi hỏi nhiều tài nguyên.
  • Cache: Bộ nhớ đệm giúp CPU truy cập nhanh các dữ liệu tạm thời, tăng hiệu suất xử lý.

VI. Sự khác biệt giữa các hậu tố của CPU Intel (Ví dụ: K, H, U, Y)

  • K: Được dùng cho các CPU có khả năng ép xung, thường dành cho các hệ thống máy bàn.
  • H: CPU hiệu năng cao, thường xuất hiện trong các laptop có đồ họa cao.
  • U: Dòng CPU tiết kiệm năng lượng, phù hợp cho các laptop siêu di động.
  • X: Dòng CPU cao cấp, hiệu năng mạnh mẽ nhất.
  • Các hậu tố này giúp bạn lựa chọn CPU phù hợp với nhu cầu hiệu năng và tiết kiệm năng lượng.

VII. Tư vấn lựa chọn theo nhu cầu sử dụng

Người dùng phổ thông: Nếu bạn chỉ cần máy tính để lướt web, làm việc văn phòng, và xem phim, Core i3 là lựa chọn tốt nhất về hiệu năng và giá cả.

Người dùng trung cấp: Core i5 là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn một chút khả năng đa nhiệm, có thể chơi game ở mức độ trung bình và thực hiện các công việc văn phòng nặng.

Người dùng chuyên nghiệp: Core i7 là lựa chọn phù hợp cho người dùng sáng tạo, thiết kế đồ họa, và biên tập video. Với khả năng xử lý cao, Core i7 đáp ứng tốt các tác vụ đòi hỏi nhiều tài nguyên.

Chuyên gia và người dùng yêu cầu hiệu năng cao nhất: Core i9 là sự lựa chọn tối ưu cho những ai cần sức mạnh tuyệt đối, như dựng phim, làm việc với các mô hình 3D phức tạp, hoặc chạy các ứng dụng khoa học.

VIII. Tổng Kết

Với những người dùng cơ bản có lẽ Intel Core i3 chính là lựa chọn tiềm năng nhất, giá thành rẻ đáp ứng được nhu cầu cơ bản. Nếu bạn chỉ là người dùng thông thường với nhu cầu xử lý văn bản, lướt web,... thì đây là lựa chọn tối ưu chi phí nhất. Tuy nhiên nếu hướng tới sử dụng lâu dài cũng như không tốn thêm chi phí nâng cấp về sau thì lựa chọn Intel Core i5 i7 sẽ khả dĩ hơn. Giờ đây Intel Core i5 đã sở hữu tới 6 nhân và 12 luồng cũng như mang tới trải nghiệm cao cấp, vì vậy chọn một CPU tầm i5 vẫn sẽ giúp bạn đảm bảo hơn khả năng làm việc sau này.

Nếu bạn đang có nhu cầu xây dựng một cấu hình với mục đích làm việc hay giải trí, đặc biệt muốn chọn một CPU có thể đáp ứng được yêu cầu trên, hãy liên hệ hoặc gọi điện trực tiếp tới đội ngũ tư vấn của Hoàng Hà PC nhé, chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.

Có Thể Bạn Quan Tâm:

  • Intel Sẽ Ra Mắt i3 10105F Thay Vì i3 11100 ?
  • AMD Chuẩn Bị Ra Mắt Card Đồ Họa Radeon RX 6700 XT và RX 6700
  • Quán Net Tại Việt Nam Chuyển Thành Trại Cày Coin Vì Covid
  • Lộ Thông Tin NVIDIA Chuẩn Bị Ra Mắt RTX 3070 Ti
  • MSI Tung Các Mẫu Bo Mạch Chủ Z590 Cực Khủng

Từ khóa » Có Nên Dùng I7