Nét độc đáo Trong Kiến Trúc Nhà Gỗ Nhật

Nét độc đáo trong kiến trúc nhà gỗ Nhật

BPO là gì?

Công việc của bộ phận BPO ra sao, những kĩ năng nào cần thiết để bắt đầu với công việc liên quan đến kiến trúc nhà gỗ Nhật?

Đâu là đặc trưng, nét độc đáo trong nhà gỗ Nhật?…

Để giải đáp cho những câu hỏi trên xin mời các độc giả cùng đến với những chia sẻ về công việc hết sức chân thành, những lời khuyên hữu ích được đúc kết qua nhiều năm làm việc từ:

  • Chị: Lê Diệu Huyền – vị trí: Assistant Manager quản lý nhóm thực hiện công việc kiểm tra bản vẽ
  • Anh: Trần Đình Đại – vị trí Assistant Manager quản lý nhóm thực hiện công việc triển khai bản vẽ

Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu sâu về công việc của khâu kiểm tra bản vẽ thông qua những chia sẻ từ chị Huyền.

Tiểu sử:

  • Chị Lê Diệu Huyền – hiện đang giữ vị trí Assistant Manager, tốt nghiệp chuyên ngành kiến trúc với 21 năm kinh nghiệm học và làm liên quan đến nhà gỗ Nhật, chị đã gắn bó, công tác tại DTSVN được 6 năm. Trong thời gian làm việc, với việc thường xuyên tiếp xúc nhiều bản vẽ đã khiến chị ngày càng yêu thích và cảm thấy gắn bó với công việc của mình.

(Chị Lê Diệu Huyền – Assistant Manager)

Xin chào chị, BPO là tên gọi một bộ phận của công ty. Chắc chắn với nhiều bạn nhân viên mới còn bỡ ngỡ không biết BPO là gì. Vậy chị có thể chia sẻ cụ thể BPO là gì được không ạ?

  • BPO là viết tắt của Business Process Outsourcing có thể hiểu là khái niệm mô tả việc sử dụng các dịch vụ liên quan của các nhà cung cấp chuyên nghiệp bên ngoài thay vì tự triển khai trong tổ chức nhằm giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, tập trung năng lực phát triển các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.

BPO của DTSVN cung cấp về dịch vụ gì?

Về BPO của DTSVN có thế mạnh về kiến trúc, hiện đang triển khai các nghiệp vụ chính sau:

  • Triển khai bản vẽ kiến trúc, phối cảnh nội ngoại thất nhà gỗ Nhật Bản
  • Sử dụng phần mềm do DTS thiết kế và cung cấp, chuyển đổi các bản thảo bản vẽ, thiết kế mặt bằng và thiết kế nội thất của nhà ở và căn hộ sang mô hình và không gian 3D
  • Sử dụng photoshop để cải tạo, chỉnh sửa bản vẽ phối cảnh ngoại thất nhà gỗ Nhật Bản
  • Kiểm tra bản vẽ kiến trúc nhà gỗ dân dụng Nhật Bản
  • Nhập dữ liệu cho các tổ chức tài chính, cơ quan ban ngành

Với cương vị hiện tại, công việc thường ngày của chị là gì?

  • Công việc thường ngày thì chị điều phối công việc cho 2 nhóm chính là nhóm nhập bản vẽ và nhóm check bản vẽ
  • Chị trao đổi email với khách hàng, chuẩn bị tài liệu họp định kì
  • Tham gia các buổi họp nội bộ để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh… đó là một số công việc chính của chị.

Trong quá trình quản lý, hướng dẫn và đào tạo chị thấy đối với một người mới khi bắt đầu ở công việc kiểm tra bản vẽ thường gặp phải khó khăn gì ạ?

Nói về khó khăn của các bạn thì có thể phân ra 2 nhóm với những khó khăn khác nhau:

  • Đối với nhóm nhập thì việc khó khăn đầu tiên là việc sử dụng phần mềm, vì 90% các bạn lần đầu thấy phần mềm mới toanh hoàn toàn bằng tiếng Nhật, và là phần mềm mang tính chất mô phỏng nhiều hơn. Thao tác thì không khó khăn nhưng các bạn cần có thời gian để chiêm nghiệm hiểu được thông số, các đặc tính kĩ thuật của đối tượng.
  • Đối với nhóm check: Hay gặp khó khăn trong việc đọc tài liệu (tiếng Nhật). Ngay cả đối với các bạn chuyên ngành tiếng Nhật đi nữa thì việc tiếp cận một khối lượng tài liệu lớn (4000 trang – bao gồm cả hình ảnh) thì cũng rất dễ ngợp. Khi chưa quen với kiến trúc thì việc đọc các tài liệu chỉ dẫn 4000 trang rất mông lung, đọc còn phải áp dụng lại và khi làm thực tế các bạn sẽ phải phán đoán .

Vậy công việc, nhiệm vụ chính của các bạn thực hiện công việc kiểm tra bản vẽ là gì vậy chị?

  • Các bạn sẽ kiểm tra theo checklist, tìm ra các điểm NG để khách hàng sửa. Giảm thiểu việc đến tới nhà máy hay ra công trường mới phát hiện lỗi sai, gây lãng phí tiền của và thời gian.

Trong suốt quá trình làm việc, gắn bó với bản vẽ kiến trúc nhà gỗ Nhật chị thấy mình bị thu hút nhất bởi điều gì?

  • Lần đầu tiên khi chị tiếp xúc với kiến trúc nhà Nhật là qua tạp chí, cầm trên tay cuốn GA House chị thật sự ngỡ ngàng, bất ngờ vì trên thế giới có những ngôi nhà đẹp đến thế bởi sự phóng khoáng trong cấu trúc, tinh hoa về chi tiết, rồi bố cục…thật sự là ấn tượng rất mạnh mẽ.
  • Sau này đi học và làm về nhà Nhật khi tìm hiểu sâu hơn thì chị bớt thấy sự đẹp đẽ như xưa khi đọc qua tạp chí, cái đẹp về cảm quan. Thay vào đó chị thấy và cảm nhận được những nét đẹp thầm kín và giá trị hơn nhiều, đó là làm thế nào để đẹp cho môi trường, thân thiện với môi trường…
  • Đến bây giờ chị vẫn luôn nhớ về câu nói của thầy chị từng nói: “Của môi trường hãy trả lại cho môi trường” – đây cũng là xu hướng của Thế giới.

Đặc trưng trong kiến trúc nhà Nhật là gì vậy chị?

  • Nói đến kiến trúc nhà Nhật thì đặc trưng hiển nhiên là nói về nhà gỗ rồi. Đối với 1 đất nước luôn tự răn mình là nước nghèo tài nguyên, khoáng sản thì việc dùng gỗ gần như là giải pháp tốt nhất vì gỗ có thể trồng được.
  • Nhật là nước trọng truyền thống nên đến bây giờ trong những ngôi nhà trông vô cùng hiện đại vẫn có phòng truyền thống (hay còn gọi là phòng chiếu) để thưởng trà, tiếp khách. Cách tân hơn là hiện đại, thông minh giảm chi phí hơn nhiều so với phòng truyền thống và phù hợp với những người trẻ.

Chị có thể chia sẻ về một tiêu chuẩn thiết kế cơ bản trong kiến trúc nhà Nhật?

  • Nói về tiêu chuẩn thì rất mênh mông, nhưng chị sẽ chia sẻ về 1 điểm trong thiết kế mà chị rất ấn tượng:

Như các bạn biết đấy, kiến trúc nhà ở Việt Nam thì cũng coi trọng “làm nhà hướng Nam” Các bạn làm kiến trúc sư đều nắm rất rõ nguyên tắc này, tuy nhiên theo thời gian chúng ta quên dần bản chất của việc “tại sao nên làm nhà hướng Nam”, bản vẽ mặt bằng nào cũng có hoa gió, nhưng dường như nó không còn tác động gì đến phân bố không gian, công năng nữa. Nhà của Nhật cũng vậy, họ ưu tiên hướng Nam. Lý do là mùa đông thì ánh sáng mặt trời từ phía Nam đến là nhiều nhất (không phải vì mùa hè mát nhất).

Vậy nên, những phòng sử dụng vào ban ngày nhiều nhất như phòng khách, phòng trẻ em thì cửa sổ lớn sẽ hướng trọn phía Nam. Và quy hoạch tổng thể cũng trên tư duy đó nên hầu hết cửa sổ lớn trong nhà ở của Nhật đều hướng ra phía Nam.

Công việc liên quan tới kiến trúc nhà Nhật còn khá mới mẻ tại Việt Nam, chị có lời khuyên gì cho các bạn trẻ, những người muốn tìm hiểu về lĩnh vực công việc này?

  • Theo chị thấy thì đầu tiên là các bạn phải yêu thích bản vẽ và văn hóa Nhật. Khi yêu rồi thì các bạn sẽ rất dễ thông não để tiếp nhận những thứ mới, từ kiến thức đến tiếng Nhật chuyên ngành.
  • Nếu bạn đã biết chút ít tiếng Nhật thì các bạn có thể tham khảo những trang Web của các Công ty kiến trúc Nhật Bản. Ở đó họ có giới thiệu những mẫu nhà của Nhật thể hiện triết lý nhân sinh quan trong thiết kế từ đó có thể học hỏi được một cách tự nhiên về kiến trúc xây dựng. Từ chuyên ngành nó sẽ hiện trên bản vẽ nếu các bạn cứ đọc liên tục thì học tiếng Nhật sẽ rất nhanh.
  • Còn với các bạn đã có chuyên ngành kiến trúc xây dựng rồi thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Bản vẽ đã là một thứ ngôn ngữ rồi, các bạn chỉ cần lưu tâm đến tiếng Nhật nữa thôi. Từ chuyên ngành sẽ hiện trên bản vẽ nếu các bạn cứ đọc liên tục thì học tiếng Nhật sẽ rất nhanh.
  • Cảm ơn chị với những chia sẻ rất thực tế, qua những chia sẻ của chị chắc hẳn bạn đọc đã có thể hiểu rõ hơn về công việc của nhóm thực hiện công việc kiểm tra bản vẽ, biết thêm được điểm đặc trưng, thu hút của nhà gỗ Nhật. Đó là những công việc, những khó khăn thách thức của nhóm kiểm tra bản vẽ. Vậy còn đối với nhóm triển khai bản vẽ thì sao? Cùng tìm hiểu sâu hơn qua những chia sẻ từ anh Trần Đình Đại.

Tiểu sử:

  • Anh Trần Đình Đại – hiện đang giữ vị trí Assistant Manager anh đã gắn bó, công tác ở DTSVN được 6 năm từ năm 2014 lúc Công ty mới thành lập. Ban đầu khi gia nhập DTSVN đơn giản vì “đồng nghiệp rủ rê” nhưng trong 6 năm làm việc ngay từ thời gian mới bắt đầu anh nhận thấy DTSVN là môi trường tốt có nhiều cơ hội để phát triển: Công ty, sếp luôn theo dõi quá trình tiến bộ của anh em, luôn đưa ra đánh giá kịp thời để phát triển nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Thời gian mới bắt đầu anh nói tiếng Nhật chưa được tốt, đến anh nói xong anh còn không hiểu gì nhưng các sếp vẫn luôn thân thiện, kiên nhẫn tạo điều kiện cho mình phát triển (anh Đại chia sẻ vui)

(Anh Trần Đình Đại – Assistant Manager)

Công việc hàng ngày của anh là gì?

  • Trực tiếp quản lý nhóm Photoshop và 3D
  • Liên lạc khách hàng, đảm bảo chất lượng
  • Quản lý nhân sự và tiến độ cho nhóm Sumitomo ( suport vấn đề khó giải quyết)
  • Báo cáo tình hình hàng tuần sang DTSJP

Điều gì khiến anh thích thú nhất khi tiếp xúc với kiến trúc nhà Nhật?

  • Kiến trúc Nhật đặc biệt như người Nhật vậy, dễ thấy nhất là ở các ngôi nhà truyền thống thiết kế đơn giản nhưng cần độ chính xác đến từng mm.
  • Có 1 điều đặc biệt nữa là khi mới tiếp xúc sẽ không nhận ra đó là nhà gỗ bởi nhà gỗ bề mặt ngoài được dán phủ kín tường bằng vật liệu giả gạch đá nên rất khó nhận ra.

Theo anh nét đặc trưng của kiến trúc nhà Nhật là gì?

  • Luôn hướng về gần thiên nhiên, gần như tất cả các thiết kế nhà gỗ của Nhật đều có một cửa hậu và sân sau dù hiện đại hay cổ điển.
  • Phong cách tối giản ở nội thất
  • Sử dụng vật liệu gỗ vì yêu thiên nhiên và có nhiều ưu điểm tiện lợi dù khả năng chống cháy nổ không thể so với bê tông.

Lý do vì sao sử dụng vật liệu gỗ là lựa chọn số một trong kiến trúc nhà Nhật?

  • Ưu điểm của gỗ đó là nhẹ, ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè. Sử dụng vật liệu gỗ là vì yêu thiên nhiên, gỗ lại có nhiều ưu điểm tiện lợi xử lý khi gặp thiên tai cũng rất linh hoạt.

Công việc của vị trí triển khai bản vẽ là gì?

  • Truyền tải chính xác ý tưởng của kiến trúc sư thành bản vẽ trên máy tính
  • Đưa ra những phản hồi khi thấy thiết kế có vẻ không đúng (sai cấu tạo có thể va chạm…)

Vậy kĩ năng cần thiết của 1 nhân viên triển khai bản vẽ là gì?

  • Diễn họa kiến trúc: tức là các bạn sẽ luyện tập triển khai bản vẽ theo ý tưởng của người khác, bản chất của họa viên kiến trúc là cánh tay phải của kiến trúc sư. Họ đã lên ý tưởng thì nhiệm vụ của họa viên làm sao triển khai nó ra sát nhất với bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kết cấu
  • Biết đọc bản vẽ, hiểu được các kí hiệu trong bản vẽ
  • Có tính kiên trì, bền bỉ trong công việc.

Trong công việc triển khai bản vẽ, anh thấy mục công việc nào là khó nhất, dễ gặp lỗi sai nhất?

  • Khó nhất có lẽ đó là độ chính xác của bản vẽ nhà gỗ Nhật yêu cầu rất cao (đối với người Việt Nam để hoàn thiện chính xác 100% là điều rất khó).
  • Cường độ làm việc khá lớn.

Công việc liên quan tới kiến trúc nhà nhật còn khá mới mẻ tại Việt Nam, anh có lời khuyên gì cho các bạn trẻ, những người muốn tìm hiểu về lĩnh vực công việc này: cần tập trung trau giồi những kĩ năng hay tố chất nào cần thiết, để có cơ hội phát triển trong nghề ạ?

  • Các công việc kiến trúc Nhật bản đang được làm ở Việt Nam chủ yếu là diễn họa kiến trúc. Trước tiên hãy chuẩn bị cho mình khả năng diễn họa tốt (tìm kiếm bản vẽ trên internet, đọc hiểu và vẽ lại nó bằng phần mềm mà bạn giỏi nhất)
  • Ngoài ra nếu học được tiếng Nhật thì cơ hội xin việc cũng sẽ mở rộng hơn rất nhiều.
  • Chia sẻ thêm: anh thấy DTSVN, là một môi trường mở, tạo điều kiện cho rất nhiều bạn trẻ, sinh viên có thể ứng tuyển, gia nhập vào các vị trí để có cơ hội được học hỏi kỹ năng, văn hóa đi làm. Quan trọng hơn, các bạn được đào tạo các kỹ năng nhỏ hơn mà đáng lí ra phải học từ trong trường, được đào tạo về phần mềm…
  • Tuổi trẻ cần có nhiệt huyết cao độ, thứ các bạn đang có nhiều nhất để bán lấy thu nhập, kĩ năng, định hình cho sự nghiệp. Lập kế hoạch 3 năm, 5 năm chịu hi sinh về thu nhập,… xin vào vị trí có cơ hội học hỏi nhiều thì sau 3 năm (ngày nào cũng làm 1 công việc) thì anh tin các bạn sẽ gặt hái được rât nhiều thành quả cả về thu nhập, kĩ năng nghề nghiệp và về vị trí công việc của mình.

Cảm ơn anh Trần Đình Đại với những chia sẻ hết sức chân thành, những lời khuyên hữu ích và thực tế.

Cảm ơn anh, chị vì những chia sẻ bổ ích. Chúc anh, chị có thật nhiều sức khỏe, lòng nhiệt huyết với công việc để tiếp tục gặt hái được nhiều thành công hơn nữa.

Từ khóa » Kết Cấu Nhà Gỗ Nhật Bản