Nên đổ Sàn Bê Tông Dày Bao Nhiêu Là Hợp Lí? - Vietnam Construction

Được xem là tiêu chí đánh giá độ bền vững, chắc chắn, yếu tố quyết định hàng đầu cho việc tồn tại của công trình xây dựng, vậy đổ sàn bê tông dày bao nhiêu là hợp lý và an toàn nhất là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật, sàn bê tông là một ứng dụng ngày càng được áp dụng nhiều trong các công trình xây dựng từ nhà dân cư, biệt thự sân vườn cho đến các trung tâm thương mại,… Không chỉ đảm bảo giúp cho công trình xây dựng chịu được những trọng tải và sức ép lên nó, chiều dày của sàn bê tông còn có nhiệm vụ giúp cân bằng vững chắc tính ổn định vững chắc của tổng thể, cũng như tính cục bộ cho những kết cấu đứng.

Chính vì thế để có được một công thức tính chính xác nhất độ dày của sàn bê tông sẽ là nhân tố giúp đảm bảo độ bền và độ nhẵn bóng chống ẩm ướt và trơn trượt cũng như tiết kiệm chi phí đầu tư một cách hợp lý nhất.

Đổ sàn bê tông như thế nào là hợp lý nhất?

Có cấu tạo như dầm, sàn bê tông thường có chiều dày từ 8 – 10cm tùy theo từng dự án xây dựng cụ thể. Tuy nhiên theo các KTS trường hợp sàn có mặt cắt ngang rộng hơn và chiều dày lại nhỏ hơn thì không cần dùng đến cốt thép khung và đai. Ngoài ra, mặt sàn khi đổ bê tông sẽ được chia thành từng dải với diện tích mỗi dải rộng từ 1 đến 2m.

Dù không yêu cầu về khả năng chống thấm, chống nóng cao như mái, việc đổ sàn bê tông có độ dày bao nhiêu vẫn phải tuân thủ việc bảo dưỡng tránh không bị nứt, ảnh hưởng đến chất lượng công trình về sau. Một lưu ý cho người thi công là nên đổ bê tông sàn theo hướng giật lùi, xong một dải mới đổ dải kế tiếp và thành một lớp là tốt nhất.

Để đảm bảo độ chắc chắn cho công trình xây dựng, chiều dày sàn bê tông cần phải được tính toán một cách cẩn thận và chi tiết

Để đảm bảo độ chắc chắn cho công trình xây dựng, chiều dày sàn bê tông cần phải được tính toán một cách cẩn thận và chi tiết

Thêm vào đó, để đảm bảo độ chắc chắn cho công trình xây dựng, khi tính toán chiều dày sàn bê tông bắt buộc phải đổ bê tông vào dầm đến khi cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5 đến 10cm thì ta lại tiếp tục đổ bê tông sàn và đổ đến cách dầm chính khoảng 1m thì bắt đầu đổ dầm chính. Bên canh đó, khi đổ bê tông sàn cần khống chế độ cao bằng các cữ, sau đó dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng mặt nhằm tránh lãng phí chi phí đầu tư ban đầu.

Theo các KTS, một lưu ý nhỏ cần chú ý khi đổ sàn bê tông nữa chính là vị trí của khối bê tông cần phải đặt ở vị trí thấp hơn vị trí của các phương tiện vận chuyển bê tông tới và nên bắt đầu từ chỗ xa nhất với vị trí tiếp nhận và lùi dần về vị trí gần để đảm bảo mang lại hiệu quả thi công tốt nhất.

Bạn cũng đừng quên khi thi công đổ sàn bê tông cần phải tránh để nước ứ đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha. Đồng thời tất cả các thao tác như đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành theo hình thức nhanh, liên tục tránh làm chiều dày của sàn bê tông quá lớn hoặc quá nhỏ sẽ ảnh hưởng tới độ chắc chắn cho công trình cũng như dẫn đến trọng lượng quá nặng, làm gia tăng khối lượng bê tông và thép, gây lãng phí nguyên liệu.

Một vài lưu ý khi thi công sàn bê tông

Để đảm bảo chất lượng trong quá trình thi công sàn bê tông đồng thời đảm bảo độ chắc chắn cho công trình xây dựng theo các KTS cần phải lưu ý một số vấn đề cơ bản về độ dày sàn bê tông sau đây:

  • Đủ mác: đảm bảo cho mặt sàn có sức chịu lực tốt
  • Đủ khô: tức là khi sờ tay vào không thấy ẩm hoặc lạnh, có thể thấm hút nước
  • Đủ độ phẳng: toàn bộ khối sàn phải được bằng phẳng, không bị lệch gây mất thẩm mỹ
  • Đủ độ mịn và độ xốp: tiêu chuẩn này sẽ tạo được mặt sàn đủ ma sát, bám dính tốt với nền.
  • Đảm bảo sạch: không bị lẫn các tạp chất, dầu mỡ dính vào bề mặt sàn.
  • Cần chú ý xem khi nào nên trộn lại bê tông: Vữa bê tông đã trộn khoảng 1h30 phút mà chưa đổ vào khuôn thì cần phải trộn lại. Lưu ý không nên thêm nước vào. Vì vữa bê tông ngót nước thao tác kém linh hoạt hơn tuy nhiên chất lượng lại không bị giảm.

Toàn bộ khối sàn phải được bằng phẳng, không bị lệch gây mất thẩm mỹ

Toàn bộ khối sàn phải được bằng phẳng, không bị lệch gây mất thẩm mỹ

Công thức tính toán đổ sàn bê tông

Trong lĩnh vực xây dựng, để có một công thức tính toán đổ sàn bê tông, bạn cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau như kích thước nhịp, độ cứng của dầm, tải trọng tác dụng lên mặt sàn. Hiện có 2 cách tính bề dày sàn bê tông được nhiều người áp dụng, bạn có thể tham khảo:

Chọn chiều dày sàn theo sách

h = (D/m)Lng

Trong đó:

  • h được coi là chiều cao toàn khối, tùy thuộc vào từng loại sàn dân dụng, công nghiệp hay thương mại.
  • Lng là chiều dài canh ngắn.
  • D là trị số phụ thuộc vào tải trọng, thường sẽ giao động trong khoảng 0.8- 1.4.
  • m là loại dầm giao động trong khoảng 30 – 35.

Chiều dày tối thiểu theo AIC

Đối với bản kê bốn cạnh (kể cả bản loại dầm), AIC đưa ra trị số hmin theo điều kiện độ võng phụ thuộc cả vào độ cứng của dầm và loại thép, công thức tính sàn bê tông dày bao nhiêu cụ thể như sau :

  • Khi 0,2 < α < 2,0 chiều dày sàn không nhỏ hơn:

h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in.

  • Khi α>2, chiều dày sàn không nhỏ hơn:

h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in.

Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm và độ cứng của sànα = EdJd/EsJ

Lời kết

Với những thông tin chia sẻ về chiều dày sàn bê tông ở trên, hy vọng sẽ giúp bạn dễ dàng tính toán và lên kế hoạch thi công đổ sàn bê tông phù hợp nhất cho công trình xây dựng của mình. Chúc bạn thành công!

Nguồn: noithat9x.vn

Từ khóa » độ Dày Bê Tông Mái Nhà