Nên Tiêm Uốn Ván Bao Lâu Sau Khi Bị Thương? - YouMed

Nội dung bài viết

  • Vắc xin uốn ván
  • Vết thương như thế nào thì cần tiêm phòng uốn ván?
  • Tiêm phòng uốn ván chủ động cho người khỏe mạnh
  • Sơ cứu vết thương – Cách hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván

Bệnh uốn ván (tetanus) là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani). Đây là một bệnh rất nguy hiểm vì sau khi đã xuất hiện các triệu chứng của bệnh thì cơ hội sống sót là rất thấp. Vậy, câu hỏi được đặt ra là tiêm uốn ván bao lâu sau khi bị thương? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời cùng Youmed nhé!

Vắc xin uốn ván

Vắc xin uốn ván có thể giúp cơ thể bạn chống lại bệnh uốn ván. Vắc xin phòng bệnh uốn ván cũng có thể phối hợp với các loại vắc xin phòng các bệnh nhiễm khuẩn khác (như bạch hầu và ho gà). Một số loại vắc xin có thể phòng bệnh uốn ván phổ biến hiện nay:

  • DTaP: vắc xin kết hợp phòng uốn ván, bạch hầu và ho gà. Tiêm cho trẻ em dưới 7 tuổi
  • TdaP: vắc xin phòng bạch cầu, uốn ván, ho gà. Tiêm cho trẻ lớn và người trưởng thành
  • DT và Td: vắc xin dự phòng bạch hầu và uốn ván. Vắc xin DT được tiêm cho trẻ nhỏ; trong khi đó, Td thường được tiêm cho trẻ lớn và người trưởng thành

Vết thương như thế nào thì cần tiêm phòng uốn ván?

Tiêm uốn ván bao lâu sau khi bị thương? Tất cả vết thương hở, trầy xước, rách da đều tạo điều kiện cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Các loại vết thương có nguy cơ cao nhiễm uốn ván cần được tiêm phòng khẩn cấp bao gồm:

  • Vết thương nặng do tai nạn giao thông nghiêm trọng
  • Vết thương được gây ra do các vật sắc nhọn như đinh gỉ, mái tôn gỉ, cành cây,…

Ngoài ra, một số loại vết thương có nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn như:

Để chat, gọi điện và đặt khám bác sĩ chuyên về Vaccine, tải ngay ứng dụng YouMed.

  • Vết bỏng
  • Trầy xước nhẹ
  • Các loại vết thương hở không sâu và không bị nhiễm bẩn

Những loại này cũng cần được sơ cứu kịp thời và đúng cách để phòng ngừa nguy cơ uốn ván. Tốt nhất, để đảm bảo an toàn, những người bị những vết thương này cần tiêm phòng. Vì nếu như bệnh khởi phát thì gần như các biện pháp điều trị đều là quá muộn. Đa số các trường hợp bệnh đều tử vong.

tiem-uon-van-bao-lau-sau-khi-bi-thuong
Tiêm vắc xin uốn ván khi nào?

Tiêm phòng uốn ván chủ động cho người khỏe mạnh

Những ai nên tiêm?

Tiêm uốn ván bao lâu sau khi bị thương? Không phải chỉ khi bị thương bạn mới cần tiêm vắc xin phòng uốn ván. CDC (trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh) khuyến cáo rằng, mọi người ở mọi độ tuổi đều nên tiêm vắc xin phòng uốn ván.

  • DTaP: nên tiêm vắc xin này cho trẻ dưới 7 tuổi, tiêm khi trẻ đủ 2, 4, 6 tháng và từ 15 đến 18 tháng. Sau đó, nên tiêm nhắc lại khi trẻ từ 4 đến 6 tuổi.
  • Tdap: nên tiêm vắc xin này cho trẻ từ 11 – 12 tuổi. Ngoài ra, người trưởng thành chưa được tiêm Tdap ở độ tuổi này nên tiêm nhắc lại vắc xin.
  • Td: hiệu lực phòng bệnh của vắc xin uốn ván sẽ giảm dần sau thời gian, do vậy, người trưởng thành nên tiêm nhắc lại vắc xin Td sau mỗi 10 năm.

Những ai không nên tiêm?

Hãy trao đổi thêm với bác sĩ trước khi tiêm vắc xin phòng uốn ván nếu bạn:

  • Có những phản ứng dị ứng nghiêm trọng với vắc xin ở những lần tiêm trước
  • Bạn có phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng trong những lần tiêm vắc xin phòng uốn ván trước đó
  • Co giật hoặc rơi vào hôn mê sau khi tiêm vắc xin phòng uốn ván
  • Bệnh nhân mắc hội chứng Guillain – Barré
  • Đang mắc các bệnh cấp tính ngay khi chuẩn bị tiêm vắc xin
  • Đang sử dụng thuốc corticoid liều cao

Sơ cứu vết thương – Cách hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván

Sơ cứu vết thương

Tiêm uốn ván bao lâu sau khi bị thương? Trước khi đến cơ sở y tế để được tiêm phòng, sơ cứu vết thương trước tiên cũng là cách hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn uốn ván.

  • Khi gặp vết thương dù lớn hay nhỏ, cần dùng nước sạch rửa ngay lập tức hoặc rửa dưới vòi nước đang chảy. Điều này để pha loãng vi khuẩn và đẩy chất bẩn ra ngoài. Nếu vết thương chảy máu và dính nhiều đát, cát, bùn… thì nên dùng dung dịch ôxy già để sát khuẩn. Tiếp theo, rửa lại vết thương bằng xà phòng rồi lau khô.
  • Với vết thương còn có dị vật thì rửa tay sạch rồi tìm cách lấy dị vật ra, băng bó vết thương và thay băng hàng ngày. Nếu dị vật to hoặc nằm sâu bên trong vết thương thì nên đến cơ sở y tế để xử lý dị vật.
  • Nếu vết thương có xuất hiện những dấu hiệu như đau tăng dần, phù nề, sưng phồng, đỏ lạn rộng vùng da quanh vết thương, có dịch nhầy chảy ra từ vết thương. Hoặc vết thương bốc mùi khó chịu, hạch sưng, vết thương lâu lành hoặc không lành…. Bệnh nhân cần đến ngay bệnh viện vì có thể vết thương đã nhiễm trùng. Tuyệt đối không tự chữa bằng các phương pháp dân gian như đắp lá, thuốc rê, thuốc bột…

Trên đây là những lưu ý về việc tiêm uốn ván bao lâu sau khi bị thương. Nếu bạn có thắc mắc gì về sức khỏe, hãy liên hệ với nhân viên y tế để được giải đáp nhé!

Từ khóa » Tiêm Uốn Ván được Bao Lâu