Nên Lắp Hệ Thống điện Mặt Trời độc Lập Khi Nào, Vì Sao?

Nên lắp hệ thống điện mặt trời độc lập khi nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hệ thống điện mặt trời độc lập hoạt động không thông qua lưới điện quốc gia, có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng cũng có một số nhược điểm so với hệ thống hòa lưới. Việc lắp điện năng lượng mặt trời dạng độc lập phù hợp với những khu vực chưa có điện lưới hoặc có nhu cầu tự chủ nguồn điện.

  • Điện mặt trời chất lượng cao cho văn phòng doanh nghiệp và nhà máy sản xuất
  • Ưu nhược điểm của năng lượng tái tạo: Nhìn từ thực tế
  • Hybrid Inverter là gì, khác gì so với Inverter On-Grid, Off-Grid?

Ưu điểm của điện mặt trời độc lập

Ở hệ thống điện mặt trời độc lập, các pin năng lượng mặt trời hấp thu ánh sáng tạo dòng điện một chiều, dòng điện này đi qua Điều khiển sạc năng lượng mặt trời (NLMT) nạp vào hệ dự trữ (như ắc quy hoặc pin lithium). Từ hệ dự trữ, điện một chiều (DC) dùng cho các thiết bị dùng điện một chiều hoặc đi qua Bộ đổi nguồn cung cấp cho thiết bị dùng điện xoay chiều (AC). Hệ thống này có thể được ứng dụng để tạo ra các trạm sạc năng lượng mặt trời cho các xe điện năng lượng mặt trời.

Như vậy, hệ thống này, đúng như tên gọi của nó, hoạt động mà không liên quan đến lưới điện quốc gia. Điều này đồng nghĩa với việc người đầu tư có thể tự chủ nguồn điện, không bị ảnh hưởng bởi lịch cắt điện hay sự cố về lưới điện gây mất điện. Đây là một trong những lý do khiến việc đầu tư điện mặt trời dạng độc lập ngày càng được quan tâm.

Nên lắp hệ thống điện mặt trời độc lập khi nàoĐiện mặt trời độc lập có thể lắp đặt ở bất cứ đâu, không phụ thuộc hệ thống điện lưới

Do không phụ thuộc vào lưới điện, việc lắp đặt điện năng lượng mặt trời độc lập cũng rất thuận tiện, có thể lắp ở bất cứ đâu, cả những nơi chưa có điện hay xa lưới điện quốc gia. Chỉ cần ở nơi có ánh nắng là có thể lắp đặt hệ thống này. Hơn nữa, do có hệ thống dự trữ nên người đầu tư có thể dùng điện liên tục từ vài ngày đến vài tuần ngay cả khi trời mưa (tùy thuộc vào công suất dự trữ và lượng điện năng tiêu thụ).

  • Các giải pháp giúp tối ưu hiệu quả dự án điện mặt trời tại Việt Nam
  • Điểm trường đầu tiên ở Ba Bể, Bắc Kạn được đầu tư hệ thống điện mặt trời

Ngoài ra, với hệ thống hòa lưới, điện tạo ra vào ban ngày nếu không được sử dụng hết thì sẽ hòa vào lưới điện; ban đêm hệ thống không hoạt động, điện sử dụng lấy từ lưới điện. Còn với hệ thống độc lập, hệ thống hoạt động cả ngày lẫn đêm: ban ngày tạo ra điện, ban đêm cung cấp điện. Điều này giúp tiết kiệm chi phí điện năng đáng kể.

Trong khi các hệ thống, thiết bị tạo ra điện như máy phát/động cơ dùng nhiên liệu đốt (xăng, dầu, khí…) ồn ào, ô nhiễm và độc hại thì hệ thống điện mặt trời độc lập mang đến sự yên tĩnh và trong lành. Điều này không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn tốt cho sức khỏe của người sử dụng.

Hơn nữa, điện mặt trời là nguồn năng lượng sạch tái tạo bền vững, việc lắp đặt điện mặt trời dù là hòa lưới hay độc lập cũng là hành động thiết thực góp phần bảo vệ môi trường và chung tay cùng ngành điện nước nhà đối phó với tình trạng thiếu điện. Vũ Phong Energy Group là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực này, cung cấp giải pháp điện mặt trời toàn diện cho cả điện mặt trời mái nhànhà máy điện mặt trời.

Nên lắp hệ thống điện mặt trời độc lập khi nàoHệ thống độc lập 14kWp tại Trường Sa

Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm, hệ thống này vẫn tồn tại một số hạn chế cần cân nhắc, đặc biệt là về mặt chi phí và hiệu quả sử dụng. Chi phí đầu tư một hệ thống điện mặt trời độc lập cao hơn so với hệ thống hòa lưới cùng công suất. Đó là vì ngoài các thiết bị như tấm pin mặt trời, thang máng cáp, giàn khung… hệ thống này còn đòi hỏi hệ dự trữ như ắc quy, pin lithium khiến tổng chi phí đội lên. Điều này có thể ảnh hưởng đến giá điện mặt trời cuối cùng mà người dùng phải chi trả.

Nếu hệ thống dự trữ và điện năng tiêu thụ thấp hơn công suất điện tạo ra, phần điện dư sẽ không thể bán lại cho ngành điện như hệ thống hòa lưới. Để tối ưu, người đầu tư nên nhờ đơn vị lắp đặt điện nhiều kinh nghiệm tính toán cụ thể lượng điện sử dụng trong gia đình mỗi ngày để đưa ra quy mô hệ thống phù hợp. Việc này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn đảm bảo hiệu quả sử dụng năng lượng sạch.

Tuy nhiên, với xu hướng phát triển công nghệ và sản xuất xanh, các tổng thầu EPC như Vũ Phong Energy Group đang nỗ lực tối ưu hóa hệ thống, giảm thiểu những nhược điểm này. Đây là một phần của nỗ lực Make in Vietnam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, góp phần giảm phát thải và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, việc kết hợp giữa điện mặt trời và các nhà máy điện gió cũng đang được nghiên cứu để tạo ra giải pháp năng lượng toàn diện hơn.

  • Tư vấn lựa chọn thương hiệu pin mặt trời tốt
  • Tư vấn lắp đặt điện mặt trời cho gia đình

Có nên lắp điện năng lượng mặt trời độc lập?

Đầu tư điện mặt trời gia đình dạng độc lập đang ngày càng được quan tâm. Dựa vào những ưu, nhược điểm trên, có thể thấy, hệ thống điện mặt trời độc lập rất phù hợp trong những trường hợp sau:

  • Những nơi chưa có lưới điện hoặc ở xa lưới điện khiến chi phí kéo điện cao. Điển hình là những nơi vùng sâu, vùng xa, hải đảo…
  • Các phương tiện di chuyển như xe, tàu, thuyền… cần được cung cấp điện. Hiện nay, người ta đã nghiên cứu, chế tạo các loại xe ô tô năng lượng mặt trời. Những xe này đều dùng mô hình điện mặt trời độc lập.

Nên lắp hệ thống điện mặt trời độc lập khi nàoXe điện năng lượng mặt trời ở Long An do Vũ Phong Energy Group lắp đặt

  • Các trụ đèn giao thông, các trạm sạc năng lượng mặt trời dùng để sạc các thiết bị di động cầm tay như điện thoại thông minh, laptop, máy tính bảng… và sạc xe điện.
  • Những gia đình muốn có một hệ thống điện riêng không phụ thuộc vào lưới điện quốc gia, hướng tới mục tiêu net-zero.
  • Những gia đình muốn có một hệ thống điện tuyệt đối an toàn, sử dụng hoàn toàn điện một chiều, đóng góp vào sự phát triển bền vững.

Ngoài ra, trong trường hợp gia đình/doanh nghiệp vừa muốn sử dụng điện hòa lưới vừa muốn sử dụng điện độc lập để bớt phụ thuộc vào lưới điện (đặc biệt là các đơn vị cần có điện mọi lúc như bệnh viện), có thể lắp đặt hệ thống điện hòa lưới có dự trữ (ESS). Người đầu tư có thể tham khảo tư vấn từ các đơn vị tổng thầu EPC chuyên nghiệp để đưa ra lựa chọn tối ưu, phù hợp nhất với mong muốn, điều kiện lắp đặt và khả năng tài chính của mình. Việc đặt điện mặt trời độc lập cũng cần được xem xét kỹ lưỡng về mặt ESG và tuân thủ các quy định như CBAM, I-REC, RECS để đảm bảo tính vững chắc của dự án.

Vũ Phong Energy Group

Các thông tin trên là những thông tin cơ bản, để có bảng giá chi tiết và thông số thiết bị xin vui lòng email hello@vuphong.com, hoặc nhấp vào nhận báo giá điện mặt trời hoặc gọi số miễn cước 18007171 để kỹ sư tư vấn của Vũ Phong Energy Group hỗ trợ.

Vũ Phong Energy Group là đơn vị có kinh nghiệm trên 12 năm tổng thầu thi công điện mặt trời áp mái cho dân dụng, công nghiệp, trang trại và nhà máy năng lượng mặt trời, với đội ngũ hơn 350 nhân sự tính đến hết 2019, đã thi công hơn 500MWp và đang vận hành hơn 325MWp nhà máy điện mặt trời, đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, ISO 14001:2015 và ISO 45001:2018 chứng nhận quốc tế bởi SGS Global, cam kết mang đến khách hàng các dự án điện mặt trời chất lượng cao, hiệu suất cao và tuổi thọ trên 30 năm.

chứng nhận ISO của Vũ Phong Energy GroupẢnh: Các chứng nhận ISO của Vũ Phong Energy Group.

5/5 - (8 bình chọn)

Từ khóa » Bộ Năng Lượng Mặt Trời độc Lập