Nên Chọn PHP Hay JavaScript để Có Thể Gắn Bó Lâu Dài Với Nghề Lập ...

Nên chọn PHP hay JavaScript để có thể gắn bó lâu dài với nghề lập trình?
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Đào tạo lập trình
  4. Nên chọn PHP hay JavaScript để có thể gắn bó lâu dài với nghề lập trình?

PHP và JavaScript đều là những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay, có tài nguyên mở, dễ học và có lượng người sử dụng lớn. Tuy nhiên, ở thời điểm mới bắt đầu tìm hiểu về thiết kế website, hẳn bạn sẽ phân vân không biết nên chọn PHP hay JavaScript để học và gắn bó lâu dài với ngôn ngữ đó. Bài viết sau của Newnet sẽ giúp bạn có lựa chọn rõ ràng hơn.

1. Javascript và PHP là gì?

Trước tiên, chúng ta hãy xem xét bản chất của 2 ngôn ngữ là gì để có được kết luận phù hợp nhất với bản thân nhé!

Javascript là gì?

Javascript một trong những ngôn ngữ kịch bản phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Với ngôn ngữ này, bạn có thể dùng để lập trình những trang web có tương tác động tại thời gian thực (real-time) và cả các ứng dụng di động.

Những công ty hàng đầu như Netflix, Walmart và Paypal xây dựng các ứng dụng internet xung quanh JavaScript, đủ cho chúng ta thấy “sức mạnh” của loại ngôn ngữ này

Ban đầu JS được sử dụng chủ yếu để xây dựng hiệu ứng động và tính tương tác cho trang web, nhưng ngày nay bạn có thể sử dụng JS để xây dựng các ứng dụng web và ứng dụng di động (với React Native), thậm chí cả các ứng dụng thời gian thực (real-time) và game...

Javascript là ngôn ngữ phía máy khách, mã nguồn mở và được chạy trên trình duyệt nhờ Javascript (nhờ bộ thông dịch có sẵn trong mỗi trình duyệt, nhờ vậy bạn không cần phải cài đặt chương trình thông dịch). JS từ khi xuất hiện cho tới ngày nay đã chứng minh được sự linh hoạt của mình. Đặc biệt là từ khi Node.js (môi trường thực thi Javascript đa nền tảng, mã nguồn mở cho phép chạy code JS ngoài trình duyệt) xuất hiện, chúng ta càng dễ dàng sử dụng JavaScript hơn cho cả back-end và front-end và ngôn ngữ này đã dần trở thành ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong lập trình.

php hay javascript

PHP là gì?

PHP (từ viết tắt cho Hypertext Preprocessor) là ngôn ngữ kịch bản phía máy chủ, mã nguồn mở được sử dụng rộng rãi. PHP sử dụng mã code nhúng trong HTML, từ phía máy chủ (server) để tạo nên các hiệu ứng và tương tác cho trang web.

PHP chạy trên hầu hết tất cả các Hệ điều hành chính như Windows, macOS, RISC OS, Linux và các biến thể UNIX và Máy chủ web như Apache, IIS và nhiều loại khác.

Mặc dù PHP không còn là ngôn ngữ phổ biến nhất, nhưng những “ông lớn” như Facebook hay Wikipedia vẫn được xây dựng từ PHP, chúng ta có thể nói rằng vị trí của PHP sẽ khó bị thay thế trong tương lai gần. PHP vẫn đứng trong top 10 những ngôn ngữ lập trình đáng để học nhất.

Câu hỏi được đặt ra cho chúng ta, không phải lập trình viên nào cũng thông thạo mọi ngôn ngữ, họ nên chọn ra 1 - 2 ngôn ngữ chính nhất để có thể gắn bó lâu dài trong quá trình hành nghề. Họ nên chọn ngôn ngữ nào, PHP hay JavaScript khi chúng đều có ứng dụng cao và thế mạnh riêng.

php là gì

2. So sánh PHP và JavaScript

  JavaScript PHP
Kiểu ngôn ngữ

Đây cũng là ngôn ngữ kịch bản, được thực thi ngay trên trình duyệt chứ không phải trên máy chủ.

Tuy nhiên, kể từ khi Node.js ra đời, JS có thể dùng để viết kịch bản phía máy chủ, tạo ra các trang web động (tương tự như PHP) rồi sau đó mới gửi đến trình duyệt cho người dùng.

Ngôn ngữ kịch bản được thực thi trên máy chủ và trả kết quả là HTML thuần túy cho trình duyệt.

Tính đơn giản

Javascript là ngôn ngữ kiểu dynamic (được kiểm tra khi đang thực thi). Nó được đánh giá là dễ học để sử dụng thông thường.

Tuy nhiên, vì kiểu dynamic nên khi nghiên cứu sâu về JS thì sẽ có kha khá nhiều thứ khó hiểu, khó nắm bắt như this, closure, scope,...

PHP được coi là ngôn ngữ lập trình web dễ học hàng đầu. Hơn nữa vì có mặt trước và mã nguồn mở, cộng đồng sử dụng PHP rất lớn, khi lập trình viên gặp bất kì vấn đề gì, cũng có thể có câu trả lời nhanh chóng.

Lập trình đồng bộ

Javascript là ngôn ngữ lập trình đơn luồng không đồng bộ.

JavaScript engine chạy qua toàn bộ đoạn code trong một lần và không đợi đến khi hàm return. Nó sử dụng mô hình thực thi event-driven non blocking I/O. Các dòng mã bên dưới một function sẽ thực thi trong khi function đó đang được thực thi và sẽ trả về output sau khi hoàn thành và do đó nó làm cho Node.js nhanh.

Còn PHP là ngôn ngữ đa luồng và đồng bộ nhưng có một số API hoạt động không đồng bộ ngoài luồng. Nó sử dụng multi-threaded blocking I/O để thực hiện nhiều tác vụ chạy song song với nhau.

 

Độc lập với nền tảng

 

Javascript có thể độc lập chạy trên mọi trình duyệt như Google Chrome, Mozilla Firefox, Safari, Internet Explorer, v.v. vì trình duyệt nào cũng có trình thông dịch JS.

PHP có thể độc lập chạy trên tất cả các Hệ điều hành chính như Linux, Windows, Mac và Solaris và trên các máy chủ web như Apache, IIS và Lighttpd.

Bảo mật

Javascript dễ bị gặp các vấn đề về bảo mật. Vì thế, khi sử dụng Javascript bạn cũng có những kỹ thuật lập trình để đảm bảo tính bảo mật.

Tuy nhiên, không phải cứ sử dụng JS thì có tính bảo mật không tốt (nếu không thì các "ông lớn" đã không sử dụng nó). Tính bảo mật của 1 trang web phụ thuộc nhiều vào kiến trúc, kỹ thuật lập trình,.... nhiều vấn đề ngoài ngôn ngữ.

PHP được coi là bảo mật hơn Javascript vì code PHP không hiển thị trong trình duyệt.

  

Truy cập cơ sở dữ liệu

Bạn sẽ cần Node.js để có thể truy cập CSDL như PHP

Vì được truy cập từ phía máy chủ nên truy cập cơ sở dữ liệu bằng ngôn ngữ như PHP là dễ dàng

Module

Node.js đi kèm với một hệ thống quản lý package được gọi là NPM (Node Package Manager)

PHP sử dụng các công nghệ cài đặt module như PEAR (framework và hệ thống phân phối cho các component PHP có thể sử dụng lại)

Khả năng mở rộng

Node.js hoạt động hiệu quả như là một công cụ để xây dựng các giải pháp có thể mở rộng để xử lý hệ thống với số lượng lớn I/O. Cũng có thể mở rộng quy mô Node trên các hệ thống đa lõi, mặc dù cần nhiều effort.

PHP được hỗ trợ trên hầu hết các hệ thống CMS phổ biến (như Drupal, Joomla, WordPress), điều này khiến nó thường được lựa chọn như một công cụ để xây dựng blog và các ứng dụng web thương mại điện tử.

 

Với Javascript (và Node.js), bạn không cần phải học hai ngôn ngữ khác nhau ở phía máy khách và phía máy chủ. (vì JS có thể được sử dụng cho cả front-end và back-end)

Học PHP bạn vẫn cần phải học Javascript (nhưng không cần phải chuyên sâu) để có thể hiểu được coding của front-end

3. Nên chọn PHP hay JavaScript?

nên chọn php hay javascript]

Khi nào thì dùng PHP?

Máy chủ tập trung: 

Trong trường hợp dự án lập trình không lên kế hoạch nhân rộng ứng dụng ra nhiều máy chủ, hãy sử dụng LAMP (Linux, Apache, MySQL và PHP). 

Tính di động: 

PHP là ngôn ngữ linh hoạt và ít tốn chi phí cho việc lưu trữ và cả hệ thống máy chủ. Hơn nữa, PHP có thể chạy trên hầu hết mọi nền tảng có cài đặt Apache, IIS và có một hệ thống database được hỗ trợ. Đây là lý do các thành quả công nghệ sử dụng PHP linh hoạt và dễ dàng được triển khai

Khi nào thì dùng JavaScript?

Dùng chung một ngôn ngữ: 

JavaScript (Node.js) sẽ là lựa chọn chính xác để sử dụng nếu dự án của bạn liên quan đến những thứ như MongoDB, ExpressJs, AngularJs, BackBoneJs, ReactJs, SPA (single page applications),...

Realtime: 

JavaScript rất tốt cho các ứng dụng yêu cầu realtime, tuy nhiên nếu sử dụng JS cho các ứng dụng liên quan đến tài chính, tiền bạc thì JS lại không đáng tin cậy khi nói về các con số. Để viết các chương trình liên quan đến con số, hãy sử dụng các ngôn ngữ có độ tin cậy cao hơn.

Tốc độ: 

JavaScript nhanh hơn nhiều so với PHP khi nói về tốc độ thực thi. Nếu tốc độ là yếu tố tiên quyết cho ứng dụng, chẳng hạn như trò chơi nhiều người chơi trên một trình duyệt hoặc ứng dụng trò chuyện, JavaScript là lựa chọn tuyệt vời hơn so với PHP.

Như bạn đã thấy ở trên, PHP và Javascript được sinh ra để giải quyết các vấn đề không hoàn toàn giống nhau. Mỗi ngôn ngữ lại có lợi thế và hạn chế khác nhau, hơn nữa cũng có cơ hội nghề nghiệp khác nhau, thật khó để có thể phân định một ngôn ngữ nào là ưu việt hơn. Vậy nên trước khi chọn 1 ngôn ngữ chính yếu nhất để theo đuổi, hãy chọn theo định hướng bạn mong muốn hướng tới.

Nếu muốn chuyên sâu vào lập trình website và back-end, hãy học PHP, đây là ngôn ngữ dùng để coding website một cách chỉn chu nhất. Nếu muốn viết ứng dụng đa nền tảng hoặc mobile app, hãy học JavaScript. Tuy nhiên, nếu học PHP thì bạn nên học 1 chút JS để có những kiến thức cần thiết để phối hợp tốt với lập trình viên front-end để vận hành quy trình thiết kế website được mượt mà.

Thực tế thì, các lập trình viên PHP vẫn cần học Javascript và lập trình viên Javascript vẫn biết sử dụng PHP, vì bộ phận lập trình luôn có mối tương quan với nhau.

chọn php hay javascript phụ thuộc vào định hướng sau này

Mặc dù JavaScript đang có lợi thế hơn 1 chút khi có thể giải quyết những vấn đề của back-end và cả front-end nhưng PHP vẫn là ngôn ngữ đáng tin cậy nhất trong công nghệ lập trình.

Hãy trả lời những câu hỏi sau trước khi thật sự tìm lối đi cho mình: 

  • Bạn muốn lập trình chuyên sâu back-end hay front-end?
  • Bạn muốn đi sâu vào lập trình website?
  • Hay muốn lập trình mobile app?

Trả lời được những câu hỏi này, bạn có thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi PHP hay JavaScrip

Tổng kết

Mặc dù các cuộc tranh luận xung quanh PHP hay JavaScript không có vẻ là sẽ chấm dứt sớm, một điều quan trọng là bạn nên chọn một ngôn ngữ chính nhất để theo đuổi. Khi đã thành thạo hơn, hãy bắt đầu tìm hiểu một (hoặc một vài) ngôn ngữ khác vì các ngôn ngữ đều liên quan với nhau và sẽ có nhiều cách để giải quyết một bài toán lập trình. Tuy nhiên, bạn luôn có thể tự định hướng những công nghệ sẽ được sử dụng trong quá trình phát triển sản phẩm của mình. Hãy lựa chọn thông minh.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NEWNET

Địa chỉ: 554/10 Phạm Văn Đồng, P. 13, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh

Email: [email protected]

Hotline: 0789 99 4747

Website: https://newnet.vn

Công cụ & Tài liệu Top 10 Công Cụ Nghiên Cứu Từ Khóa YouTube Đáng Sử Dụng

Top 10 Công Cụ Nghiên Cứu Từ Khóa YouTube Đáng Sử Dụng

Chi tiết Tin tức công nghệ Sở hữu tên miễn phí tên .BIZ.VN và .ID.VN cho cá nhân, doanh nghiệp

Sở hữu tên miễn phí tên .BIZ.VN và .ID.VN cho cá nhân, doanh nghiệp

Chi tiết web BĐS 9 CÁCH TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG BẤT ĐỘNG SẢN CHUYÊN NGHIỆP

9 CÁCH TÌM KIẾM KHÁCH HÀNG BẤT ĐỘNG SẢN CHUYÊN NGHIỆP

Chi tiết Kiến thức & Kinh nghiệm Google Analytics là gì? Hướng dẫn cài đặt, sử dụng, lấy mã Google Analytics

Google Analytics là gì? Hướng dẫn cài đặt, sử dụng, lấy mã Google Analytics

Chi tiết Kiến thức & Kinh nghiệm TOP 6 phần mềm thiết kế website cho người mới bắt đầu

TOP 6 phần mềm thiết kế website cho người mới bắt đầu

Chi tiết Kiến thức & Kinh nghiệm Web API là gì? Tính năng và cách hoạt động của Web API

Web API là gì? Tính năng và cách hoạt động của Web API

Chi tiết uzofU
Đăng ký dịch vụ
Họ và tên Địa chỉ email Số điện thoại Dịch vụ Thiết kế website Thiết kế ứng dụng mobile app Đăng ký email doanh nghiệp Nhận dạng thương hiệu Chăm sóc website Mua tên miền - Hosting Ghi chú Gửi yêu cầu

Từ khóa » Nhúng Php Vào Javascript