Nên Cúng ông Công ông Táo ở đâu Trong Nhà Là Chuẩn Phong Tục ...

Nếu như trước đây, theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Công ông Táo có vị trí ở dưới bếp (bên cạnh hoặc phía trên bếp). Thì trong đời sống hiện đại nên cúng ông Công ông Táo ở đâu chuẩn, giúp mang lại may mắn cho gia đình?

Mục lục

  • Nên cúng ông Công ông Táo ở đâu trong nhà?
  • Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Năm nay lễ cúng ông Công ông Táo nên làm vào 2 ngày tốt, giờ tốt như sau:

 • Ngày 22 tháng Chạp (ngày Nhâm Ngọ). Giờ tốt: giờ Ngọ (11h-13h).

• Ngày 23 tháng Chạp (ngày Quý Mùi). Giờ tốt: giờ Tị (9h-11h); giờ Ngọ (11h-13h).

Nên cúng ông Công ông Táo ở đâu trong nhà?

Ngày xưa, mâm cúng ông Công ông Táo thường đặt trong bếp ở vị trí bên cạnh hoặc phía trên bếp. Tuy nhiên trong ngôi nhà hiện đại ngày nay, thiết kế bếp không tiện việc đặt ban thờ, không nhiều gia đình có ban thờ riêng cho ông Táo. Do đó, việc đặt mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở đâu tùy thuộc vào tình hình thực tiễn và quan niệm từng gia đình.

Nhiều gia đình tuy không có bàn thờ ông Công ông Táo riêng nhưng vẫn chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới bếp và một mâm cơm khác để thờ thần linh. Nhiều gia đình chỉ cúng một mâm ở ban thờ chính mà không có bàn thờ ông Công ông Táo riêng.

Mam-Co-Cung-Ong-Cong
Mâm cúng ông Công ông Táo trong bếp

Trong văn hóa của người Việt, ông Công là thần thổ công cần được cúng trên bàn thờ chính trong nhà. Ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc, vì vậy lễ cúng cần được tiến hành ở dưới bếp. Có một số quan điểm lại cho rằng bếp là nơi đun nấu, không phải nơi cúng lễ. Mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp cần được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà.

cung-ong-cong-ong-tao-1
Mâm lễ cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ

Theo các chuyên gia phong thủy, các gia đình nên cúng ngày 23 tháng chạp ở hai nơi là trong bếp và trên bàn thờ. Điều này giúp vị thần cai quản bếp núc trong gia đình luôn đỏ lửa, gia đình luôn no ấm, thuận hòa. Tuy nhiên, tùy điều kiện và không gian của mỗi gia đình mà bạn có thể lựa chọn không gian cúng khác nhau để đảm bảo tâm ý và lòng thành.

Lễ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?

Liệu mâm cúng ông Công ông Táo nên chuẩn bị những gì? Mâm cúng như thế nào là chuẩn lễ?

cung-ong-cong-ong-tao
Một mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gợi ý

Các cụ xưa cúng ông Công ông Táo thường sắm lễ Táo quân bày biện như sau:

- Hương thơm.

- Hoa tươi (hoa cúc vàng).

- 3 quả cau, 3 lá trầu.

- Đĩa ngũ quả (5 loại quả 5 màu).

- 1 bao thuốc + 1 gói chè cúng.

- 1 chén rượu, 1 chén trà khô, 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối

- Đồ ngọt (bánh mứt kẹo, bánh cốm, bánh vừng...) bày vào đĩa to.

- 1 đĩa xôi và 1 con gà luộc.

- 1 mâm cơm canh có 3 loại thịt.

Tùy điều kiện và hoàn cảnh, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ như trên hoặc cúng đơn giản hơn, không nhất thiết phải có đầy đủ các món mặn theo truyền thống. Nếu là cỗ chay thì đơn giản với hoa quả, trầu cau, vàng mã để tiễn Táo quân về trời.

Mâm lễ bày tỏ lòng tôn kính, chứng mình tâm đức lòng thành của gia chủ, biết ơn 3 vị Táo đã phù hộ cho gia đình an cư lạc nghiệp, sức khỏe bình an, tăng tài tiến lộc, gia đạo hưng vượng, công thành danh toại... và mong ước năm sau an khang thịnh vượng hơn năm trước.

Tham khảo thêm các bài viết khác về bất động sản trên Homedy để cập nhật các kiến thức mới nhất!

Tham khảo các tin liên quan:
  • Hướng bếp tuổi Tân Dậu: Bí quyết hút tài lộc và sức khỏe cho gia đình
  • Tuổi Tân Sửu 1961 làm nhà năm nào tốt nhất? Những lưu ý quan trọng khi xây nhà theo phong thủy
  • Xem ngay tuổi Canh Thân xây nhà năm nào tốt nhất để mang lại may mắn và thịnh vượng

Từ khóa » Cúng Ngày 23 Tháng Chạp ở đâu