Nên Cúng Rằm Tháng Bảy Vào Ngày Nào Sẽ Tốt Nhất?

Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Thời sự

Tin tức

Nghị quyết Đảng vào cuộc sống

Thông tin đối ngoại

Kỷ cương hành chính

Nhân sự

Tín ngưỡng dân gian Việt Nam cho rằng, tháng 7 Âm lịch cũng là thời điểm mà Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan (cửa địa ngục) để ma quỷ được tự do trở về dương thế.Chính vì vậy, vào dịp rằm tháng 7, nhiều gia đình thường chuẩn bị mâm cơm cúng để tưởng nhớ đến người thân và làm lễ cúng cho những vong hồn chưa được siêu thoát, không nơi nương tựa. Vậy ta nên cúng rằm tháng 7 vào ngày nào là tốt nhất.
Nên cúng rằm tháng Bảy vào ngày nào sẽ tốt nhất? - Ảnh 1
 Lễ cúng rằm tháng 7 lại không diễn ra vào đúng ngày 15/7 âm lịch. Thông thường dân gian sẽ cúng từ 2-14/7 âm lịch.
Có một điều đặc biệt là lễ cúng rằm tháng 7 lại không diễn ra vào đúng ngày 15/7 âm lịch. Thông thường dân gian sẽ cúng từ 2-14/7 âm lịch.Sở dĩ có tục này chuyên gia phong thủy Lê Thái Bình (chủ nhiệm câu lạc bộ Thiền Việt, viện Nghiên cứu tiềm năng con người) từng chia sẻ : "Qua ngày mùng 1 sang canh ngày 2/7 - 14/7 là ngày các vong hồn được về với dương giới theo quan niệm dân gian. Và những vong hồn có tội thì có thể được xá tội trong những ngày này, Diêm Vương cho mở cửa Quỷ Môn Quan để những linh hồn này có thể trở về trần gian và được thọ hưởng những lễ vật ở trần gian do người dương thế cúng tế. Đây là một quan niệm dân gian, từ trước đến giờ tục lệ người dân Việt vẫn thường cúng tế vào những ngày này".
Nên cúng rằm tháng Bảy vào ngày nào sẽ tốt nhất? - Ảnh 2
 Ngày Rằm tháng 7 năm 2020 rơi vào thứ Tư, ngày 2/9 dương lịch.
Trong dân gian cũng có quan niệm rằng lễ cúng rằm tháng 7 không nhất thiết phải chọn ngày đẹp, cứ trước ngày 15/7 âm lịch và lễ cúng tiến hành vào ngày có thời gian, thành tâm là được.Theo nhiều chuyên gia, nếu muốn chọn ngày đẹp cúng rằm năm 2020, gia chủ có thể tham khảo 3 ngày đẹp sau đây: Ngày 11/8 (11/7 âm); ngày 13/8 (13/7) âm; ngày 14/8 (14/7 âm).Trong 3 ngày trên có ngày 11/7 âm lịch là ngày đẹp nhất, vì trùng vào ngày chủ nhật. Người Việt quan niệm nếu khóa lễ được tiến hành thành tâm và thong thả, không vội vã, không tranh thủ sẽ tốt hơn cả.Người xưa cũng quan niệm rằng nên thực hiện lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên vào ban ngày. Đối với lễ cúng cô hồn thì nên diễn ra vào buổi chiều tối.Vì các cô hồn thường sợ ánh sáng nên mọi người nên chọn khi tắt nắng bắt đầu cúng để cô hồn dễ nhận được đồ mà các gia chủ cúng.Lưu ý khi cúng rằm tháng 7: Đặt lễ cúng trước cửa nhà (hay nơi đang buôn bán). Sau khi cúng xong, các vật phẩm cúng cô hồn không đem vào nhà. Đồ mã đốt ngay tại chỗ, còn đĩa muối, gạo rải ra tám hướng. Sau đó tiến hành đốt vàng mã.Theo các chuyên gia, với mâm cúng phật thì chỉ chuẩn bị đồ chay, còn với mâm cúng ông bà, tổ tiên hay cúng cô hồn tháng 7 thì có thể cúng các đồ mặn.
Hà Nội: cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính
Chủ tịch UBND TP Hà Nội chủ trì họp tháo gỡ vướng mắc tại 5 dự án
Quốc hội xem xét công tác nhân sự, thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng
Công viên Tuổi trẻ Thủ đô: sẵn sàng hạ rào, tạo không gian mở khang trang
Hoà Bình: triển khai đồng bộ 2 dự án trọng điểm về giao thông
Vĩnh Phúc: cảnh báo thủ đoạn mạo danh Trung tâm đăng kiểm xe để lừa đảo
Nghệ thuật giữ yên tĩnh nơi công cộng
Khảo sát mới nhất: 82% doanh nghiệp Việt Nam dự kiến tăng lương năm 2025
Khảo sát mới nhất: 82% doanh nghiệp Việt Nam dự kiến tăng lương năm 2025
Vietbuild Hà Nội 2024 lần thứ tư thu hút người dân tham quan
Du khách tấp nập tới check-in tại vườn bưởi Diễn chín vàng sai trĩu quả

Từ khóa » Ngày đẹp đốt áo Mã