Nên Học CPA Hay ACCA - Chứng Chỉ Kế Toán Quan Trọng Tại Việt Nam?

Nội dung chính

  • 1. Chứng chỉ CPA/ACCA là gì?
  • 2. Tại sao cần phải có chứng chỉ CPA?
  • 3. Các môn thi CPA/ACCA
  • 4. Chi phí đầu tư để học CPA/ACCA
  • 5. Nên học CPA hay ACCA
  • 6. Ôn thi chứng chỉ CPA tại TACA
  • 7. Phương pháp lập kế hoạch Ôn thi hoàn hảo

Nên học CPA hay ACCA? CPA hay ACCA hiện đang là những chứng chỉ kế toán thể hiện sự “chuyên nghiệp” cả về kiến thức lẫn nghiệp vụ và cũng là yếu tố “cần” của dân kiểm toán viên trong mọi doanh nghiệp. Mỗi chứng chỉ đều thể hiện được tầm quan trọng bởi nó cũng giúp bạn thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình. Vậy nên học CPA hay ACCA? Cái nào hữu ích hơn? Cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

1. Chứng chỉ CPA/ACCA là gì?

Chứng chỉ CPA là gì?

CPA là cụm từ viết tắt của Certified Public Accountants, có nghĩa là chứng chỉ kiểm toán viên – là chứng chỉ dành cho những người hành nghề kế toán, kiểm toán được công nhận bởi các Hiệp hội nghề nghiệp trong nước hoặc quốc tế.

Chứng chỉ ACCA là gì?

Chứng chỉ ACCA (the Association of Chartered Certified Accountants) là chương trình thuộc Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc được thành lập năm 1904. Chứng chỉ đã mang đến cho giới chuyên môn ngành tài chính, kế toán và kiểm toán một chương trình chuyên nghiệp được công nhận rộng rãi trên toàn cầu.

Tiêu chí CPA ACCA
Nơi cấp CPA do bộ Tài chính Việt Nam cấp. ACCA – Chứng chỉ Kế toán được cấp bởi Anh quốc.
Yêu cầu đầu vào ● Có bằng đại học trở lên các ngành Tài chính, Kế toán, Ngân hàng, Kiểm toán hoặc có các môn học Phân tích hoạt động tài chính, Kế toán, Ngân hàng, Thuế, Kiểm toán chiếm 7% thời lượng tổng số môn học. ● Tối thiểu 36 tháng công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán tính từ thời điểm tốt nghiệp. ● Sinh viên ● Ứng viên đã tốt nghiệp (Tài chính, Kế toán, Ngân hàng). ● Không yêu cầu kinh nghiệm.

2. Tại sao cần phải có chứng chỉ CPA?

CPA là biểu tượng cột mốc cho một sự nghiệp vững chắc. Giải phóng quan điểm những người làm kế toán kiểm toán chỉ là cỗ máy được lập trình sẵn với những công việc bị bó hẹp trong phạm vi thẩm định sổ sách kế toán, báo cáo tài chính hay kê khai thuế. Thế nhưng bây giờ, độ dao động trong đa dạng chuyên môn ở các bạn làm nghề kế toán kiểm toán đã nghiêng về phía khác. Những dịch vụ hoàn thiện mảng tài chính doanh nghiệp, tư vấn hệ thống, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độ trung thực, mô hình hóa tài chính, đánh giá hiệu quả, đánh giá chương trình, đánh giá lĩnh vực kinh doanh, các dịch vụ pháp lý, quản lý dự án, phân tích lợi ích và chi phí, định giá, tư vấn nhân sự, tái cấu trúc và còn nhiều nữa. Ngày càng có nhiều người theo đuổi chứng chỉ nghề nghiệp kế toán kiểm toán, để đặt chân vào hàng ngũ quản lý cấp cao của doanh nghiệp.

3. Các môn thi CPA/ACCA

Để có được chứng chỉ CPA bạn cần:

  • Chỉ phải thi 7 môn thay vì 13 môn như ACCA.
  • Đạt tổng điểm từ 38 điểm trở lên cho 6 môn thi
  • Môn thi đạt đạt từ điểm 5 trở lên
  • Hoàn thành môn thi ngoại ngữ (tiếng Anh) từ 5 năm trở lên

Để có được chứng chỉ ACCA bạn cần:

  • Hoàn thành 13/15 môn học ACCA gồm tất cả các môn thuộc cấp độ Kiến thức ứng dụng, Kỹ năng ứng dụng và 4 môn thuộc cấp độ Chuyên môn chiến lược. Cụ thể gồm: BT/AB/F1, MA/F2, FA/F3, LW/F4, PM/F5, TX/F6, FR/F7, AA/F8, FM/F9, SBL, SBR, tự chọn 2 trong 4 môn (AFM/P4, APM/P5, ATX/P6, AAA/P7).
  • Hoàn thành bài kiểm tra đạo đức.
  • Có 3 năm làm việc hoặc 3 năm kinh nghiệm liên quan.

Nếu hoàn thành hết 13/15 môn học và chưa đạt yêu cầu kinh nghiệm, học viên sẽ trở thành hội viên dự bị của ACCA.

So với chứng chỉ CPA thì Đối tượng của ACCA khá mở và không bị yêu cầu khắt khe về kinh nghiệm làm việc, tuy nhiên quá trình đạt được ACCA vô cùng gian nan, phức tạp với 15 môn học tổng cộng và đòi hỏi các ứng viên phải có vốn từ vựng căn bản về kế toán, kiểm toán vì toàn bộ chương trình học – thi bạn sẽ phải học thi bằng tiếng Anh. Đồng thời là việc đảm bảo đầu tư công sức bền bỉ có thể lên đến 3 năm và kinh phí duy trì.

Xét trên tổng thể, CPA dường như “dễ nhằn” hơn so với ACCA. CPA tuy “chặt” ở đầu vào ở  điều kiện đó là việc yêu cầu các ứng viên phải có kinh nghiệm liên quan tối thiểu 36 tháng, nhưng tạo điều kiện “mở” với 7 môn thi CPA có thể gói gọn trong chỉ 1 năm ôn thi bao gồm:

Môn 1. Ôn thi CPA Môn Thuế – Chứng chỉ hành nghề kế toán 2023

Môn 2. Ôn thi CPA Môn kế toán – Nhận Chứng chỉ hành nghề kế toán kiểm toán 2023

Môn 3. Ôn thi CPA Môn Luật – Nhận chứng chỉ hành nghề kế toán kiểm toán 2023

Môn 4. Ôn thi CPA môn tài chính – Chứng chỉ hành nghề kế toán kiểm toán 2023

Môn 5. Ôn thi CPA Môn Kiểm toán – Nhận Chứng chỉ hành nghề kiểm toán 2023

Môn 6. Ôn thi CPA môn Phân tích hoạt động tài chính nâng cao 2023

Môn 7. Ôn thi CPA Môn Tiếng Anh – Nhận Chứng chỉ hành nghề kiểm toán 2023

4. Chi phí đầu tư để học CPA/ACCA

Chi phí đầu tư để học CPA cũng đỡ tốn kém hơn nhiều Chi phí đầu tư để học ACCA (chi phí theo học ACCA cao gấp khoảng 20 lần so với CPA) Không kể phí tham gia thi, phí duy trì hội viên của ACCA là khá cao so với mặt bằng chung ở Việt Nam.

5. Nên học CPA hay ACCA

Chứng chỉ CPA giúp bạn mở rộng con đường sự nghiệp. Vậy nên đối với những ai đang hành nghề kế toán, kiểm toán và làm việc trong ngành kinh doanh và dịch vụ kế toán thì chứng chỉ CPA chính là một chứng chỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết.

Sau khi sở hữu được chứng chỉ bạn cũng thể hiện được sự “chuyên nghiệp” tại nơi làm việc của mình và được lãnh đạo giao cho công việc quan trọng với mức lương cực tương xứng.

Nhất là khi bạn thuộc các trường hợp bắt buộc phải có chứng chỉ CPA Việt Nam như: Kế toán trưởng, người được làm thuê dịch vụ sổ sách kế toán, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán, người hành nghề kế toán trong các doanh nghiệp kế toán, chủ sở hữu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, thì bạn cần thi chứng chỉ CPA Việt Nam

Còn lại, Bạn nên học ACCA khi cần một chứng chỉ được công nhận rộng rãi trên toàn cầu, chứng chỉ ACCA là gợi ý phù hợp vì được công nhận tại 179 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nhìn chung cả CPA hay ACCA đều rất tiện ích bởi nó thể hiện được năng lực của bạn trong công việc và mang lại cơ hội thăng tiến cao. Cả 2 chứng chỉ đều là tấm “hộ chiếu” đầy quyền lực.

6. Ôn thi chứng chỉ CPA tại TACA

Để lấy được chứng chỉ CPA, bạn không chỉ cần nắm vững thực hành mà kiến thức cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt phương pháp làm bài thi khoa học đánh đúng trọng tâm tính Thuế sẽ giúp người thi đạt được điểm số tối đa.

Vì vậy, nếu ôn thi tại TACA người thi sẽ được luyện những kỹ năng liên quan đến thực hành + lý thuyết và tập trung làm những dạng đề thi thử sát với nội dung, bài tập trong đề thi chính thức.

PHƯƠNG PHÁP HỌC ÔN THI CPA TẠI TACA:

– Kết hợp phân tích lý thuyết chuyên đề, thảo luận tình huống thực tế và thực hành bài tập. – Kết hợp tuy duy độc lập và làm việc nhóm hiệu quả. – Tỷ lệ: 30% lý thuyết – 55% thực hành – 15% làm bài kiểm tra tại lớp. – Tổ chức học nhóm, ôn thi theo nhóm, luyện đề thi với bộ ngân hàng đề lớn nhất và sát đề thi nhất ngoài giờ học cho tất cả học viên trong và sau khóa học. LỘ TRÌNH ÔN THI CPA TẠI TACA

Phương pháp ôn thi chứng chỉ CPA việt nam

7. Phương pháp lập kế hoạch Ôn thi hoàn hảo

Trên đời này có tồn tại công bằng hay không? – Câu trả lời là: Có. – Đó là Thời Gian. – Tất cả mọi người đều có 24 tiếng/ngày. Và đó là sự công bằng. Chúng ta đều có 24 tiếng, nhưng có người lựa chọn ngủ nướng, có người lựa chọn làm việc, có người lựa chọn suy nghĩ tích cực, có người lại lựa chọn những suy nghĩ tiêu cực, có người lựa chọn can đảm làm việc khó, có người lựa chọn sự sợ hãi không dám làm, có người lựa chọn là người chơi, nhưng cũng có người lựa chọn mình là người tạo ra lửa và duy trì cuộc chơi… Người ta nói, không cần biết bạn đi con đường nào, quan trọng là bạn đến được thành công. Nhưng tôi lại không nghĩ như vậy. Với tôi quá trình đi tới thành công cũng quan trọng không kém. Bởi trên hành trình ấy, biết bao nhiêu quyết tâm, nỗ lực và sự can đảm, tất cả đều thật đáng trân trọng. Thời buổi bây giờ thật chẳng dễ dàng gì. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, hơn tất cả các thời kỳ trước trong quá khứ. Mới đầu tôi mang suy nghĩ của một sinh viên cử nhân kế toán rằng chỉ cần ra trường kiếm được việc làm là mọi thứ thế nào cũng ổn. Đúng vậy, chỉ cần một công việc ổn định, sống một cuộc sống an nhàn, sáng đi làm, chiều hết giờ thì lại đi về. Nhưng quả thật mọi thứ không đơn giản như vậy, áp lực công việc, cạnh tranh, tự tín nhiệm và nể phục, tất cả sẽ nhấn chìm chúng ta nếu chúng ta không có cho mình một tinh thần lúc nào cũng không ngừng học hỏi và tiến lên phía trước. Tôi muốn tiến xa hơn và vững vàng hơn nữa, không chỉ là một kế toán viên đơn thuần. Tôi muốn mình phải đi được xa hơn thế. Và tôi đã đặt ra thử thách cho chính bản thân và sự nghiệp của mình. Và chứng chỉ CPA đã giúp tôi vươn lên một tầm cao mới. Nhưng sau bao nhiêu quyết tâm, sự nỗ lực, nhiều lúc nản vô cùng, tôi đã đạt được thành quả xứng đáng. Giờ đây, tôi có cho mình kinh nghiệm và cả sự tự tin. Tôi không còn sợ hãi khi gặp phải một vấn đề nan giải trong công việc, cơ hội và cả sự lựa chọn cũng theo đó mà đến nhiều hơn. Với quá trình ôn luyện CPA gian và đầy thử thách ấy, với khối kiến thức mà mình tích lũy được, khi được giao các nhiệm vụ quan trọng, thậm chí nắm các chức vụ cao, tôi hoàn toàn có thể làm tốt. Tôi cũng tự tin khi truyền tải lại kiến thức và kinh nghiệm của mình tới các học viên dưới vai trò là một trợ giảng. Liệu bạn có dám vượt qua nỗi sợ, sự do dự và cho mình một cơ hội quyết tâm, cố gắng hết mình để đạt được một mốc quan trọng mới trong sự nghiệp làm kế toán? Liệu bạn có dám thử thách, vượt qua khó khăn và cầm trên tay tấm huy chương là chứng chỉ CPA? Tôi đã làm được và tôi tin bạn cũng làm được. Link xem chi tiết về chứng chỉ hành nghề kế toán kiểm toán năm 2023 tại đây: https://taca.edu.vn/on-thi-cpa/

Nếu bạn vẫn cần thêm bất cứ thông tin gì, đừng ngần ngại, hãy liên lạc với TACA để được giải đáp và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Comment hoặc Inbox TACA – Training And Coaching Accounting

Từ khóa » Chứng Chỉ Cpa Acca