Nét đẹp Của Truyền Thống Khất Thực - .vn

>>Góc nhìn Phật tử

Khất thực là một phương pháp tu hành từ rất lâu đời trong Phật giáo và hiện nay vẫn đang được tiếp tục duy trì ở nhiều nơi trên thế giới. Ngoài những nét đẹp về yếu tố tâm linh thì nó cũng ẩn chưa bên trong những giá trị văn hóa.

Thông qua hình thức trì bình Khất thực mà mối quan hệ giữa những người thầy, những người hướng dẫn đời sống tâm linh và bá tánh trở nên gần gũi hơn, không còn có sự phân biệt hay bất kì một khoảng cách nào.

Thông qua hình thức trì bình Khất thực mà mối quan hệ giữa những người thầy, những người hướng dẫn đời sống tâm linh và bá tánh trở nên gần gũi hơn, không còn có sự phân biệt hay bất kì một khoảng cách nào.

Thông qua các cách thức sinh hoạt Khất thực của các nhà Sư đã làm cho Khất thực không chỉ đơn thuần là một sinh hoạt tín ngưỡng mà nó còn là một hình thức sinh hoạt văn hóa. Chính vì thế Khất thực được nâng lên thành văn hóa Khất thực. Nét đẹp đó được thể hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau:

Tính cộng đồng

Bài liên quan Khất thực nhân dịp tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Quang

Khất thực là một hoạt động diễn ra hằng ngày trong đời sống và trở thành hình ảnh vô cùng thân thiết, gần gũi với mọi người. Hình ảnh tăng đoàn đi Khất thực tạo nên một cảm xúc mạnh mẽ đối với cả cộng đồng vì họ là những người đại diện cho Đức Phật ở thế gian để truyền bá, hướng con người đến những điều đúng đắn nhằm cứu vớt họ khỏi những khổ cực trong cuộc sống nơi trần thế. Tính cộng đồng ở đây không chỉ đơn thuần là của một tập thể sinh sống trong cùng một khu vực mà nó còn thể hiện ở chính những người cùng nhau tu hành, cùng nhau giác ngộ. Đó là khi đi Khất thực thường đi thành từng nhóm, không khi nào đi riêng lẽ từng cá nhân.

Mỗi cá thể là một thành tố tạo nên một nhóm, là một thể thống nhất nối tiếp nhau, từng bước từng bước. Người sau đi theo người trước, khi một người dừng thì những người còn lại cũng đều dừng theo, tạo nên một quy tắc, một ý thức tập thể. Các nhà Sư bước đi nhẹ nhàng trong im lặng, thong thả với chánh niệm cầu xin pháp nơi Đức Phật và nguyện mọi điều tốt đẹp sẽ đến đối với bá tánh. Pháp ở đây cầu xin không phải là chỉ để riêng cho bản thân mình thọ hưởng mà còn là sự san sẽ cho những người bạn cùng tu với mình. Điều đó còn thể hiện sự tiếp nối chánh pháp, sự kết nối trong đời sống tâm linh giữa các thành viên trong tăng đoàn, cùng san sẻ phước báu với nhau và còn là cách thức để khuếch tán cũng như củng cố đức tin trên con đường tu tập.

Những người dân Phật tử ấy có thể là những người nghèo về vật chất, nhưng đời sống tinh thần của họ luôn được ơn phước của Đức Phật.

Những người dân Phật tử ấy có thể là những người nghèo về vật chất, nhưng đời sống tinh thần của họ luôn được ơn phước của Đức Phật.

Bài liên quan Độ mình, độ người qua hạnh khất thực

Thông qua hình thức trì bình Khất thực mà mối quan hệ giữa những người thầy, những người hướng dẫn đời sống tâm linh và bá tánh trở nên gần gũi hơn, không còn có sự phân biệt hay bất kì một khoảng cách nào. Các nhà Sư cũng như mọi người bình thường, họ có thể nhìn thấy tận mắt và nhìn thấy hàng ngày chứ không cần phải đứng từ xa hay chỉ vào những dịp lễ tiết quan trọng mới có thể nhìn thấy. Điều này giúp mang đạo lại gần với đời và phản ánh đời một cách chân thật và chính xác.

Vì do tiếp xúc hàng ngày nên các nhà Sư có thể hiểu và cảm thông cho những khó khăn trong cuộc sống của người dân thế tục, các Phật tử tại gia nhìn thấy sự gian nan vất vả của các nhà Sư trong qua trình tu hành ngộ đạo. Đó là sự đồng cảm cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Cả nhà Sư và Phật tử tại gia đều muốn hướng đến cùng chung một mục đích đó là được giải thoát khỏi cuộc sống hiện tại nhưng cách thức thể hiện thì lại khác nhau. Mặc khác mối quan hệ cho và nhận này là sự tương tác với nhau mà cả hai đều có lợi. Nhà Sư có tương quan với Phật tử để hướng đến con đường giải thoát, Phật tử cần nhà Sư để hướng đến một cuộc sống tốt đẹp.

Việc thí thực hàng ngày giúp cho tâm tính của các Phật tử tại gia trở nên bình an, thanh thản, luôn vui vẻ.

Việc thí thực hàng ngày giúp cho tâm tính của các Phật tử tại gia trở nên bình an, thanh thản, luôn vui vẻ.

Tính nhân văn

Phật giáo ra đời cùng thời với nhiều tôn giáo lớn khác trên thế giới nhưng có thể nói ở những nơi Phật giáo đặt chân đến, chưa bao giờ Phật giáo là công cụ cai trị xã hội. Tuy có trở thành quốc giáo ở một số nơi nhưng Phật giáo chỉ là chỗ dựa về mặt đời sống tinh thần, chưa bao giờ phải nhuốm màu sắc chiến tranh hay chính trị. Điều đó chứng tỏ rằng Phật giáo có một hệ tư tưởng nhân văn, mềm mỏng và linh hoạt. Và một trong những giá trị nhân văn đó được thể hiện qua hình thức trì bình Khất thực. Trong Phật giáo các bá tánh đều có vị thế ngang nhau, đều là những người đang cần được cứu vớt khỏi cuộc sống khổ cực nơi trần thế. Trì bình Khất thực mang lại cơ hội như nhau cho tất cả mọi người, ai ai cũng có thể tiếp cận nguồn phước báu nơi Đức Phật. Dù đó là người giàu có hay là kẻ ăn mày thì cũng đều được chia sẻ nguồn ơn đó. Điều đặc biệt là đối tượng chủ yếu hướng đến khi đi Khất thực chính là những người nghèo khó, không có điều kiện để hưởng ân đức của Phật.

Bài liên quan Khất thực - Một pháp tu truyền thống của đạo Phật

Trong xã hội vốn dĩ đã tồn tại nhiều sự bất công, một khi sự phân hóa giữa người giàu và kẻ nghèo càng lớn thì xã hội ấy càng bấp bênh. Đã bất công trong đời sống vật chất nay cả chỗ dựa tinh thần cũng không được đảm bảo thì sẽ dễ dàng dẫn con người đến những suy nghĩ bất cần mà từ đó nảy sinh những hành động tiêu cực gây nguy hại đến xã hội. Do đó mà những người Khất sĩ đã chọn cuộc sống làm kẻ xin ăn của mọi người để cảm nhận và thấu hiểu nổi khổ của những người sống cuộc sống cơ cực, thấp hèn. Phải cân bằng giữa cái ăn và sự sống thì mới có thể xóa được những rào cản giàu nghèo hay sự phân hóa trong xã hội làm cho xã hội ấy trở nên tốt đẹp. Xuất phát từ việc muốn cân bằng sự sống và cái ăn trong xã hội mà sinh hoạt Khất thực như một dịp để các bá tánh có thể tích lũy công đức cho cuộc sống của mình. Đức Phật cho rằng đấy là công đức vô lượng, không chỉ tích lũy cho cá nhân mà còn tích lũy cho cả gia đình của họ và được hưởng ở nhiều đời sau, kiếp sau. Những người dân Phật tử ấy có thể là những người nghèo về vật chất, nhưng đời sống tinh thần của họ luôn được ơn phước của Đức Phật.

Phật giáo ra đời cùng thời với nhiều tôn giáo lớn khác trên thế giới nhưng có thể nói ở những nơi Phật giáo đặt chân đến, chưa bao giờ Phật giáo là công cụ cai trị xã hội.

Phật giáo ra đời cùng thời với nhiều tôn giáo lớn khác trên thế giới nhưng có thể nói ở những nơi Phật giáo đặt chân đến, chưa bao giờ Phật giáo là công cụ cai trị xã hội.

Việc thí thực hàng ngày giúp cho tâm tính của các Phật tử tại gia trở nên bình an, thanh thản, luôn vui vẻ. Tâm tính ấy được hun đúc và nuôi dưỡng từ ngày này sang ngày khác sẽ làm cho những thói xấu bên trong mỗi người được đẩy lùi, thay vào đó là sự phát triển của những đức tính tốt đẹp. Không Tử quan niệm rằng: “Nhân chi sơ tánh bản thiện” có nghĩa là bản chất con người khi sinh ra đã là tốt. Do vậy cần khơi gợi, tạo điều kiện để bản chất ấy có cơ hội nảy nở trong tâm của mỗi người. Chỉ có như thế thì cuộc sống của con người ngày ngày đều là niềm vui và xã hội cũng sẽ trở nên tươi đẹp hơn. Đây cũng chính là mục đích mà nét sinh hoạt này muốn hướng đến.

Từ khóa » Hình ảnh đức Phật đi Khất Thực