Nếu Bị Mất đường Cong Sinh Lý Cột Sống Cổ Thì Có Lấy Lại được Không?
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng mất đường cong sinh lý cột sống cổ là trường hợp rất nguy hiểm đối với người bệnh. Ở nhiều bệnh nhân bị đau cổ, đường cong này bị mất đi, dẫn đến các vấn đề cơ sinh học, mà có thể dẫn đến thoái hóa các đốt sống cổ. Gần đây, một nghiên cứu mới cho thấy việc này cũng có thể gây giảm lưu thông máu đến não bộ!
Mất đường cong sinh lý cột sống cổ có nguy hiểm không?
Tư thế tốt không chỉ là phân tích trực quan theo cách đứng – đi – ngồi của mỗi người. Nó bao gồm một phân tích khoa học của một tia X cột sống để tính toán các đường cong cột sống.
Các bác sĩ đã xác định rằng khi bạn có đường cong cột sống khỏe mạnh sức khỏe tốt hơn 16 lần so với những người bị mất đường cong sinh lý cột sống cổ.
Khi trưởng thành đường cong sinh lý cột sống cổ bình thường là 45 độ các cơ quan vùng cổ và các dây thàn kinh, đĩa liên đốt – đốt sống cổ được hoạt động một cách tối đa.
Khi chúng ta mất đường cong sinh lý của cột sống cổ:
- Các mạch máu sẽ bị khó khăn trong việc lưu thông
- Tầm vận động hạn chế
- Đau lưng thấp (thường xuyên bị mỏi lưng và đau không thể đứng)
- Thoái hóa cột sống
- Teo tủy sống (rất hiếm gặp vì đa số phát hiện bị bệnh là người bệnh chạy chữa luôn)
- Phục hồi chấn thương kém
- Đau cánh tay do dây thần kinh bị chèn ép
- Rối loạn TMJ (Chứng rối loạn khớp thái dương hàm)
- Tắc nghẽn đường hô hấp
- Làm gián đoạn truyền tín hiệu quan trọng tiếp nhận thông tin đến và đi từ não
- Thay đổi tình trạng sức khỏe tâm thần (thường có suy nghĩ tiêu cực nhiều hơn)
- Đau cổ cấp tính và mãn tính (thậm chí nhúc nhích một chút cũng thấy đau đến tận xương sống)
- Chức năng hô hấp kém / ngưng thở vài giây là trường hợp bệnh nhân bị chèn ép gây khó thở
- Nhức đầu mãn tính (một phần do daayt hần kinh bị chèn ép 1 phần do các mạch máu lên não bị chèn)
- Tăng khả năng tổn thương đối với chấn thương vùng lưng – cổ
Mất đường cong sinh lý xảy ra như thế nào?
Dưới đây là một loạt các lý do mất đường cong sinh lý mà người bệnh không ngờ tới:
- Do tai nạn giao thông ảnh hưởng trực tiếp tới các đốt sống cổ
- Sử dụng điện thoại quá lâu do nhìn xuống để tương tác
- Lão hóa cơ thể
- Ngồi trước máy tính quá nhiều trong thời gian dài
Hậu quả khi bị mất đường cong sinh lý
Khi cổ bạn mất đường cong sinh lý bình thường sẽ dẫn đến trường hợp trọng lượng của đầu không còn được cân bằng. Nói đến đây thôi là bạn cũng có thể tự hình dung ra được đầu lỏng lẻo thì sẽ rất khó chịu và thậm chí nó cực kỳ nguy hiểm. Nếu như vận động sinh hoạt không đúng một chút thôi cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Bởi đường cong đối lập nối ngay tiếp theo ở phần lưng.
Điều này dẫn đến cần huy động nhiều sức mạnh của cơ hơn để giữ đầu thẳng đứng. Đầu được giữ bởi các cơ ở mặt sau của cổ (phần cơ phía sau gáy), dẫn đến quá tải các vị trí mà cơ bắp bám vào hộp sọ, gây đau nhức đầu.
Gù cột sống là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh
Như vậy,Việc cột sống bị cong quá mà người bệnh lại can thiệp sự tự nhiên đó đi đến các bệnh viện để duỗi cột sống ra thì nó thực sự rất nguy hiểm đối với người bệnh. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, gần đây, một nghiên cứu mới còn chỉ ra một hậu quả tồi tệ hơn khi cột sống bạn không có khả năng ưỡn nữa.
Nghiên cứu này đã xem xét 20 bệnh nhân với 30 trường hợp đối chứng không bị mất ưỡn cột sống cổ
Sử dụng phương pháp siêu âm Doppler được sử dụng đo lượng máu lưu thông qua động mạch các đốt sống. Đường đi quan trọng của mạch máu là thông qua các lỗ xương cổ, vì vậy nó có thể bị tổn thương nếu sự liên kết giữa các đốt sống cổ bị thay đổi (trường hợp bị thoái hóa hoặc gai đốt sống cổ làm chệch các đĩa liên đốt thoát ra ngoài).
Ở những bệnh nhân có bất thường đường cong cột sống cổ, đường kính của động mạch nhỏ hơn làm dòng chảy của máu qua động mạch ít hơn và chậm hơn. Mà đây lại là một trong những nguồn cung cấp máu đến não chính, nên việc này có thể là một vấn đề rất lớn trong tương lai đối với các thanh thiếu niên luôn dán mắt vào điện thoại của họ ngay từ khi còn trẻ
Những điều cần biết về chụp X - quangLàm sao để phòng tránh và điều trị
Có một số chương trình khá tốt được thiết kế đặc biệt giúp lấy lại đường cong sinh lý cho những người bệnh bị mất đường cong sinh lý mà chưa có hướng giải quyết lâu năm.
Cách này được các chuyên gia y tế quốc tế nghiên cứu và cho ra kết quả đó là sử dụng máy kéo đàn hồi cột sống. Với thiết bị méo kéo đặc biệt này người bệnh được thử nghiệm trong 1 tuần để sửa chữa lại đường cong cột sống của mình và kết quả đã đạt mức 80% trong 1 tuần.
Vật lý trị liệu cũng có thể giãn dài và giải phóng các cơ bắp co cứng ở ngực và xương chậu
Nếu các dây chằng cổ bị tổn thương hoặc có dấu hiệu bị hư, có thể tiêm thẳng vào các dây chằng tiểu cầu hoặc các tế bào gốc để hỗ trợ.
Lưu ý: Phẫu thuật thường không được khuyến cáo trong trường hợp này.
Tóm lại, chúng ta đã biết rằng các đường cong cổ đóng một vai trò lớn trong việc giúp tránh tình trạng quá tải chèn ép các dây thần kinh và các mạch máu ở các tổ chức trung ương thần kinh và sự thoái hóa các đốt sống ở cổ, gân, và các đĩa đệm (đĩa liên đốt), và kết quả nghiên cứu mới này rất đáng lo ngại đối với những người thờ ơ với việc điều trị mất đường cong cột sống. Thực tế việc cung cấp máu đến não cũng bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này cũng là một mối quan tâm lớn!
Đánh giá bài viếtTừ khóa » Các đường Cong Sinh Lý Của Cột Sống Cổ
-
Mất đường Cong Sinh Lý Cột Sống Cổ Là Gì? Điều Trị Hiệu Quả
-
Nguyên Nhân Gây Ra Cột Sống Mất đường Cong Sinh Lý | Vinmec
-
Tại Sao Cột Sống Cong, Mất đường Cong Sinh Lý Lại Nguy Hiểm? - SCC
-
Cột Sống Cổ Mất đường Cong Sinh Lý - Vật Lý Trị Liệu
-
Hướng Dẫn Bài Tập Lấy Lại độ Cong Sinh Lý Cột Sống Thắt Lưng
-
Hiểm Họa Khó Lường Khi Bị Mất đường Cong Sinh Lý Cột Sống Cổ
-
Thoái Hóa Cột Sống Cổ - Bệnh Viện Đa Khoa Hồng Phát
-
MẤT ĐƯỜNG CONG SINH LÝ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO - SCCARE
-
Mất đường Cong Sinh Lý Cổ Gây Nhiều Bệnh Lý Khó Lường
-
Tổng Hợp Các Dạng Vẹo Cột Sống Thường Gặp Nhất Hiện Nay | Medlatec
-
Phẫu Thuật Cố định Cột Sống, Lấy U Có Ghép Xương Hoặc Lồng Titan
-
10 Bệnh Cột Sống Thường Gặp: Nguyên Nhân, Chẩn đoán, Phòng Ngừa
-
Đánh Giá đau Cột Sống Cổ - Cột Sống Thắt Lưng