Nên Tiêm Vắc Xin Cho Học Sinh Loại Nào Và Cần Lưu ý Gì? | Medlatec

1. Các loại vắc xin nên tiêm cho học sinh

Hầu hết các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được khuyến cáo tiêm từ sớm cho trẻ lứa tuổi từ 0 - 3 tuổi.

Lứa tuổi học sinh sẽ cần tiêm 1 số loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễmLứa tuổi học sinh sẽ cần tiêm 1 số loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm

Tuy nhiên đến lứa tuổi học sinh, trẻ vẫn cần tiêm mới hoặc nhắc lại một số loại vắc xin sau để đảm bảo miễn dịch:

1.1. Vắc xin phòng cúm

Cúm là bệnh do nhiễm virus xảy ra liên tục trong năm, các loại virus gây bệnh cũng liên tục thay đổi, tạo biến thể hoặc chủng loại mới. Cùng với đó, miễn dịch mà cơ thể tạo ra chỉ với loại virus cúm đã mắc bệnh hoặc tiêm phòng, nếu gặp phải loại virus cúm khác vẫn sẽ mắc bệnh.

Trẻ nhỏ, độ tuổi học sinh là đối tượng nhiễm bệnh nguy cơ cao so sức đề kháng yếu và môi trường trường học dễ lây lan bệnh. Tiêm vắc xin cúm hàng năm được khuyến cáo với đối tượng trẻ này, nhằm bảo vệ khỏi bệnh cúm cũng như các biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

Thời điểm nên đưa trẻ đi tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm là vào khoảng tháng 10, trước mùa dịch ít nhất 2 tuần để đảm bảo khả năng chống lại bệnh. Vắc xin cúm được đánh giá là khá lành tính, ít gây tác dụng phụ nên cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm đưa trẻ đi tiêm hàng năm.

Nên tiêm cho học sinh vắc xin phòng cúm khoảng tháng 10 hàng nămNên tiêm cho học sinh vắc xin phòng cúm khoảng tháng 10 hàng năm

1.2. Vắc xin não mô cầu MenACWY mũi thứ 2

Vắc xin não mô cầu kết hợp MenACWY được tiêm phổ biến hiện nay, giúp trẻ chống lại 4 loại huyết thanh của vi khuẩn gây bệnh. Mũi tiêm thứ hai được khuyến cáo nên tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 16 tuổi.

Khi tiêm đầy đủ hai mũi vắc xin, trẻ không những đủ miễn dịch chống lại sự lâu nhiễm vi khuẩn não mô cầu mà còn giúp ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng màng não, máu và tủy sống. Những bệnh nhiễm trùng này đều vô cùng nguy hiểm, dễ gây biến chứng nặng đến sức khỏe lâu dài và tương lai của trẻ.

Do vậy, cha mẹ cần ghi nhớ và đưa trẻ đi tiêm mũi nhắc lại của vắc xin não mô cầu.

Trẻ lứa tuổi học sinh đã có thể tiêm vắc xin Covid-19

Trẻ lứa tuổi học sinh đã có thể tiêm vắc xin Covid-19

1.3. Vắc xin Covid-19

Virus Covid-19 đang gây bùng phát dịch trên toàn cầu, chìa khóa để con người chống lại loại virus này là miễn dịch cộng đồng có được từ vắc xin. Tại nước ta, Bộ Y tế đã triển khai chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi là lứa tuổi học sinh từ cuối năm 2021, lộ trình cho trẻ từ lứa tuổi cao đến thấp.

Hầu hết các địa phương đều đã triển khai tiêm vắc xin cho trẻ độ tuổi đi học, cha mẹ nên chú ý đăng ký và đưa trẻ đi tiêm đúng theo hướng dẫn của cơ sở y tế. Các chuyên gia y tế cho biết, trẻ lứa tuổi học sinh khi tiêm cũng gặp phản ứng phản vệ giống như người lớn, tỉ lệ nhỏ gặp phải biến chứng nặng hơn như: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim,...

Vắc xin phòng Covid-19 có thể tiêm phòng cho tất cả trẻ chưa có miễn dịch, song cần kiểm tra sức khỏe để xem xét thời điểm tiêm thích hợp cũng như có biện pháp theo dõi, kịp thời xử lý biến chứng trẻ có thể gặp sau tiêm.

Trẻ có thể tiêm bù các vắc xin khác nếu bỏ lỡ trước đó

Trẻ có thể tiêm bù các vắc xin khác nếu bỏ lỡ trước đó

Ngoài các loại vắc xin trên, nếu trẻ đã đi học nhưng tiêm thiếu các mũi tiêm vắc xin sau thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để có lịch tiêm bổ sung phù hợp. Các loại vắc xin có thể trẻ bỏ lỡ bao gồm: vắc xin uốn ván, bạch hầu, ho gà, vắc xin HPV, vắc xin viêm gan A, B, vắc xin bại liệt, vắc xin thủy đậu, vắc xin 3 trong 1 phòng bệnh sởi, rubella và quai bị.

2. Lưu ý gì khi tiêm vắc xin cho học sinh?

Việc tiêm vắc xin cho trẻ lứa tuổi học sinh có sức khỏe tốt, không có bệnh lý nghiêm trọng thường an toàn. Tuy nhiên vẫn có trường hợp xảy ra sốc phản vệ và một số biến chứng khác, do vậy cha mẹ cần chú ý cho trẻ tiêm chủng và theo dõi đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Dưới đây là một số lưu ý trước và sau khi trẻ tiêm phòng vắc xin các loại:

2.1. Sàng lọc sức khỏe trước khi tiêm

Trước khi tiêm phòng vắc xin, cần đảm bảo sức khỏe của trẻ ở trạng thái tốt, nếu trẻ có các triệu chứng cảm ốm, đặc biệt là Covid-19 thì cần điều trị khỏi trước khi tiêm phòng. Nếu trẻ có các triệu chứng sau nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin: sốt, ho, khó thở, sức khỏe yếu, người ốm mệt,...

2.2. Chú ý triệu chứng của trẻ sau tiêm

Dù trẻ có sức khỏe tốt nhưng khi tiêm phòng, trẻ vẫn có thể gặp phản ứng dị ứng, sốc phản vệ hoặc tác dụng phụ sau tiêm. Phần lớn trường hợp phản ứng sau tiêm là nhẹ và không nguy hiểm, tuy nhiên vẫn cần chú ý theo dõi.

Cha mẹ nên lưu ý theo dõi triệu chứng sau tiêm của trẻ

Cha mẹ nên lưu ý theo dõi triệu chứng sau tiêm của trẻ

Nếu trẻ có các dấu hiệu sốc phản vệ, dị ứng nặng sau tiêm cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để theo dõi và kịp thời xử lý. Các dấu hiệu nguy hiểm bao gồm: trẻ sốt cao, khó thở, người tím tái, ngủ li bì, mê man ý thức không rõ ràng,...

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện đã triển khai dịch vụ tiêm chủng cho nhiều đối tượng, trong đó có học sinh. Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ tiêm chủng lại MEDLATEC là:

  • Chất lượng vắc xin tốt, nguồn gốc rõ ràng, bảo quản theo đúng yêu cầu của Bộ y tế.

  • Đa dạng các loại vắc xin.

  • Khách hàng được tư vấn và chỉ định đúng loại vắc xin phù hợp.

  • Được theo dõi sau tiêm chủng và xử lý nhanh chóng biến chứng nếu có.

Nếu cần tư vấn thêm và đăng ký dịch vụ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Từ khóa » Học Sinh Có được Tiêm Vaccine Không