Nét Riêng Biệt Trong Trang Phục Truyền Thống Của Người Ê Đê
Có thể bạn quan tâm
Đến với Tây Nguyên hùng vĩ, ai cũng ngưỡng mộ trước một không gian văn hóa dân gian vô cùng sống động, phong phú, đa dạng của các dân tộc cư trú ở vùng cao nguyên này. Các nền văn hóa dân gian ấy thống nhất trong sự đa dạng, tạo thành một bức tranh văn hóa đặc sắc. Một trong những nét riêng biệt ấy phải kể đến trang phục – nét cốt cách của người Ê Đê ở Tây Nguyên.
Để tạo ra những sản phẩm trang phục độc đáo này, người phụ nữ Ê Đê sử dụng khung dệt cổ truyền để dệt vải. Họ dệt ra những tấm vải để rồi từ đó làm ra váy, áo, khố, mền hoặc địu... thông qua kỹ thuật khâu đáp, khâu viền. Người Ê Đê (cả nam và nữ) đều có các kiểu mặc như choàng quấn, chui xỏ.
Trang phục của phụ nữ... và của nam giới người Ê Đê hiện nay. |
Nữ váy tấm, áo chui...
Ở trang phục nữ, người Ê Đê mặc miếng (váy tấm) bằng thao tác choàng quấn quanh eo, che nửa thân dưới. Đó là một tấm vải hình chữ nhật, chiều rộng quấn trục thân dài khoảng 1,3m, chiều dài buông xuôi khoảng gần 1m. Khi mặc, gấu váy có thể buông dài tới mắt cá chân. Mép ngoài ở đầu trên, quần đè dang sườn bên phải. Ao mniê (áo nữ) là loại áo chui đầu (xẻ ngang bờ vai trái sang vai phải), ôm sát vào thân (không rộng thùng thình, cũng không may bó), buông xuôi tới thắt lưng, vạt trước và sau bằng nhau, không hở tà, có loại dài tay, ngắn tay và cộc tay. Váy và áo đều bằng vải sợi bông xe xăn, nhuộm màu xanh chàm ngả đen. Trên nền váy và áo bao giờ cũng có vài dải hoa văn dệt, bố cục nằm ngang (vòng ngang trục thân). Màu chủ đạo của hình họa và những đường diềm trang trí là đỏ, trắng, vàng. Căn cứ vào số lượng và chất lượng các dải hoa văn trên váy, áo, người Ê Đê phân biệt cho từng loại váy, áo như: miêng dec, miêng kdruêc piêk, miêng bơng...; ao dec, ao dêc kuưk grưh, ao Jik, ao băl...
Trong khoảng từ giữa thế kỷ XX trở về trước, nữ giới còn phổ biến để tóc dài và búi thành búi ở đằng sau gáy rồi cài trâm bằng gỗ, đồng hoặc ngà voi. Họ thường có 2 cách chít khăn để che mái đầu: đặt chéo chữ nhân trước trán rồi bít về phía sau như kiểu chít ở phụ nữ Chăm; hoặc bịt khăn tròn qua trán rồi thả 2 bên ra đằng sau để ôm lấy búi tóc. Đồ trang sức phổ biến có vòng đồng hay vòng bạc rỗng đeo ở cổ tay; dây hột bột, dây hạt cườm hay mã não quàng quanh cổ, buông chùng trước ngực áo. Một số người đeo nhẫn, mang bông tai. Phụ nữ nhóm Bih còn mang vài đôi vòng bằng chì hay đồng mạ kền ở cổ chân, có chiếc nón đan đội đầu, gọi là duôn bai, có quai giữ ở dưới cằm. Họ thường đi chân đất, khi rời khỏi buôn, luôn mang ở sau lưng một chiếc bung (gùi) với đề bằng gỗ vuông, cao khoảng một gang tay.
Nam đóng khố, mặc áo tấm
Trong xã hội cổ truyền, còn rõ nét từ thế kỷ XX về trước, đàn ông Ê Đê thường vận kpin (khố). Đó là một dải vải dệt, khổ rộng khoảng gần 30 cm, dài ngắn tùy vào địa vị xã hội. Khổ thường phục dài khoảng 3m. Khố vận theo lễ phục, có cái dài đến ngoài 5m, khố của nhà giàu dài tới 7m. Khố được vận bằng cách cuốn vòng quanh eo rồi luồn qua háng. Một đầu khố được thả buông mành ở phía trước, đầu còn lại giắt mối bên sườn. Khố thường phục có các loại như: kpin bơng, kpin băl, kpin mlang... Hai đầu cùng ở khố thường phục đều không có tua. Dọc theo 2 mép vải được trang trí vài đường diềm đơn giản với các màu thường gặp: đỏ, vàng, trắng hay xanh lơ. Khố dùng trong nghi lễ có bề ngang rộng hơn (khoảng 35-40cm) và 2 dải dọc trang trí ở đường diềm cũng rộng bản hơn. Đặc biệt tại 2 đầu cũng đều thả tua dài (khoảng 25-40cm). Người ta khâu đáp một dải hoa văn trang trí nằm ngang rất bắt mắt ở 2 đầu khổ, chỗ bắt đầu thả tua. Khi vận loại khố dài này, người ta buông mành 2 đầu cùng cả về phía trước và phía sau, đồng thời bỏ mối mắc võng bên sườn phía phải. Khố nghi lễ cũng có nhiều loại như: kpin kteh, kpin drai, kpin kdruêc piêk... ngang giá với 1-3 con trâu.
Ao êkei, tấm áo cổ truyền của nam giới Ê Đê cũng là một loại áo chui đầu, nhưng rộng, dài hơn áo nữ, cổ khoét tròn nghiêng về phía trước rồi xẻ xuống một đoạn giữa ngực. Ao êkei cũng có cái dài tay, ngắn tay và ao kok (áo cộc tay). Ngoài ao kok, thường phục là áo băl hay ao bal băl. Áo lễ phục luôn có tay dài, vạt sau dài hơn vạt trước. Vạt trước che hết bụng dưới, vạt sau che hết mông, hở tà. Riêng vạt sau để tua dài khoảng gần 20 cm. Chỗ xẻ dọc ở phần ngực áo, người ta đính một mảng chỉ đỏ (đã được bện thành lọn) có hình thang cân, đáy dài ở trên gọi là kiêr nuh. Mảng trang trí ấy được hiểu là “cánh chim đại bàng”. Gấu áo cũng được đính một dải hoa văn nằm ngang thêu rất bắt mắt bằng kỹ thuật kteh. Những ngày giá lạnh, một số người già thường khoác thêm trên mình một tấm mền.
Nhận xét về loại trang phục này, TS Buôn Krông Tuyết Nhung- Trưởng bộ môn Ngôn ngữ Trường ĐH Tây Nguyên cho biết: “Cộng đồng người Ê Đê tuy có nhiều nhóm địa phương như: Kpă, Adham, Mdhur, Krung, Ktul, Hwing..., nhưng đều có chung một mô-típ, một cốt cách trong trang phục cổ truyền. Cốt cách đó tuy có những nét riêng biệt nhưng lại hòa chung trong một truyền thống về cách dệt, may của các dân tộc người ở khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên”...
TRÍ TÍN
Từ khóa » đồ Dân Tộc Ede
-
Trang Phục Dân Tộc Ê đê Có Gì đặc Sắc? | Bản Tin Đắk Lắk - ty
-
Trang Phục Truyền Thống Của Dân Tộc Ê Đê - Wiki Phununet
-
Trang Phục Truyền Thống Của Người Ê Đê - Báo Ảnh Việt Nam
-
Trang Phục Dân Tộc Ê đê - Thời Trang Daily
-
Nét đẹp Trang Phục Và Trang Sức Của đồng Bào Êđê - Báo Đắk Lắk
-
Trang Phục Dân Tộc Nam Êđê - TaiLieu.VN
-
Trang Phục Êđê - MARU Fashion
-
Chiếc Gùi Dân Tộc ê đê | Shopee Việt Nam
-
Trang Phục Người Ê Đê - Tieng Wiki
-
Nghệ Thuật Tạo Hình Và Sắc Màu Tinh Tế Trên Thổ Cẩm Của Người Ê Đê
-
Người Êđê – Wikipedia Tiếng Việt
-
TRANG PHỤC CỦA TÙ TRƯỞNG ÊĐÊ - Bảo Tàng Đắk Lắk