Nên Hay Không Nên Việc Tập Squat Với Giày Lifting

NÊN HAY KHÔNG VIỆC SQUAT VỚI GIÀY LIFTING

"Cổ chân mày linh hoạt tệ vãi, mua giày lifting đi". Khi bạn Squat kém, gãy form, chắc chắn đã có người nói thế này với bạn. Nhưng bạn ơi, đâu phải cứ mua là mua được đâu, giày không rẻ mà chưa biết đi có cải thiện hay không? Có rất nhiều người bước vào tập luyện và thắc mắc rằng liệu mình có nên mua một đôi giày lifting hay chỉ cần một đôi converse hoặc thậm chí là chân trần. Bài này sẽ chia sẻ một số điểm trên mặt này để mọi người cùng tham khảo.

Nên hay không việc Squat với giày Lifting Nên hay không việc Squat với giày Lifting

A. ĐÁNH GIÁ THÔNG QUA BÀI TEST: Dưới đây là một thử nghiệm đơn giản để có câu trả lời, mình sẽ cần xác định 2 thứ sau: 1. Chuyển động của cơ thể có bị giới hạn? 2. Các giới hạn đó xuất phát từ đâu?

Part A - Hãy Squat với chân trần: bạn cần đứng xoay ngang cơ thể đối diện với gương, đưa hai tay ra trước mặt hoặc vắt chéo 2 tay chạm vào vai. Thực hiện Squat với depth (độ sâu) của parallel tức là dưới mức song song với mặt sàn. Nếu bạn chỉ đạt được độ sâu là song song với mặt sàn hoặc phải flex lưng dưới để xuống sâu hơn thì đó là butt wink hay nói cách khác là bạn không đạ đủ depth -> PART A = FAILED

Part B - Squat thử nghiệm tương tự nhưng kê dưới gót chân một platform cao 3 inch, nếu bạn vẫn tiếp tục không đạt được depth cần thiết hoặc butt wink thì -> PART B = FAILED

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 1. Fail + Fail = Chuyển động hông kém, việc sử dụng giày lifting sẽ không đem lại trợ giúp ngay lập tức. 2. Fail + Pass = Hạn chế về gót, mắt cá chân. Giày weightlifting sẽ phát huy tác dụng ngay trong việc hỗ trợ form tập nhưng không có nghĩa dùng giày là đủ, mình vẫn cần tập luyện để tăng linh hoạt và chuyển động cho phần hạn chế. 3. Pass + Pass = Ông làm cái gì cũng đúng. 4. Pass + Fail = Không nên xảy ra. Trường hợp này cũng khá đúng, ví dụ mình thấy một số trường hợp có stance rộng (wider stance), họ có phần lưng và hông khá khỏe, sẽ thiên về ưa thích flat shoes (đế bằng) hơn là heel shoes (đế dốc) Chia sẻ cách test này từ Dr. Stefanie Cohen aka hybridperformancemethod

B. CÁC LUỒNG Ý KIẾN ĐA CHIỀU: Cũng có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề có nên sử dụng giày lifting hay không. Ở quan điểm cá nhân, mình đồng ý rằng giày lifting rất tốt trong việc cải thiện linh hoạt cho gót và mắt cá chân. Tuy nhiên, việc mang giày lifting cũng có nhược điểm đúng với nhiều người. Đi giày lifting cũng đồng nghĩa việc cân bằng trở nên khó khăn hơn. Giày lift với đế cao dốc sẽ khiến mình cảm giác trọng lượng bị dồn về trước mà cụ thể là phía ngón chân.

Để lấy ví dụ, mình có một cô bạn đã tập cũng gần 2 năm, Squat với form rất tốt. Một ngày đẹp trời, bạn ấy quyết định mua Adidas Power Perfect 2 Weightlifting với quan điểm rằng việc Squat sẽ tốt hơn. Nhưng sau đó, việc Squat của bạn ấy tệ đi và chỉ đơn giản là bạn ấy mất cân bằng, trước đó sử dụng Converse thì mọi thứ đều rất tuyệt vời. Sau đó có inbox cho mình và hỏi, mình cũng có nói như trên, là CÂN BẰNG, bạn ấy bảo sẽ cố gắng làm quen không thì phí giày lol. Nhưng rồi, kết quả là cũng bán đi với giá rẻ vì có vẻ như baseform của bạn ấy sử dụng flat shoes mới là tối ưu.

Ở một mặt khác, Dr. Ben Pollack lại đưa ra một quan điểm khác: Ben nhấn mạnh vào target - mục tiêu và ở đây cụ thể là mức tạ. Tức là, hãy tập trung vào phần cơ thể mà bạn khỏe nhất, sử dụng giày lifting nếu lower body của bạn khỏe

Điểm lại các ý bên trên, mình sẽ thấy được rằng những người có xu hướng vận lưng và hông nhiều khi Squat (như low-bar squat) sẽ rất thích hợp với các đôi giày đế bằng như Converse Chuck Taylor, cực kì cực kì phổ biến. Bên cạnh đó, những người gặp vấn đề về linh hoạt của cổ chân hay việc muốn xuống depth sâu hơn và không muốn áp lực xuống lưng dưới bị tăng hoàn toàn có thể tham khảo về việc sử dụng một đôi giày lifting. Một lời khuyên chung từ rất nhiều nguồn thông tin hữu ích (Ben Pollack; Squatuniversity ...): hãy tham khảo việc sử dụng giày lifting nếu bạn là người thiên về tập nặng vì có vẻ như việc cân bằng với một đôi giày lifting là không khó để làm quen!

Từ khóa » Giày Tập Powerlifting