#Nên Học ACCA Hay CFA - Chứng Chỉ ACCA Và CFA Có Gì Khác Biệt

Chứng chỉ ACCA và CFA chắc chắn không còn xa lạ đối với những nhân sự làm việc trong các lĩnh vực như Kế toán - Kiểm toán; Tài Chính - Đầu Tư. Hai chứng chỉ có điểm tương đồng nhất định song cũng có nhiều điểm khác biệt, phù hợp với các đối tượng khác nhau. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên học ACCA hay CFA, hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu chi tiết về cả hai chứng chỉ tại bài viết này!

1. Giới thiệu sơ lược về chứng chỉ ACCA và CFA

1.1. Chứng chỉ ACCA là gì?

ACCA là viết tắt của The Association of Chartered Certified Accountants, là chứng chỉ có giá trị toàn cầu về Kế toán, Kiểm toán và Thuế được cấp bởi Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc. Với lịch sử hình thành được hơn 110 năm, Hiệp hội đã có hơn 227.000 hội viên và thu hút số lượng học viên đông đảo lên tới 517.000 người. Tính đến thời điểm hiện tại, chứng chỉ ACCA đã được công nhận rộng rãi trên toàn cầu tại 179 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vì thế hãy cùng so sánh ACCA và CFA có gì khác biệt.

Chương trình đào tạo của chứng chỉ ACCA sẽ tập trung vào việc bổ sung cho học viên các kỹ năng làm việc chuyên môn, kỹ năng quản trị tài chính, quản trị doanh nghiệp và kỹ năng thiết yếu trong ngành Kiểm toán, Kế toán tài chính, phân tích báo cáo tài chính và Thuế. Tại Việt Nam, ACCA được xem là chứng chỉ Kế Toán - Kiểm Toán - Tài Chính được nhiều người quan tâm và theo đuổi nhất, thể hiện qua số lượng người trở thành hội viên đạt được chứng chỉ lên tới con số 7000 người.

Theo Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc, chương trình học của ACCA sẽ bao gồm 15 môn học với 3 cấp độ: Applied Knowledge (Kiến thức ứng dụng), Applied Skills (Kỹ năng ứng dụng) và Strategic Professional Skills (Kỹ năng chuyên môn chiến lược).

chứng chỉ acca và cfa

=> Xem Thêm: #Khóa Học CFA Online Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao tại SAPP Academy

1.2. Chứng chỉ CFA là gì?

CFA được viết tắt của cụm từ Chartered Financial Analyst - là chứng chỉ quốc tế được xem “bảo chứng vàng” trong lĩnh vực Phân Tích - Đầu Tư - Tài Chính. Đối với nhân sự lĩnh vực tài chính, văn bằng CFA là minh chứng xác thực nhất cho năng lực chuyên môn và chuyên sâu về kỹ năng làm việc trong ngành. 

Tính đến thời điểm hiện tại, chứng chỉ CFA đã tồn tại 60 năm và càng ngày khẳng định được giá trị trên toàn cầu khi được 162 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận và đề cao. Số lượng CFA Charterholder ngày một tăng, ước tính con số hiện nay đã lên tới 178000+. Đối với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn tài chính kế toán hàng đầu trên toàn thế giới, CFA trở thành tiêu chuẩn để tuyển dụng và ra quyết định thăng chức cho nhân sự ngành Tài chính doanh nghiệp.

Chương trình học CFA được chia làm 3 cấp độ bao gồm 10 môn học chính. Tại mỗi level, các học viên vẫn sẽ học tập và nghiên cứu 10 môn. Tuy nhiên, tại mỗi level mức độ khó của môn học sẽ tăng dần.

chứng chỉ cfa

2. So sánh chứng chỉ ACCA và CFA - Nên học ACCA hay CFA

2.1. So sánh tổng quan Hiệp hội ACCA và viện CFA

Tiêu chí so sánh

Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc

Viện CFA

Năm thành lập

1904

1947

Trụ sở chính

London

Hoa Kỳ

Số lượng thành viên toàn cầu

Hơn 227.000 người

Khoảng 178.000 người

Số quốc gia có văn phòng

44

7

Số quốc gia vùng lãnh thổ công nhận

179

162

Các chứng chỉ đào tạo

1. Chương trình FIA, chứng chỉ CAT

2. Chứng chỉ ACCA

3. Chứng chỉ CertIFR

4. Chứng chỉ DipIFR

1. Chứng chỉ CIPM

2. Chứng chỉ CFA

3. Chứng chỉ ESG

Có thể thấy, xét về tổng quan, hiệp hội ACCA ra đời sớm hơn và có số lượng thành viên trực thuộc đông đảo hơn so với hiệp hội CFA. 

Tuy nhiên, dù ra đời sau hiệp hội ACCA hơn 40 năm nhưng sự chênh lệch giữa số quốc gia công nhận và số lượng thành viên của viện CFA trong khi đó, so với hiệp hội ACCA không cách biệt quá nhiều và có xu hướng ngày càng tăng qua các năm.

2.2. So sánh tổng quan chứng chỉ ACCA và CFA

Tiêu chí

Chứng chỉ ACCA

Chứng chỉ CFA

Phạm vi

Được công nhận 179 quốc gia

Được công nhận 162 quốc gia

Chức danh sau khi hoàn thành

ACCA Chartered Accountants

CFA Charterholder

Lĩnh vực

Kế toán – Kiểm toán – Thuế

Phân tích tài chính, quản lý đầu tư

Số lượng môn

15 môn

10 môn xuyên suốt 3 cấp độ với tỷ trọng, độ khó tăng dần.

Số lượng cấp độ

3

3

Điều kiện đầu vào

1. Là sinh viên Đại học hoặc đã tốt nghiệp Đại học, cao đẳng;

2. Nếu chưa đủ điều kiện, học viên có thể tham gia chương trình FIA để học chuyển tiếp lên ACCA.

1. Sở hữu bằng cử nhân hoặc tương đương

2. Sinh viên đại học năm cuối (Khoảng thời gian từ lúc dự thi CFA level 1 đến lúc tốt nghiệp <11 tháng)

3. Có ít nhất 4000 giờ làm việc hoặc chương trình cao học (chương trình CFA học trung bình ít nhất 3 năm học liên tiếp)

Điều kiện hoàn thành

1. Hoàn thành 13/15 môn với 9 môn cấp độ Applied Knowledge, Applied Skills và 2 môn kiến thức bắt buộc và 2 môn tự chọn thuộc cấp độ Strategic Professional Skills.

2. Hoàn thành Module Đạo đức nghề nghiệp

3. Có 3 năm kinh nghiệm liên quan.

1. Hoàn thành 3 cấp độ CFA Level 1, CFA Level 2, CFA Level 3

2. Có 3 năm kinh nghiệm làm việc liên quan

Có thể thấy, điểm đặc trưng sự khác biệt giữa chứng chỉ kế toán, kiểm toán ACCA thuộc về lĩnh vực Kế Toán Tài Chính - Thuế - Kiểm Toán, trong khi đó, chứng chỉ CFA lại là “bảo chứng vàng” trong lĩnh vực Phân Tích - Tài Chính - Đầu Tư trên toàn thế giới.

Nhìn chung, sở hữu chứng chỉ ACCA và CFA đều không quá “khắt khe” với thí sinh đầu vào. Người muốn có cơ hội dự thi CFA và ACCA chỉ cần đủ điều kiện của 1 trong những quy định đã liệt kê ở trên. 

Kiến thức và số môn học trong chương trình đào tạo của CFA ít hơn so với ACCA. Trong khi đối với CFA, các học viên cần hoàn thành cả 10 môn học trong mỗi level còn với ACCA, các bạn có thể lần lượt hoàn thành từng môn.

Tiêu chí

Chứng chỉ ACCA

Chứng chỉ CFA

Thời hạn hoàn thành

Cấp độ Applied Knowledge và Applied Skills không quy định.

Strategic Professional Skills có thời hạn 7 năm để hoàn thành.

Không có quy định.

Thời gian hoàn thành trung bình

Thời gian từ 2 – 3 năm

Thời gian từ 2 – 4 năm

Tỷ lệ đỗ

Tỷ lệ đỗ chênh lệch lớn ở các cấp độ. Cụ thể ở kỳ tháng 12/2020: Applied Knowledge (69 – 86%), Applied Skills (39 – 51%), Strategic Professional Skills (32 – 49%).

Tỷ lệ đỗ giữa các level khác nhau. Cụ thể, ở các kỳ thi tháng 12/2020: Level 1 (49%), Level 2 (55%), Level 3 (56%)

Cơ hội nghề nghiệp

1. Kế toán

2. Kế toán quản trị, thuế

3. Tư vấn thuế

4. Kiểm toán viên

5. Các cấp quản lý

1. Quản lý tài chính

2. Cố vấn tài chính

3. Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp

4. Môi giới chứng khoán;

5. Đầu tư mạo hiểm;

6. Phân tích tài chính;

7. Pháp chế;

8. Quản lý tài sản, quản lý danh mục đầu tư.

Thời hạn hoàn thành của 2 chứng chỉ

Chứng chỉ CFA không có quy định giới hạn thời gian hoàn thành việc học và thi, trong khi đó, chứng chỉ ACCA chỉ cho phép tối đa 7 năm để hoàn thành Strategic Professional Skills.

So với chương trình học và thi ACCA, tỷ lệ đỗ của CFA có phần đồng đều hơn giữa các cấp độ, không có sự chênh lệch quá nhiều.

Bên cạnh đó, việc sở hữu bằng CFA giúp các nhân viên Phân Tích Tài Chính có cơ hội nghề nghiệp rộng mở hơn so với chương trình ACCA của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc. Từ đó đưa ra quyết định nên học ACCA hay CFA.

2.3. So sánh chi tiết các cấp độ

Nếu các học viên quan tâm chi tiết sự khác biệt giữa 3 cấp độ của bằng ACCA và CFA, các học viên có thể theo dõi từng bảng dưới đây:

2.3.1. So sánh chứng chỉ ACCA - CFA cấp độ 1

Tiêu chí

Chứng chỉ ACCA

Chứng chỉ CFA

I. Cấp độ 1

 

 

1. Tên gọi

Applied Knowledge tiếng việt là Kiến thức ứng dụng

CFA Level 1

2. Các môn học

1. Business & Technology (BT).

2. Management Accounting (MA).

3. Financial Management (FA).

Gồm 10 môn với tỷ trọng

1. Ethics and Professional Standards (15 – 20%);

2. Quantitative methods (8 – 12%);

3. Economics (8 – 12%);

4. Financial Statement Analysis (5 – 8%);

5. Corporate Issuers (8 – 12%);

6. Equity Investment (10 – 12%);

7. Fixed Income (10 – 12%);

8. Derivatives (5 – 8%);

9. Alternative Investments (5 – 8%);

10. Portfolio Management and Wealth Planning (13 – 17%).

3. Hình thức thi

Thi trắc nghiệm máy tính, thời lượng 2 giờ/ 1 môn.

Thi bất cứ lúc nào trong năm, đăng ký với các đối tác thi CBE của ACCA.

Thi trên máy tính với 4 lần/năm và đăng ký trực tiếp với viện CFA.

4. Chứng chỉ nhận được khi hoàn thành

Chứng chỉ “Diploma in Accounting and Business” hay còn gọi là “Chứng chỉ sơ cấp về kế toán, kiểm toán và kinh doanh”

Bảng kết quả hoàn thành CFA Level 1

5. Lệ phí thi

1. Phí mở tài khoản £20 – £36

2. Phí thường niên: 0 hoặc £50 – £112 tùy từng đối tượng.

3. Phí thi và phí miễn thi: Khoảng £86/môn

1. Phí đăng ký: $350 (chỉ mất 1 lần khi đăng ký thi CFA level 1)

2. Lệ phí thi: $900 - $1200 tùy từng thời điểm đăng ký.

6. Tỷ lệ đỗ ( theo kỳ tháng 12/2020 gần nhất)

69 – 86%

49%

2.3.2. So sánh chứng chỉ ACCA - CFA cấp độ 2

Tiêu chí

Chứng chỉ ACCA

Chứng chỉ CFA

II. Cấp độ II

 

 

1. Tên gọi

Applied Skills tiếng Việt là Kỹ năng ứng dụng

CFA Level II hay CFA Level 2

2. Các môn học

1. Business Law (LW).

2. Performance Management (PM).

3. Taxation (TX).

4. Financial Reporting (FR).

5. Audit & Assurance (AA).

6. Financial Management (FM).

Gồm 10 môn với tỷ trọng

1. Ethics and Professional Standards (10 – 15%);

2. Quantitative methods (5 – 10%);

3. Economics (5 – 10%);

4. Financial Statement Analysis (10 – 15%);

5. Corporate Issuers (8 – 12%);

6. Equity Investment (10 – 15%);

7. Fixed Income (5 – 10%);

8. Derivatives (5 – 10%);

9. Alternative Investments (5 – 10%);

10. Portfolio Management and Wealth Planning (10 – 15%).

3. Hình thức thi

Thi trắc nghiệm & tự luận.

Thi trên máy tính (CBE) đối với các môn PM, FR, AA, FM và thi trên giấy (PBE) đối với LW (luật VN) và TX (Thuế VN) tại hội đồng thi của ACCA.

Được tổ chức định kỳ 4 lần/năm.

Thi trên máy tính, 2 lần/năm tại hội đồng thi của viện CFA

4. Chứng chỉ nhận được khi hoàn thành

Chứng chỉ “Advanced Diploma in Accounting and Business” hay gọi là “Chứng chỉ nâng cao về kế toán, kiểm toán và kinh doanh”

Bảng kết quả hoàn thành CFA Level 2

5. Lệ phí thi

£114 – £308/môn tùy vào thời điểm đăng ký dự thi.

$900 – $1200tùy từng thời điểm đăng ký.

6. Tỷ lệ đỗ ( theo kỳ tháng 12/2020 gần nhất)

(39 – 51%)

55%

2.3.3. So sánh chứng chỉ ACCA - CFA cấp độ 3

Tiêu chí

Chứng chỉ ACCA

Chứng chỉ CFA

III. Cấp độ III

 

 

1. Tên gọi

Strategic Professional Skills tiếng Việt gọi là Kỹ năng chuyên môn chiến lược

CFA Level III và CFA Level 3

2. Các môn học

1. Strategic Business Leader (SBL).

2. Strategic Business Reporting (SBR).

3. Advance Financial Management (AFM).

4. Advance Performance Management (APM).

5. Advance Taxation (ATX).

6. Advance Audit & Assurance (AAA)

Gồm 10 môn với tỷ trọng

1. Ethics and Professional Standards (10 – 15%);

2. Quantitative methods (0%);

3. Economics (5 – 10%);

4. Financial Statement Analysis (35-40%);

5. Corporate Issuers (10%);

6. Equity Investment (10 – 15%);

7. Fixed Income (15 – 20%);

8. Derivatives (5 – 10%);

9. Alternative Investments (5 – 10%);

10. Portfolio Management and Wealth Planning (0%).

3. Hình thức thi

Thi trên giấy, từ 6/2021 chuyển thành hình thức thi trên máy tính, được tổ chức 4 lần/năm.

Thi trên máy tính, được tổ chức 2 lần/năm.

4. Chứng chỉ nhận được khi hoàn thành

Chứng chỉ Strategic Professional Certificate (Chiến lược Chuyên nghiệp)

Để trở thành hội viên dự bị ACCA và cơ hội nhận chứng chỉ ACCA.

Bảng kết quả hoàn thành CFA Level 3.

Tích lũy thêm kinh nghiệm để làm CFA Charterholder.

5. Lệ phí thi

£206 – £352/môn tùy từng thời điểm đăng ký

$900 – $1200 tùy từng thời điểm đăng ký.

6. Tỷ lệ đỗ ( theo kỳ tháng 12/2020 gần nhất)

32 – 49%

56%

3. Nên học ACCA hay CFA?

Sau khi so sánh 2 chứng chỉ CFA và ACCA, có thể thấy, 2 chứng chỉ này đều được công nhận rộng rãi trên toàn cầu và phục vụ 2 lĩnh vực khác nhau. Bởi vậy, việc lựa chọn các chương trình CFA hay ACCA còn phụ thuộc vào mục tiêu cơ hội nghề nghiệp của bạn:

  • Chứng chỉ CFA: kiến thức phù hợp với đối tượng có định hướng nghề nghiệp làm việc về phân tích lĩnh vực Đầu Tư - Tài Chính Doanh Nghiệp.

  • Chứng chỉ ACCA: kiến thức phù hợp với đối tượng có định hướng làm việc trong ngành Kế Toán Tài Chính - Thuế - Kiểm Toán. Muốn làm việc tại vị trí kiểm toán viên tại Việt Nam.

Nên học ACCA hay CFA

Vậy nên học ACCA hay CFA? Chứng chỉ nào phù hợp với bạn. Sau khi hoàn thành và sở hữu chứng chỉ quốc tế đều  được công nhận và đem lại những kinh nghiệm giá trị, lợi ích quý giá nhất định cho sự nghiệp của bạn. Rất nhiều công ty kiểm toán, tập đoàn đa quốc gia lớn sử dụng chứng chỉ ACCA và CFA làm tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của nhân sự và ra quyết định tuyển dụng, thăng chức. Do đó, các học viên có thể lựa chọn sở hữu chứng chỉ nào cũng đều tốt cho sự nghiệp lâu dài của bạn.

Tạm kết

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp các bạn phân biệt được nên học ACCA hay CFA, từ đó xác định được mục tiêu cũng như định hướng nghề nghiệp của mình. Nếu như các bạn muốn phát triển trong lĩnh vực Phân Tích - Đầu Tư - Tài Chính và mong muốn chinh phục chứng chỉ CFA, hãy tham khảo thêm khóa học CFA online của SAPP để có được lộ trình học tập phù hợp và hiệu quả nhất.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

đăng ký khóa học cfa online

Từ khóa » Chứng Chỉ Cfa Acca Mba Hoặc Cpa