Nền đất Yếu Và Giải Pháp Thi Công Nền đất Yêu Tốt Nhất Năm 2021

NỘI DUNG BÀI VIẾT

  • NỀN ĐẤT YẾU VÀ GIẢI PHÁP THI CÔNG NỀN ĐẤT YẾU TỐT NHẤT HIỆN NAY
  • I. Nền đất yếu là gì?
  • II. Cách nhận biết một nền đất yếu
  • III. Các dạng đất yếu thường gặp trong thực tế:
  • IV. Giải pháp thi công nền đất yếu
  • IV.1 Phương pháp xử lý nền bằng cọc vôi và cọc đất – xi măng
  • IV.2 Phương pháp xử lý nền bằng đệm cát
  • IV.3 Phương pháp đầm chặt lớp đất mặt
  • IV.4 Phương pháp bấc thấm đất
NỀN ĐẤT YẾU VÀ GIẢI PHÁP THI CÔNG NỀN ĐẤT YẾU TỐT NHẤT HIỆN NAY

Nền đắp trên đất yếu là một trong những công trình xây dựng thường gặp. Cho đến nay ở nước ta, việc xây dựng nền đắp trên đất yếu vẫn là một vấn đề tồn tại và là một bài toán khó đối với người xây dựng, đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cần được nghiên cứu xử lý nghiêm túc, đảm bảo sự ổn định và độ lún cho phép của công trình.

Trong thực tế xây dựng, có rất nhiều công trình bị lún, sập khi xây dựng trên nền đất yếu do không có những biện pháp xử lý hiệu quả, không đánh giá chính xác được các tính chất cơ lý của nền đất để làm cơ sở và đề ra các giải pháp xử lý nền móng phù hợp. Đây là một vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức khoa học và kinh nghiệm thực tế để giải quyết, giảm được tối đa các sự cố, hư hỏng của công trình khi xây dựng trên nền đất yếu.

Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Hòa Bình Xanh cung cấp các thông tin và giải pháp thi công nền đất yếu như sau

I. Nền đất yếu là gì?

Định nghĩa về nền đất yếu
Định nghĩa về nền đất yếu
  • Nền đất yếu là nền đất không đủ sức chịu tải, không đủ độ bền và biến dạng nhiều, do vậy không thể xây dựng các công trình. Đất yếu là một loại đất không có khả năng chống đỡ kết cấu bên trên, vì thế nó bị lún tuỳ thuộc vào quy mô tải trọng bên trên.
  • Trong ngành xây dựng, khái niệm đất yếu được định nghĩa như sau:

+ Đất yếu là loại đất có sức chịu tải kém (nhỏ hơn 0,5 – 1,0 kg/cm2)

+ Đất dễ bị phá hoại, biến dạng dưới tác dụng của tải trọng công trình dựa trên những số liệu về chỉ tiêu cơ lý cụ thể.

II. Cách nhận biết một nền đất yếu

  Nền đất đóng vai trò quan trọng trong tất cả các công trình. Nó có thể ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của công trình. Để nhận biết về đất yếu có hai quan điểm dựa vào định tính và định lượng.

            Về định tính: Đất yếu là loại đất mà bản thân nó không đủ khả năng tiếp thu tải trọng của công trình bên trên như các công trình nhà cửa, đường xá, đê đập…Khái niệm này nói chung không chặt chẽ và không có cơ sở khoa học.

            Về định lượng: Đất yếu là loại đất có sức chịu tải kém. dễ bị phá hoại, biến dạng dưới tác dụng của tải trọng công trình dựa trên những số liệu về chỉ tiêu cơ lý cụ thể. Khái niệm này được thế giới chấp nhận và có cơ sở khoa học.

NỀN ĐẤT YẾU GÂY SỤP LÚN
NỀN ĐẤT YẾU GÂY SỤP LÚN

Dựa vào chỉ tiêu vật lý, đất được gọi là yếu khi :

Dung trọng :                      gW <= 1,7 T/m3.

Hệ số rỗng :                       e >=1.

Độ ẩm :                             W >=40%.

Độ bão hòa :                      G >=0,8.

Dựa vào các chỉ tiêu cơ học :

Sức chịu tải bé:                     R = (0,5 – 1)kG/ cm2

Modun biến dạng :                E0 <= 50 kG/cm2.

Hệ số nén :                            a >= 0,01 cm2/kG.

Góc ma sát trong :                fi <= 100.

– Lực dính (đối với đất dính): c <= 0,1 kG/cm2.

III. Các dạng đất yếu thường gặp trong thực tế:

  • Đất sét mềm:

Gồm các loại đất sét hoặc đá sét tương đối chặt ở trạng thái bão hòa nước, cường độ thấp.

Trong đất sét gồm có 2 thành phần :

            – Phần phân tán thô (gọi là những hạt sét) có kích thước > 0,002mm. Chủ yếu có các khoáng chất nguồn gốc lục địa như thạch anh, fenspat,…

            – Phần phân tán mịn (gọi là khoáng chất sét) bao gồm những hạt có kích thước rất bé (2 – 0,1mm) và keo (0,1 – 0,001mm). Những khoáng chất này quyết định tính chất cơ lý của đất sét. Các khoáng chất sét thường gặp nhất là 3 nhóm điển hình : kaolinit, mônmôrilônit và ilit.

Đất sét mềm - một trong các loại đất yếu
Đất sét mềm – một trong các loại đất yếu
  • Bùn:

Bùn là trầm tích thuộc giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất đá loại sét, được tạo trong nước có sự tham gia của các vi sinh vật. Bùn luôn có độ ẩm vượt quá giới hạn chảy và hệ số rỗng e > 1 đối với cát pha sét và sét pha cát và e > 1,5 đối với sét.

Các loại đất tạo thành trong môi trường nước, thành phần hạt rất mịn, ở trạng thái luôn no nước, hệ số rỗng rất lớn, rất yếu về mặt chịu lực.

            Bùn là những trầm tích hiện đại, được thành tạo chủ yếu do kết quả tích lũy các vật liệu phân tán mịn bằng cơ học hoặc hoá học ở đáy biển, đáy hồ, bãi lầy… Bùn chỉ liên quan với các chỗ chứa nước, là các trầm tích mới lắng đọng, no nước và rất yếu về mặt chịu lực.

            Theo thành phần hạt rất mịn (<200mµ), bùn có thể là cát pha sét, sét pha cát, sét và cũng có thể là cát, nhưng chỉ là cát nhỏ trở xuống.

            Độ bền của bùn rất bé, vì vậy việc phân tích sức chống cắt (SCC) thành lực ma sát và lực dính là không hợp lý. SCC của bùn phụ thuộc vào tốc độ phát triển biến dạng. Góc ma sát có thể xấp xỉ bằng không. Chỉ khi bùn mất nước, mới có thể cho góc ma sát.

            Việc xây dựng các công trình trên bùn chỉ có thể thực hiện sau khi đã tiến hành các biện pháp xử lý nền.

Đất bùn- một loại nền đất yếu
Đất bùn- một loại nền đất yếu
  • Than bùn:

 Than bùn là đất có nguồn gốc hữu cơ, được hình thành do quá trình phân hủy các chất hữu cơ có ở các đầm lầy, thành tạo do kết quả phân hủy các di tích hữu cơ, chủ yếu là thực vật, tại các bãi lầy và những nơi bị hóa lầy. Đất loại này chứa các hỗn hợp vật liệu sét và cát.

Đất bùn- một loại nền đất yếu
Đất bùn- một loại nền đất yếu

            Trong điều kiện thế nằm thiên nhiên, than bùn có độ ẩm cao 85 – 95% hoặc cao hơn tùy theo thành phần khoáng vật, mức độ phân hủy, mức độ thoát nước…

            Than bùn là loại đất bị nén lún lâu dài, không đều và mạnh nhất. Hệ số nén lún có thể đạt từ 3-8, thậm chí 10 kG/cm2. Không thể thí nghiệm nén than bùn với mẫu có chiều cao thông thường là 15-20cm, mà phải từ 40-50cm.

Khi xây dựng ở những vùng đất than bùn, cần áp dụng các biện pháp : làm đai cốt thép, khe lún, cắt nhà thành từng đoạn cứng riêng rẽ, làm nền cọc, đào hoặc thay một phần than bùn.

  • Cát chảy:

Gồm các loại cát mịn, kết cấu hạt rời rạc, có thể bị nén chặt hoặc pha loãng đáng kể. Loại đất này khi chịu tải trọng động thì chuyển sang trạng thái chảy gọi là cát chảy.

            Cát được hình thành tạo ở biển hoặc vũng, vịnh. Về thành phần khoáng vật, cát chủ yếu là thạch anh, đôi khi có lẫn tạp chất. Cát gồm những hạt có kích thước 0,05 – 2mm.

             Cát được coi là yếu khi cỡ hạt thuộc loại nhỏ, mịn trở xuống, đồng thời có kết cấu rời rạc, ở trạng thái bão hòa nước, có thể bị nén chặt và hóa lỏng đáng kể, chứa nhiều di tích hữu cơ và chất lẫn sét. Những loại cát đó khi chịu tác dụng rung hoặc chấn động thì trở thành trạng thái lỏng nhớt, gọi là cát chảy.

            Đặc điểm quan trọng nhất của cát là bị nén chặt nhanh, có độ thấm nước rất lớn. Khi cát gồm những hạt nhỏ, nhiều hữu cơ và bão hòa nước thì chúng trở thành cát chảy, hiện tượng này đôi khi rất nguy hiểm cho công trình và cho công tác thi công. Cần lưu ý 2 hiện tượng nguy hiểm đối với cát yếu: Biến loãng và cát chảy.

Phương pháp xử lý nền bằng cọc vôi và cọc đất – xi măng
Phương pháp xử lý nền bằng cọc vôi và cọc đất – xi măng
  • Đất bazan:

Đây cũng là đất yếu với đặc điểm độ rỗng lớn, dung trọng khô bé, khả năng thấm nước cao, dễ bị lún sập.

  • Đất hoàng thổ và các dạng đất hoàng thổ:

Có độ rỗng lớn, khi ở trạng thái khô có khả năng lực lớn nhưng khi ngậm nước gây biến dạng lớn.

Loại đất này được tạo nên do tác động của con người. Đặc điểm của đất đắp là phân bố đứt đoạn và có thành phần không thuần nhất.

Theo thành phần có thể chia thành 4 loại sau :

            – Đất gồm hỗn hợp các chất thải của sản xuất công nghiệp và xây dựng.

            – Đất hỗn hợp các chất thải của sản xuất và rác thải sinh hoạt.

            – Đất của các nền đắp trên cạn và khu đắp dưới nước (để tạo bãi).

            – Đất thải bên trong và bên ngoài các mỏ khoáng sản.

Nhìn chung, các loại đất đắp hầu hết đều phải có biện pháp xử lý trước khi xây dựng.

IV. Giải pháp thi công nền đất yếu

Xử lý nền đất yếu nhằm mục đích làm tăng sức chịu tải của nền đất, cải thiện một số tính chất cơ lý của nền đất yếu như: Giảm hệ số rỗng, giảm tính nén lún, tăng độ chặt, tăng trị số modun biến dạng, tăng cư­ờng độ chống cắt của đất…

Các biện pháp xử lý nền thông thư­ờng:

  • Các biện pháp cơ học: Bao gồm các phư­ơng pháp làm chặt bằng đầm, đầm chấn động, phư­ơng pháp làm chặt bằng giếng cát, các loại cọc (cọc cát, cọc đất, cọc vôi…), phư­ơng pháp thay đất, phương pháp nén trước, phương pháp vải địa kỹ thuật, phương pháp đệm cát…
  • Các biện pháp vật lý: Gồm các ph­ương pháp hạ mực n­ước ngầm, phư­ơng pháp dùng giếng cát, phương pháp bấc thấm, điện thấm…
  • Các biện pháp hóa học: Gồm các ph­ương pháp keo kết đất bằng xi măng, vữa xi măng, phương pháp Silicat hóa, phương pháp điện hóa…

IV.1 Phương pháp xử lý nền bằng cọc vôi và cọc đất – xi măng

Cọc vôi thường được dùng để xử lý, nén chặt các nền đất yếu như: Than bùn, bùn, sét và sét pha ở trạng thái dẻo nhão. Việc sử dụng cọc vôi có những tác dụng sau:

  • Sau khi cọc vôi được đầm chặt, đường kính cọc vôi sẽ tăng lên 20% làm cho đất xung quanh nén chặt lại.
  • Khi vôi được tôi trong lỗ khoan thì nó toả ra một nhiệt lượng lớn làm cho nước lỗ rỗng bốc hơi làm giảm độ ẩm và tăng nhanh quá trình nén chặt.
  • Sau khi xử lý bằng cọc vôi nền đất được cải thiện đáng kể: Độ ẩm của đất giảm 5 – 8%; Lực dính tăng lên khoảng 1,5 – 3lần. Việc chế tạo cọc đất – ximăng cũng giống như đối với cọc đất – vôi, ở đây xilô chứa ximăng và phun vào đất với tỷ lệ định trước.

Lưu ý sàng ximăng trước khi đổ vào xilô để đảm bảo ximăng không bị vón cục và các hạt ximăng có kích thước đều < 0,2mm, để không bị tắc ống phun.

Phương pháp xử lý nền bằng cọc vôi và cọc đất – xi măng
Phương pháp xử lý nền bằng cọc vôi và cọc đất – xi măng

IV.2 Phương pháp xử lý nền bằng đệm cát

Lớp đệm cát sử dụng hiệu quả cho các lớp đất yếu ở trạng thái bão hoà nước (sét nhão, sét pha nhão, cát pha, bùn, than bùn…) và chiều dày các lớp đất yếu nhỏ hơn 3m.

Biện pháp tiến hành: Đào bỏ một phần hoặc toàn bộ lớp đất yếu (trường hợp lớp đất yếu có chiều dày bé) và thay vào đó bằng cát hạt trung, hạt thô đầm chặt.

Việc thay thế lớp đất yếu bằng tầng đệm cát có những tác dụng chủ yếu sau:

  • Lớp đệm cát thay thế lớp đất yếu nằm trực tiếp dưới đáy móng, đệm cát đóng vai trò như một lớp chịu tải, tiếp thu tải trọng công trình và truyền tải trọng đó các lớp đất yếu bên dưới.
  • Giảm được độ lún và chênh lệch lún của công trình vì có sự phân bộ lại ứng suất do tải trọng ngoài gây ra trong nền đất dưới tầng đệm cát.
  • Giảm được chiều sâu chôn móng nên giảm được khối lượng vật liệu làm móng.
  • Giảm được áp lực công trình truyền xuống đến trị số mà nền đất yếu có thể tiếp nhận được.
  • Làm tăng khả năng ổn định của công trình, kể cả khi có tải trọng ngang tác dụng, vì cát được nén chặt làm tăng lực ma sát và sức chống trượt.
  • Tăng nhanh quá trình cố kết của đất nền, do vậy làm tăng nhanh khả năng chịu tải của nền và tăng nhanh thời gian ổn định về lún cho công trình.
Phương pháp xử lý nền bằng đệm cát
Phương pháp xử lý nền bằng đệm cát

Về mặt thi công đơn giản, không đòi hỏi thiết bị phức tạp nên được sử dụng tương đối rộng rãi.

Phạm vi áp dụng tốt nhất khi lớp đất yếu có chiều dày bé hơn 3m. Không nên sử dụng phương pháp này khi nền đất có mực nước ngầm cao và nước có áp vì sẽ tốn kém về việc hạ mực nước ngầm và đệm cát sẽ kém ổn định.

IV.3 Phương pháp đầm chặt lớp đất mặt

Khi gặp trường hợp nền đất yếu nhưng có độ ẩm nhỏ (G < 0,7) thì có thể sử dụng phương pháp đầm chặt lớp đất mặt để làm cường độ chống cắt của đất và làm giảm tính nén lún.

Lớp đất mặt sau khi được đầm chặt sẽ có tác dụng như một tầng đệm đất, không những có ưu điểm như phương pháp đệm cát mà cón có ưu điểm là tận dụng được nền đất thiên nhiên để đặt móng, giảm được khối lượng đào đắp.

Để đầm chặt lớp đất mặt, người ta có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau, thường hay dùng nhất là phương pháp đầm xung kích: Theo phương pháp này quả đầm trọng lượng 1 – 4 tấn (có khi 5 – 7 tấn) và đường kính không nhỏ hơn 1m. Để hiệu quả tốt khi chọn quả đầm nên đảm bảo áp lực tĩnh do quả đầm gây ra không nhỏ hơn 0,2kg/ cm2 với loại đất sét và 0,15kg/cm2 với đất loại cát.

IV.4 Phương pháp bấc thấm đất

Chất tải trọng (cát, sỏi, gạch, đá…) bằng hoặc lớn hơn tải trọng công trình dự kiến thiết kế trên nền đất yếu, để chọn nền chịu tải trước và lún trước khi xây dựng công trình.

Dùng giếng cát hoặc bấc thấm để thoát nước ra khỏi lỗ rỗng, tăng nhanh quá trình cố kết của đất nền, tăng nhanh tốc độ lún theo thời gian.

Tuỳ yêu cầu cụ thể của công trình, điều kiện địa chất công trình, địa chất thuỷ văn của nơi xây dựng mà dùng biện pháp xử lý thích hợp, có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp cả hai biện pháp trên.

Phư­ơng pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm là phương pháp kỹ thuật thoát nước thẳng đứng bằng bấc thấm kết hợp với gia tải trước.

Khi chiều dày đất yếu rất lớn hoặc khi độ thấm của đất rất nhỏ thì có thể bố trí đường thấm thẳng đứng để tăng tốc độ cố kết.

Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh
Liên hệ công ty Hòa Bình Xanh

Xem thêm: >> Màng chống thấm HDPE Solmax 0.75mm

Xem thêm: >> Màng chống thấm HDPE GSE Xem thêm: >> Giá thể vi sinh MBBR

Từ khóa » Hệ Số Nén Lún Của Cát