Nét Duyên Thầm Của ẩm Thực Việt Qua Kho Tàng Ca Dao, Tục Ngữ

Ca dao, tục ngữ: Tiếng nói tâm hồn việt

Ca dao tục ngữ, là tấm gương phản ánh hiện thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Ca dao tục ngữ không chỉ cho thấy những nét đẹp văn hóa của người, mà còn cách đối nhân xử thế.

Và trong văn hóa ẩm thực thì câu ca dao được thể hiện một cách rõ nét và xác thực, phản ảnh được những văn hóa vùng miền: từ những món ăn rất đỗi bình dị đến những đặc sản mang bản sắc hương vị quê hương.

Cà pháo, rau luộc những món ăn bình dị trong bữa cơm người Việt

Đó có thể là những ca từ trân trọng những giá trị của sự lao động.

Ai ơi bưng bát cơm đầy,

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

Trong ca dao thì tiếng chào không chỉ nói lên phép lịch sự của con người Việt Nam mà tiếng chào còn là cái cớ để những đôi trai gái làm quen với nhau, đó là những lời chào bắt duyên trong văn học dân gian.

Gặp nhau ăn một miếng trầu

Mai ra đường cái gặp nhau ta chào

Hay

Tiện đây ăn một miếng trầu

Hỏi thăm quê quán ở đâu chăng là

- Ẩm thực trong ca dao, tục ngữ thể hiện:

+ Nét đặc trưng của từng vùng miền

Từ món ăn dân dã đặc trưng của vùng quê Bắc Bộ:

Ra đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng, dầm sương.

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Hoặc

Trông cho rau muống mau xanh,

Để em cắt nấu chén canh mặn mà

Nhà em không vịt không gà

Chỉ có dưa muối, đậu cà đãi anh

Mỗi vùng đều có các món riêng :

Chàng đi nhớ cháo làng Ghề.

Nhớ cơm phố Mía, nhớ chè Đông Viên

Về với mảnh đất xứ Nghệ, nghe điệu ví dặm, thưởng thức những món ăn đã từ lâu làm nên bản sắc của vùng đất này thì không có gì bằng.

Ai về ăn nhút Thanh Chương

Dừng chân nếm thử vị tương Nam Đàn.

Nhút Thanh Chương

Hình ảnh bát nước chè xanh gần gũi, bình dị đối với người dân nơi đây.

Chè ngon nước chát xin mời

Nước non, non nước nghĩa người chớ quên

Đến với vùng đất Cố đô Huế

Ốc gạo Thanh Hà

Thơm rượu Hà Trung.

Mắm ruốc cửa Tùng.

Mắm nêm chợ Sãi.

Ốc gạo Thanh Hà

Dải đất Bình định với bánh ít lá gai, rượu bầu đá

Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi

Hay

Rượu ngon Bầu Đá mê li

Gặp nem chợ Huyện bỏ đi sao đành.

Món cá kho tiêu của miền Nam, rất bình dân, chế biến không cầu kỳ nhưng chất chứa biết bao những nét đẹp ẩm thực Việt.

Bậu ra bậu lấy ông câu

Bậu câu cá bống chặt đầu kho tiêu

Kho tiêu, kho ớt, kho hành.

Kho ba lượng thịt để dành mà ăn. . .

Cá bống kho tiêu

Điên điển mà đem muối chua Ăn cặp cá nướng đến vua cũng thèm!!

Điên điển muối chua - món ngon của miền Tây sông nước

+ Khi kết hợp chế biến

Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi Con chó khóc đứng khóc ngồi: Mẹ ơi, đi chợ mua tôi đồng riềng Con trâu nhìn ngả nhìn nghiêng Xin đừng mua riềng, mua tỏi cho tôi

+ Sự sành ăn uống, mùa nào thức ấy

Bu tháng chín, bí tháng mười.

Cá đi tháng by, cá gáy tháng mười.

Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể; Tháng năm cá mòi, tháng mười cá nục…

+ Thể hiện kinh nghiệm trong chọn thực phẩm

Mua bu xem cung, mua mung xem lá, mua cá xem mang.

Mua tht xem gan, mua bu xem cung.

+ Về tình nghĩa vợ chồng

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

Hay

Thương chng nu cháo le le

Nu canh hoa lý, nu chè ht sen.

Cơm trắng ăn và chả chim

Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no”

+ Thể hiện đạo lý, triết lý sống của con người Việt

Đã từ lâu ông cha ta đã dùng những hình ảnh trong ăn uống, vốn rất bình dị để dạy con cháu về những công ơn nuôi dạy của thế hệ đi trước, hay những kinh nghiệm trong cuộc sống mà bao đời nay luôn được người Việt truyền dạy và khắc cốt ghi tâm.

Ăn qu nh k trng cây/ uống nước nhớ nguồn/ ăn có nơi làm có chỗ

Hay

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Có thể nói văn hóa ẩm thực không những đi vào cuộc sống hằng ngày của con người mà còn đi vào trong chất liệu dân gian như ca dao, tục ngữ. Chính nét duyên thầm của ẩm thực đã làm cho kho tàng văn học dân gian thêm phong phú và đa dạng hơn, đồng thời tô điểm cho nền văn hóa Việt Nam thêm đậm đà bản sắc dân tộc.

Từ khóa » Câu Thơ Về ẩm Thực