Nét Văn Hóa độc đáo Của Người Hà Nhì Đen ở Y Tý (Bát Xát)
Có thể bạn quan tâm
Bạn đã đến Y Tý để khám phá những nét văn hóa độc đáo nơi đây chưa? Nếu chưa hãy cùng Du lịch Lào Cai khám phá và trải nghiệm nhé.
Xuất phát từ trung tâm huyện Bát Xát, sau gần 3 tiếng đồng hồ bạn sẽ có mặt ở Y Tý – thiên đường của mây để hít hà bầu không khí trong lành, ngắm bản làng bình yên trong sương mù mờ ảo, hay thấp thoáng ẩn hiện bên những thửa ruộng bậc thang kỳ vỹ. Và đặc biệt nơi đây còn in dấu những nét văn hóa độc đáo của người Hà Nhì đen, một trong những dân tộc ít người trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Khi đặt chân đến mảnh đất Y Tý, bạn sẽ ấn tượng và thích thú với những nếp nhà trình tường mái lá phủ rêu phong của người Hà Nhì. Những nếp nhà được tường trình bằng đất, đá dày, mái nhà dốc ngắn được lợp bằng cỏ gianh nhưng rất chắc chắn, tạo cảm giác ấm áp về mùa đông và mát mẻ về mùa hè. Nhìn từ trên cao xuống những nếp nhà trình tường như những cây nấm khổng lồ bên sườn núi, ẩn hiện trong sương mù. Bên cạnh nét kiến trúc nhà ở độc đáo, trong bầu không khí thân thiện, mến khách, bạn sẽ bị thu hút bởi sự duyên dáng và tỉ mỉ trên trang phục truyền thống của phụ nữ Hà Nhì. Nét đặc biệt nhất trên bộ nữ phục có lẽ nằm ở mái tóc giả và chiếc khăn đội đầu, tóc giả được tết bằng len tạo thành một búi lớn có tác dụng giữ ấm cho đầu giữa thời tiết quanh năm khắc nghiệt. Trong quan niệm của người Hà Nhì đen, đầu tóc, y phục rất quan trọng. Nó biểu thị nét đẹp gọn gàng của người phụ nữ, chăm chút cho mái tóc giả còn thể hiện đôi tay đảm đang khéo léo của người phụ nữ trong công việc, cũng như biểu thị sự khỏe mạnh, may mắn.
Tiếp tục cuộc hành trình khám phá cùng Du lịch Lào Cai, bạn sẽ có cơ hội được hòa mình trong những lễ hội đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa và tín ngưỡng của đồng bào người Hà Nhì đen ở Y Tý. Trong đó phải kể đến lễ cúng thần rừng “Gạ Ma Do”, lễ chùm chăn, tạ thần nước, cầu mùa “Khô Già Già”,… Lễ cúng rừng “Gạ Ma Do” – Di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch công nhận năm 2016, tổ chức vào ngày Thìn tháng Giêng âm lịch hàng năm. Đây là nghi lễ đặc biệt quan trọng, nhằm cầu bình an, cầu cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu. Cùng với lễ cúng rừng, lễ hội Khô Già Già là một trong những lễ hội lớn trong năm của người Hà Nhì, được tổ chức vào từ ngày thìn đến ngày thân của tuần thứ nhất hoặc tuần thứ hai tháng sáu (âm lịch) để cầu mong một mùa vụ bội thu, thể hiện sự đoàn kết tập thể, tương trợ lẫn nhau.
Bước ra khỏi những lễ hội đặc sắc ấy để khám phá cảnh sắc thiên nhiên nơi đây, chắc chắn bạn sẽ bị ấn tượng với những thửa ruộng bậc thang kỳ vỹ, đẹp đến mê lòng. Ruộng bậc thang là loại hình canh tác đặc trưng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn vùng cao Bát Xát, trong đó người Hà Nhì đen với kinh nghiệm và sự sáng tạo đã hình thành nên những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ uốn lượn.
Cuối ngày khi bước chân đã mỏi, bạn hãy quay trở lại những nếp nhà trình tường thưởng thức hương vị bia Hà Nhì với những món ăn đặc trưng vùng cao và nghỉ ngơi tại đây để cảm nhận sự thư thái, bình yên đến lạ kỳ. Và sớm mai thức dậy tiếp tục cuộc hành trình săn mây, khám phá Y Tý…Chắc chắn hẹn một ngày bạn sẽ quay trở lại mảnh đất Y Tý giàu tài nguyên du lịch và giàu lòng mến khách này để tiếp tục cuộc hành trình khám phá./.
Lưu Vân Anh
Đánh giá bài viết 147SHARESShareTweetEmailTừ khóa » Dân Tộc Hà Nhì Bát Xát
-
Khô Già Già - Nét đẹp Của Người Hà Nhì - Huyện Bát Xát
-
Bảo Tồn Văn Hóa Truyền Thống Dân Tộc Hà Nhì Gắn Với Phát Triển Du Lịch
-
Khám Phá Làng Người Hà Nhì ở Y Tý, Bát Xát - Lào Cai
-
Nghề đan Lát Của Dân Tộc Hà Nhì ở Vùng Cao Y Tý
-
Dân Quân Dân Tộc Hà Nhì - Cổng TTĐT Bộ Quốc Phòng Việt Nam
-
Bát Xát: Tái Hiện Không Gian Văn Hóa Của Dân Tộc Hà Nhì
-
Nâng Cao đời Sống Văn Hóa đồng Bào Dân Tộc Hà Nhì Trong Bối Cảnh ...
-
(Lào Cai) Những Cánh Rừng Trong Sương
-
NHÀ NGƯỜI DÂN TỘC HÀ NHÌ Trong Mù Sương ở Y TÝ - BÁT XÁT
-
Độc đáo Tết “Gạ Ma O” Dành Cho Thiếu Nhi Của Dân Tộc Hà Nhì
-
Văn Hóa Người Hà Nhì Đen (Nghiên Cứu So Sánh Nhóm Cư Trú ... - VNU
-
Cổng Thông Tin đối Ngoại Tỉnh Lào Cai
-
NGƯỜI HÀ NHÌ - Ủy Ban Dân Tộc