Nên Hay Không Nên Làm Giếng Trời Cho Nhà Cấp 4? - Happynest

Giếng trời được xem là một trong những giải pháp hiệu quả để mang đến sự thoáng sáng, điều hòa khí hậu, nhất là trong những ngôi nhà ống, nhà phố có diện tích hạn chế. Tuy nhiên đối với nhà cấp 4, vẫn có nhiều gia chủ còn phân vân có nên làm giếng trời hay không?

Bài liên quan:

1. Gia chủ Việt gặp tình huống “éo le” khi thiết kế giếng trời lớn và 3 giải pháp hiệu quả

2. 4 sai lầm khi thiết kế giếng trời gia chủ Việt nên tránh để khỏi “tiền mất tật mang”

3. Tại sao nhà xây 2 giếng trời rồi mà vẫn bí?

Hồ cá Koi nằm ngay dưới giếng trời thoáng đãng, mang đến cho không gian sống luồng sinh khí tươi mới

Những vấn đề khi thiết kế giếng trời cho nhà cấp 4

Vấn đề mưa hắt đối với giếng trời không mái che

Để tránh gặp tình trạng mưa hắt xuống bên dưới, khi xây dựng giếng trời cần chú ý:

- Gia cố thêm sắt phần biên ở đỉnh giếng và chừa sắt ở phía góc

- Xây tường bao quanh đỉnh giếng từ 15 - 16cm sau đó đổ bê tông các trụ góc với kích thước 15 x 15

- Sử dụng những chất liệu chiếu sáng phía trên cùng như mica, kính cường lực… dán thêm một hoặc hai lớp phim lọc tia UV để đảm bảo cho sức khỏe.

Ghế Mây COFFEE CHAIRKhoá tay nắm tròn, Cửa vệ sinh

Tương tự

Không những gây hiệu ứng thị giác tốt, giếng trời còn giúp không gian trở nên rộng hơn vì sự thoáng đãng (Ảnh: Nhà Sóc Sơn)

Vấn đề thoát nước ở sàn

Khi sử dụng loại giếng trời không có mái che thì gia chủ cần có hệ thống thoát nước ở sàn hợp lý. Bởi lượng nước mưa dù ít dù nhiều cũng có thể gây nên tình trạng ứ đọng nước trong sàn nhà. Ngoài ra, nếu lượng mưa quá nhiều mà ở dưới giếng trời là cây thì sẽ khiến cây dễ chết hơn. Do đó, gia chủ cần làm một hệ thống thoát nước hợp lý.

Các loại mái che giếng trời cho nhà cấp 4

Mái che cố định

Đây là loại che cho giếng trời được sử dụng nhiều nhất. Loại mái che này được cố định và làm từ các vật liệu lấy sáng, chịu nhiệt. Loại mái che này nên được thêm một lớp phim cách nhiệt ở mặt trong mái che hoặc lắp thêm ô gió để thoát nóng.

Mái che di động

Với mái che di động, gia chủ có thể thoải mái di chuyển vào thời điểm mình muốn để đón ánh sáng, đón gió.

Rèm may sẵn Everon HNM-4

Tương tự

Ghế ăn Dana

Tương tự

Gạch ốp lát Nguyệt Cát NGC H02

Tương tự

Giếng trời cho nhà cấp 4 khi đặt ở khu vực giữa nhà sẽ khai thác tối đa công năng (Ảnh: Huong House)

Giếng trời không mái che

Giếng trời không có mái che được sử dụng kiêm vườn nhà. Do đó, khu vực này cần để hở giúp cho cây xanh có thể phát triển tự nhiên.

Trang trí giếng trời cho nhà cấp 4

Đỉnh giếng

Ở đây có thể sử dụng khung mái, hoa sắt. Kết cấu này sẽ đổ bóng lên tường hoặc các vật dụng như đèn để mang lại trải nghiệm thị giác thú vị.

Thân giếng

Đây là nơi gia chủ có thể dùng những tường ốp, hoa văn… hoặc treo cây xanh.

Đáy giếng

Chủ nhà có thể tham khảo chọn tiểu cảnh như: bể cá, vườn khô, vườn cây, bể cảnh, trồng cây…

Gương tấm VG835 (VSDG5)

Tương tự

Giếng trời mang lại sự thoáng đãng cho những ngôi nhà cấp 4 (Ảnh: Hồng Ngự House)

Nhà cấp 4 thường chỉ có 1 tầng, có lẽ vì lý do này, nhiều gia chủ Việt đã bỏ qua việc làm giếng trời. Tuy nhiên, nhà cấp 4 sở hữu giếng trời không chỉ giúp tăng ánh sáng, điều hòa không khí mà còn góp phần quan trọng trong việc vận hành khí trong phong thủy.

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm:

  1. 1. Gợi ý cách chọn cây trồng ở giếng trời hợp phong thủy, tăng tài lộc, may mắn cho gia chủ
  2. 2. Các giải pháp chống nóng hiệu quả nhất cho kính che giếng trời trong mùa hè
  3. 3. Tổng hợp các loại mái che giếng trời di động phổ biến nhất hiện nay
  4. 4. 5 lưu ý khi bố trí giếng trời đón nắng gió tốt mà không lo mưa tạt cho nhà ống
  5. 5. Tác hại từ việc xây giếng trời mà chủ nhà cần lường trước và có biện pháp xử lý

Từ khóa » Giếng Trời Cho Nhà ống Cấp 4