Nét đặc Trưng Của Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử - .vn
Có thể bạn quan tâm
- 450
Nét đặc trưng của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử
NCPH
Thiền phái Trúc Lâm còn thể hiện đậm bản sắc dân tộc ở chỗ, sau khi đánh đuổi quân xâm lược, đất nước thái bình thì các Thiền sư trở về với việc tu hành và nghiên cứu để đưa hiểu biết của mình đến với người dân.
Dầu ai quyết chí tu hành Có lên Yên Tử mới đành lòng tu 1. Sự hình thành Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam tự hào đã xây dựng cho riêng mình một thiền phái tôn giáo mang đặc trưng riêng có của con người Việt Nam. Đó chính là Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, một thiền phái nhân văn và gần gũi với cuộc sống của người dân, do một vị vua Triều Trần khai mở và phát triển, Ông là vị vua thứ ba triều đại Nhà Trần, Trần Nhân Tông. Ở Ông, không chỉ được biết đến là vị vua anh minh, một anh hùng dân tộc mà còn là một nhà tu hành mẫu mực. Trên cơ sở thống nhất các thiền phái từ bên ngoài truyền vào thành dòng thiền riêng do vua Trần Thái Tông thực hiện, Ngài Trần Nhân Tông đã hoàn thiện dòng thiền Trúc Lâm, mở ra tông phái Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Vua Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, trước khi đi tu, Ngài trị vì đất nước 15 năm (1278 – 1293), làm Thái thượng hoàng 15 năm. Sau khi nhường ngôi cho con trai là Trần Anh Tông, Ông xuất gia tu hành tại Ninh Bình, sau đó đến tu tại Yên Tử, Quảng Ninh. Tại đây, Ngài đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông được nhân dân gọi cung kính là “Phật Hoàng”. Chính Ông là người đầu tiên khơi nguồn, đặt nền móng và hướng đạo, phát triển tư tưởng Phật giáo, tổ chức giáo hội, đào tạo tăng ni, phật tử. Với việc lập ra phái Trúc Lâm và thống nhất toàn bộ giáo hội Phật giáo đời Trần về một mối,“Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử”(1). Xét theo dòng truyền Yên Tử thì Đại Đầu đà Trúc Lâm thuộc thế hệ thứ sáu, Ngài đã thống nhất 3 thiền phái: Tỳ ni Đa lưu chi, Vô Ngôn Thông, Thảo Đường thành thiền phái Trúc Lâm, trở thành Sơ Tổ của Thiền phái. Xét sâu xa, người có công đặt nền móng thiết lập cho Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử phát triển, thể hiện bản sắc dân tộc là vua Trần Thái Tông, nhưng người khai sáng và làm rạng danh thiền phái là vua Trần Nhân Tông. Từ đây, Việt Nam thực sự đã có một dòng thiền Phật giáo của người Việt, do chính người Việt làm Tổ.CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
- Chia sẻ Facebook
- Tags:
- Thiền phái
- Trúc Lâm Yên Tử
- yên tử
- tạp chí nghiên cứu phật học
- Trần Nhân Tông
- tam tổ Huyền Quang
- phật giáo
- niết bàn
- thiền viện
- tam giáo đồng nguyên
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
-
Giải mã bí ẩn Kinh Pháp Hoa
-
Kinh Dược sư trong tạng Nguyên thủy
-
Kinh Mi Tiên vấn đáp: Nước mắt nào là thuốc? Nước mắt nào là độc dược?
-
Kinh Chánh tri kiến – nền tảng đạo đức Phật học
-
Kinh Bách Dụ: Quỷ Tỳ- Xá- Xà
-
Tâm hỷ trong kinh Pháp cú
-
Diễn thơ Kinh Di Giáo
-
Kinh quy luật cái chết
-
Kinh Bách Dụ: Đốn cây hái trái
-
Kinh Pháp cú (Dhammapada) - những câu kệ tuyệt diệu của đạo Phật
Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần
Nghiên cứu 14:00 30/11/2024Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.
Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước
Nghiên cứu 08:45 25/11/2024Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Nghiên cứu 09:40 15/11/2024Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.
Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường
Nghiên cứu 09:45 03/11/2024Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...
Xem thêm
Tin đọc nhiều nhất
1
Tâm chú Lăng Nghiêm có lợi ích vô cùng
2
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
3
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
4
Công đức, lợi ích của người đọc tụng thần chú
5
Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm
6
Khái quát đầy đủ nhất về Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện
7
Công năng của thần chú Vô Lượng Thọ
Tin chọn lọc
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần
Lợi ích của Thiền tứ vô lượng tâm trong đời sống xã hội
Lịch sử tiếp nhận Kinh Địa Tạng ở Việt Nam
Khái lược thiền học Phật giáo Việt Nam
Mối oan tình chấn động của Đệ tam Trúc Lâm Sư Tổ Huyền Quang
Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo
Từ điển Phật giáo
- A
- B
- C
- D
- E
- F
- G
- H
- I
- J
- K
- L
- M
- N
- O
- P
- Q
- R
- S
- T
- U
- V
- W
- X
- Y
- Z
Dữ liệu Phật giáo
- Đức Phật
- Tự Điển
- Giáo hội
- Chùa
- Sách
- Tăng sỹ
Từ khóa » Trúc Lâm
-
Thiền Phái Trúc Lâm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thiền Viện Trúc Lâm – Wikipedia Tiếng Việt
-
Linh Thiêng Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử | VTC Now - YouTube
-
Trang Nhà - Tu Viện Trúc Lâm - Viện Phật Học Edmonton
-
Thiền Phái Trúc Lâm - Làng Mai
-
Thiền Phái Trúc Lâm - Sự Ra đời Của Phật Giáo Việt Nam | VOV.VN
-
Thiền Phái Trúc Lâm Nét đặc Trưng Riêng Của Người Việt
-
Tư Tưởng Chủ đạo Của Phật Giáo Trúc Lâm Yên Tử - Luật Minh Khuê
-
Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử (Chùa Yên Tử) ở Quảng Ninh
-
Trần Nhân Tông Với Thiền Phái Trúc Lâm Yên Tử
-
Thiền Viện Trúc Lâm Nam Phương Trà Vinh
-
Nét đẹp Thiền Viện Thuộc Thiền Phái Trúc Lâm Duy Nhất ở Trà Vinh
-
Thiền Viện Trúc Lâm Hàm Rồng: Kinh Nghiệm Tham Quan MỚI NHẤT