Nét đặc Sắc Trong Trang Phục Truyền Thống Các Dân Tộc Tỉnh Bắc Kạn
Có thể bạn quan tâm
Chiếm đa số trong thành phần dân tộc trên địa bàn tỉnh, trang phục truyền thống của người Tày không nhiều họa tiết hoa văn cầu kỳ, quần áo được dệt từ sợi bông nhuộm chàm xanh đen. Trang phục của thiếu nữ Tày khi mặc thường bó sát người, bên trong mặc thêm một chiếc áo chịt màu trắng, đi liền với tấm áo còn có giải thắt lưng cùng màu cuốn 2 vòng quanh thân, hai đầu dây được vắt chéo, xuôi theo vạt áo sau lưng. Đi cùng với bộ quần áo còn có khăn vấn màu đen, có bộ xà tích, vòng cổ, vòng tay… đều bằng bạc trắng.
Chàng trai, cô gái Tày trong trang phục truyền thống |
Trang phục của các chàng trai Tày gồm quần và áo. Áo ngắn được may 4 hoặc 5 thân, xẻ ngực, cổ tròn đứng, không cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và hai túi nhỏ phía trước. Quần cũng làm bằng vải sợi bông nhuộm chàm, cắt theo kiểu quần đũng chéo vừa phải dài tới mắt cá chân. Khăn đội đầu màu chàm quấn trên đầu theo lối chữ nhân. Ngày nay, trang phục truyền thống của người Tày vẫn còn phổ biến, đặc biệt trong các ngày lễ cổ truyền, lễ cưới…
Trang phục truyền thống dân tộc Dao |
Trang phục truyền thống dân tộc Dao của nữ giới bao gồm quần, áo, váy, yếm, khăn, mũ đội đầu. Nguyên liệu chính để dệt nên những bộ trang phục Dao là từ cây bông. Trang phục được thêu thùa, trang trí hoa văn, họa tiết cầu kỳ, tinh xảo, mang sắc thái của vẻ đẹp tự nhiên như hoa rừng, thế núi, hình sông. Điểm tô cho bộ trang phục là các trang sức bằng bạc. Trang phục của nam mộc mạc, đơn giản hơn nhưng vẫn toát lên vẻ khỏe khoắn, mạnh mẽ với áo màu chàm được may theo kiểu bà ba, có hai túi rộng, quần dài cạp chun, ống rộng để thuận lợi cho việc leo núi đồi.
Trang phục truyền thống của người Hoa |
Trang phục truyền thống của người Hoa trên địa bàn tỉnh hiện chỉ còn thấy ở một số người lớn tuổi hay trong các nghi lễ cưới xin. Phụ nữ thường mặc áo cổ viền cao, cài khuy một bên, xẻ tà cao; quần ống rộng, cạp chun. Màu sắc trang phục nhất là các thiếu nữ thích màu hồng, màu đỏ cùng với sắc màu đậm. Đàn ông mặc áo màu đen hay xanh đậm, cài khuy vải một bên, vai liều cổ đứng, xẻ tà hoặc kiểu áo tứ thân, xẻ giữ, cổ đứng, vai liền, có túi. Phụ nữ đeo trang sức bằng vàng, đá ngọc…
Trang phục dân tộc Sán Chay |
Trang phục dân tộc Sán Chay có thêu hoa văn trang trí tinh xảo, mang giá trị biểu tượng. Trang phục nữ giới dài qua bắp chân thể hiện sự kín đáo, váy đụp co cạp nhưng không dùng dây rút mà dùng dây đai để buộc, màu vải áo cũng đồng nhất với màu váy. Ngoài ra còn có khăn vấn đầu, xà cạp, thắt lưng xanh đỏ, tạo nét tươi tắn cho trang phục.
Trang phục dân tộc Nùng |
Phụ nữ Nùng thường mặc áo 5 thân màu chàm, cả thân và tay áo đều được may rộng và được trang trí bằng đường viền của màu vải khác. Đi kèm với trang phục là khăn vấn đội đầu và bộ trang sức bằng bạc. Trang phục nam cũng gồm có áo, quần, thắt lưng, mũ nồi, túi vải thêu…
Trang phục của phụ nữ Mông đa dạng về màu sắc sặc sỡ. Váy của phụ nữ Mông có nhiều nếp gấp, rộng khi xòe ra mềm mại như cánh hoa, phần cạp váy được khâu xếp lại cho vừa với vòng bụng, có hai dây để buộc.
Trang phục của phụ nữ Mông |
Khác với độ sặc sỡ của những chiếc váy Mông, bộ trang phục nam lại đơn giản hơn. Quần và áo đều được sử dụng chất liệu vải lanh, áo may vừa thân, xẻ trước ngực, không có cầu vai, xẻ tà hai bên hông, cổ tròn đứng. Quần may ống hơi rộng, cạp rộng. Nam giới đi giày vải, đội mũ nồi.
Áo dài truyền thống đã trở thành trang phục không thể thiếu trong các sự kiện quan trọng |
Trang phục dân tộc Kinh là áo dài truyền thống. Áo dài được may bằng chất liệu vải lụa tơ tằm, ôm sát cơ thể và có cổ cao, dài qua đầu gối, xẻ tà từ hai bên hông. Quần được may ống rộng và dài chấm gót chân. Trang phục áo dài vừa quyến rũ, vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhưng vẫn tôn lên nét đẹp truyền thống của người con gái Việt Nam. Áo dài nam được may ngắn hơn áo dài nữ, dáng áo hình chữ A, vạt áo rộng kín đáo che khuất những nhược điểm, quần ống rộng cạp chun tạo sự tiện lợi, thoải mái.
Có thể thấy, trang phục các dân tộc chứa đựng nhiều ý nghĩa văn hóa đặc trưng của cả cộng đồng. Ngoài giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ, trang phục còn là yếu tố để phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác và được xem như một thông điệp để giải mã về quá trình phát triển của mỗi nền văn hóa, mỗi dân tộc, từ đó góp phần tạo nên một vườn hoa đa sắc màu rực rỡ, thể hiện tính đa dạng, phong phú trong trang phục của các dân tộc Việt Nam./.
Từ khóa » Trang Phục Truyền Thống Dân Tộc Cơ Ho
-
Trang Phục Phụ Nữ Cơ-ho - Trang Tin điện Tử Của Ủy Ban Dân Tộc
-
Đặc Sắc Trang Phục Dân Tộc K'ho
-
Đặc Sắc Trang Phục Dân Tộc Cơ Ho
-
NGƯỜI CƠ HO - Ủy Ban Dân Tộc
-
Bảo Tồn Trang Phục Truyền Thống Của Người K'Ho - Báo Lâm Đồng
-
Đặc Sắc Trang Phục Dân Tộc Cơ Ho | Tạp Chí Quê Hương Online
-
Bộ Sưu Tập Trang Phục Của 3 Dân Tộc Bản địa Lâm Đồng
-
Vẻ đẹp Trang Phục Dân Tộc Cor | 54 Dân Tộc Việt Nam
-
Người Cơ Ho – Wikipedia Tiếng Việt
-
Trang Phục Truyền Thống Của Người Chu Ru
-
Nét đẹp Trong Trang Phục Truyền Thống Của Các Dân Tộc ở Bắc Kạn
-
Tái Hiện Lễ Hội Mừng Lúa Mới Của Dân Tộc Cơ Ho
-
Bảo Tồn, Gìn Giữ Trang Phục Truyền Thống Các Dân Tộc Thiểu Số