Nếu Biết Hết Những Thế Hệ Tay Cầm Playstation Này Thì Bạn Là Dân ...
Có thể bạn quan tâm
Năm 2020 là năm đánh dấu một kỷ nguyên mới của Sony với việc ra mắt dòng máy chơi game Playstation 5 hoành tráng nhiều cải tiến vượt bậc. Đi kèm là tay cầm DualSense đẹp như mơ. Trong gần 30 năm hành trình cùng game thủ, phải nói là Sony luôn “cầm đèn đi trước”, dẫn đầu nhiều thế hệ máy chơi game cùng các bộ tay cầm gần như đi vào huyền thoại trong lòng gamer dù ở bất cứ độ tuổi nào. Miễn là thuộc hành tinh này ^_^
Nói riêng về controller- gọi nôm na là tay cầm. Ngoài dòng founders edition do chính Sony sản xuất ra (thường đi kèm với các máy Playstation cùng thế hệ), thì còn có hàng loạt những thương hiệu lớn nhỏ khác cũng làm ra các loại tay cầm từ bản sáng chế gốc. Các kiểu tay cầm của đối tác Sony này thường rất đa dạng về màu sắc, kiểu dáng và chất liệu. Trong khi bản gốc thì qua mấy đời vẫn chỉ có đơn giản là Trắng, đen cứ thế làm tới.
Chúng ta cùng xem lại hành trình gần 30 năm của các đời tay cầm Playstation để xem từng chi tiết nhỏ Sony đã vắt óc để tâm thế nào cho sản phẩm của mình. (Đây là mình chỉ nói tới tay cầm nhé, còn máy chơi game lại là một câu chuyện khác, lớn hơn và kỳ bí hơn rất nhiều).
1/ Tay cầm Playstation đầu tiên – cùng Playstation 1 đưa game sang trang
Ai còn nhớ tới bộ đôi này thì tới nay chắc cũng đã bước qua tuổi băm. Năm 1994, Sony lần đầu tiên làm dậy sóng nơi nơi với máy chơi game Playstation thế hệ đầu tiên. Đây là quả bom cực mạnh làm rung chuyển cả ngành công nghiệp game mới nhen nhóm lúc bấy giờ.
Và đây là hình dáng controller đầu tiên đi cùng với máy Playstation 1. Mới là đời đầu tiên thôi mà mọi người cũng có thể thấy, từ hình dáng, chức năng cho tới cách layout đều đã chỉnh chu đến mức ngạc nhiên (giờ xem lại vẫn còn ngạc nhiên). Mọi thứ hầu như được giữ nguyên si cho tới controller đời thứ 5 mới ra này. Chỉ có khác về màu sắc, chất liệu, nói chung về thiết kế bên ngoài là chính.
Trong đó theo lý giải chi tiết của Sony khi ra mắt thì bốn ký hiệu/ bốn nút chính (tay phải) trên controller sẽ gồm:
- Nút TRÒN ĐỎ: nghĩa là Yes
- Nút CHỮ X XANH: nghĩa là No
- Nút TAM GIÁC XANH: là những thao tác từ góc nhìn người dùng
- Nút VUÔNG HỒNG: tượng trưng cho menu
Tới giờ hỏi lại chắc nhiều người cũng không biết bốn biểu tượng này có ý nghĩa gì khi khởi điểm. Nhưng các ký tự vẫn luôn tồn tại trên từng dòng controller và đã đi vào bộ nhớ của người dùng đến độ trở thành phản xạ có điều kiện khi chơi game mà không cần nhìn xuống nút nữa.
Cụm phím bên tay trái là bốn phím điều hướng, thiết kế dạng cụm liền, các nút không có sự phân chia rõ ràng. Chúng có tác dụng đúng theo thứ tự các mũi tên: trên dưới trái phải.
Ở đời đầu tiên này controller của Sony là độc quyền, chưa có nhượng bản tác quyền cho bất cứ bên đối tác nào khác nên người dùng chỉ có một lựa chọn duy nhất khi dùng Playstation 1. Nhưng không hề gì, lúc đó, thế này đã là thiên đường.
2/ DualShock 1 wired – Bắt đầu cho loạt console mang tên DualShock: thật ra chính là controller đời đầu nhưng có thêm nút Analog
Tháng 11 năm 1997, Sony cho ra mắt tiếp dòng controller tiếp theo. Tuy vẫn là bản sao của controller đời đầu, khác nhau duy nhất chỉ là nút Analog, còn lại mọi thứ vẫn y chang. Nhưng controller từ đây đã chính thức có tên, có trademark hẳn hoi: Dual Shock. Đây là đời tay cầm duy nhất ra mắt mà không đi kèm với máy chơi game đời mới. Sau khi ra mắt Dual Shock 1 này thì Sony đã loại bỏ dòng controller đầu tiên vừa kể trên. Ngày nay bản gốc “tổ tiên” chỉ còn trong những bộ sưu tập của fan Playstation.
3/ Năm 2000, DualShock 2 là một màu sắc hoàn toàn mới vẫn là kiểu có dây wired
Tất nhiên cũng giống như đời đầu, DualShock 2 phát hành cùng với phiên bản máy chơi game Playstation 2 vào năm 2000. Khoảng thời gian 7 năm đủ để Sony nhận ra rõ là kiểu dáng và trình tự các nút chức năng cần phải cố định, không được thay đổi vì nó đã gắn liền với thói quen của người dùng. Các duy nhất cần thay thế cho đa dạng hơn chỉ là màu sắc và vài tút tát nhè nhẹ.
Cho nên dòng DualShock 2 là lần đầu tiên Sony chuyển hẳn tone màu của thiết kế chính sang tone Đen huyền bí.
Và cũng là dòng controller DualShock đầu tiên xuất hiện với rất nhiều các tone màu khác nhau, mang đến một loạt tùy chọn đầy hứng thú cho gamer.
Trong đó xét về doanh số thì ba tone màu bán chạy nhất của DualShock là Black/ Silver và Emerald.
Và đây cũng là thế hệ controller bán chạy nhất trong lịch sử gaming gear của Sony. Nguyên nhân chính là vì máy chơi game Playstation 2 là nhân vật đạt doanh thu cao nhất trong số các dòng Playstation (từ 1-4 Pro).
4/ Dual Shock 3, tay cầm wireless có lịch sử nhiều tranh cãi bậc nhất của Sony, cho tới lúc lên kệ rồi vẫn còn bị bàn tán ngược xuôi
Dòng tay cầm này có chứa nhiều câu chuyện thú vị đằng sau hậu trường và được xem là thế hệ “phức tạp” nhất trong lịch sử tay cầm của Sony. Trước khi chiếc tay cầm DualShock 3 chính thức xuất hiện thì vào cuối năm 2005, Sony có úp mở một bản test trong phòng Lab với hình dạng một chiếc tay-cầm-boomerang. Đây được xem là nguyên bản original của DualShock 3. Như đã nói ở trên Sony rất hiểu là không nên thay đổi hình dáng và các vị trí nút nguyên thủy của tay cầm. Nhưng vì muốn tạo một dấu ấn mới hơn, xa xỉ và hiện đại hơn, hãng đã làm một bản tay cầm hoàn toàn khác, với hình dáng trông giống như một chiếc boomerang, phù hợp hơn với mọi kích cỡ bàn tay, và theo giải thích của Sony lả cũng trông ấn tượng, công thái học cao hơn.
Nhưng đáng tiếc mẫu tay cầm này đã bị dẹp ngay từ trong trứng nước khi vấp phải sự phản đối từ hầu như tất cả mọi người, từ giới chuyên môn cho đến người dùng bình thường. Tới giờ bản mẫu này chỉ có trong phòng thí nghiệm của Sony hoặc trong bộ sưu tập của vài người lúc đó đã từng được gửi bảng test dùng thử. Và không có mặt trên thị trường.
Vào năm 2006, cùng với ra mắt của Playstation 3, thì chiếc DualShock 3 cũng chính thức có mặt. Tất nhiên sau lần test quá fail trên thì không nói cũng biết Sony đã quay về với thiết kế tay cầm kinh điển của mình và màu chính vẫn là màu đen. DualShock 3 không còn nút Analog, vẫn là thiết kế có dây truyền thống, mẫu mã và layout bề ngoài không khác mấy so với DualShock 2. Các thay đổi và nâng cấp đặc biệt nằm hết ở bên trong: tốc độ, hiệu suất và khả năng tương thích game mạnh hơn. Đặc biệt chính là cấu tạo Con quay hồi chuyển cho khả năng tương thích và hiệu suất tăng lên nhiều lần so với thế hệ trước. Cho tới nay con quay hồi chuyển vẫn còn được áp dụng trên các tay cầm hiện tại mới nhất của Sony.
Và nhắc tới PS3 thì không thể không nhắc tới các thiết kế bộ điều khiển Sixaxis. Đây là bộ điều khiển đi kèm với các phiên bản đầu tiên của PS3 và là bộ điều khiển không dây đầu tiên trong các dòng console của Sony. Nhược điểm lớn của Sixaxis là tay cầm này không có động cơ rung Vibro của DualShock 2.
DualShock 3 cũng đánh dấu một cột mốc quan trọng khi Sony quyết định có cơ chế nhượng quyền cho một số thương hiệu lớn để cùng sản xuất rác mẫu tay cầm có mẫu mã, màu sắc hơi khác một chút mang thương hiệu khác nhưng cùng dùng để điều khiển game trên PS3. Điển hình là tay cầm Wireless Bluetooth cho máy PS3 của Jieli. Và tiếp theo là nhiều thương hiệu khác nữa.
Tay cầm Jieli Wireless Bluetooth cho máy PS3
5/ DualShock 4 – controller với bộ tính năng toàn diện cho game truyền thống và mở rộng đường cho VR tương lai
Sony chưa bao giờ dừng lại quá trình nghiên cứu và cải tiến sản phẩm của mình . Sau kinh nghiệm quá fail của tay cầm boomerang trước đó, lần này Sony đã rất thận trọng khi nghiên cứu kỹ, lấy ý kiến người dùng, và tiến hành triệt để cá tính năng tương lai, cuối cùng đã mang lại hàng loạt những thay đổi mạnh mẽ trên bộ điều khiển thế hệ tiếp theo. Controller DualShock 4 đã ra đời cùng với máy chơi game Playstation 4. Trong tất cả những dòng controller từ Sony thì DualShock 4 là dòng tốt nhất, mang tính cách mạng nhất về mặt tính năng. Cụ thể tay cầm thế hệ 4 này có kích cỡ to hơn một chút, nhưng cảm giác cầm dễ chịu hơn với lớp phủ mềm loại bỏ hoàn toàn cảm giác trơn trượt thường thấy trước kia khi dùng lâu. Tính năng con quay hồi chuyển và động cơ rung Vibro vẫn còn nguyên. Các nút L2 và R2 đã được thiết kế cong hơn, cho cảm giác bấm cải thiện rõ rệt.
Thay đổi lớn nhất trên tay cầm DualShock 4 chính là phần ở giữa. Giờ đây Sony trang bị thêm một bàn di chuột cảm ứng, với kích cỡ có thể nói là khổng lồ so với kích thước chung của tay cầm. Đồng thời các nút Start/ Select được thay bằng nút Share/ Select. Nút Share kèm theo tính năng hữu hiệu của nó nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong giới gaming. Với tính năng này người chơi có thể nhanh chóng chụp màn hình, share với người chơi khác hoặc tải nhanh lên mạng.
DualShock 4 cũng được trang bị thêm một loa nhỏ qua giắc cắm 3,5mm dành cho tai nghe. Đèn nền xanh đươc bổ sung thêm giúp người chơi phân biệt vị trí của nhau và đồng thời là điểm chụp cho Playstation VR và máy ảnh.
DualShock 4 xét về tính năng đã đạt mức gần như toàn diện, mở ra nhiều hướng đi mới cho cả game truyền thống lẫn VR tương lai. Bản thân Sony cũng đã cho ra một loạt các dòng DualShock 4 với đa dạng các màu sắc, họa tiết khác nhau, phục vụ đủ nhu cầu về thẩm mỹ của người dùng.
Và ở thế hệ controller cho máy PS4 này, cũng được xem là kỷ nguyên bùng nổ của hàng loạt các controller thương hiệu khác Sony có mặt trên thị trường. Thậm chí một ít trong số đó còn được xem là có ngoại hình nổi trội và cách layout hoàn hảo hơn bản gốc của Sony. Có thể kể ra một số cái tên nổi bật như: Scuf Vantage 2, Scuf Infinity4PS Pro, Razer Raiju Ultimate, Razer Raiju Tournament Edition, Astro C40…
6/ Tay cầm DualSense, một thời kỳ mới bắt đầu
Năm 2020 có thể gọi là năm của Playstation. Từ đầu năm khi Sony chính thức tuyên bố máy chơi game thế hệ mới Playstation 5 sẽ hạ cánh trong năm nay, toàn bộ fan cuồng game và công nghệ đã được đứng ngồi không yên. Và tới ngày 07.04.2020, bộ điều khiển DualSense đã chính thức phát hành cùng với sự kiện ra mắt Playstation 5. Từ tên gọi cho tới loạt tính năng mới cải tiến trên DualSense đã đặt dấu chấm cho dòng controller mang tên DualShock trước đây. Trên DualSense, bộ rung được làm theo công nghệ mới sẽ mang lại một cảm giác hoàn toàn mới lạ khi gaming. DualSense ngoài loa còn được tích hợp cả micro, giúp người chơi giao tiếp cực kỳ dễ dàng thậm chí có thể bỏ qua bộ headphone rời. Thêm vào đó đầu nối trên DualSense là loại USB-C hiện đại tương thích đa dạng và đa năng hơn so với đời trước đó.
Hình dáng của bộ điều khiển thế hệ mới DualSense này cũng là một cuộc cách mạng về mặt thẩm mỹ. Tone màu chủ đạo là trắng sữa, thiết kế dạng module có thể tháo rời ra khi cần để lộ phần màu đen truyền thống bên trong. Các nút thon gọn hơn, icon in trên đó chỉ duy nhất màu xám, nhường spot light cho phần đèn LED đơn sắc blue dọc phần điều khiển trung tâm. Từ cách sắp xếp các chi tiết theo kiểu module rời, đến các phối màu và những chi tiết nhỏ hơn, DualSense đều quá xuất sắc. Chỉ nhìn thôi đã muốn cầm trên tay chơi.
Cùng đặt lên bàn so sánh giữa bộ điều khiển DualShock 4 và DualSense sẽ thấy rõ Sony đã nỗ lực toàn diện như thế nào để mang lại một bộ điều khiển có thể nói là hoàn toàn mới so với các dòng controller trước đây để đi cùng với PS5. Riêng mình thì thấy DualSense phần nào phảng phất vóc dáng của con boomerang đã bị khai tử trước đây, lai lai giữa kiểu dáng controller kinh điển và boommerang thì phải. Nhưng vóc dáng lại thon gọn và mềm mại hơn rất rất nhiều.
Mình về team DualSense. Còn anh em thì cảm thấy hào hứng với mẫu controller nào nhất?
Từ khóa » Các Loại Tay Cầm Ps4
-
So Sánh Các đời Tay Cầm DualShock: Nên Mua đời Nào? - Websosanh
-
Tìm Hiểu Trước Khi Mua Tay Cầm Chơi Game: So Sánh 4 đời Dualshock
-
Tay Cầm PS4 Pro Vs Tay Cầm PS4 Slim: Cú Lừa Lớn Nhất Mà Bạn Nên ...
-
7 Tay Cầm Chơi Game PS4 Tốt Nhất
-
TAY CẦM PS4: TOP 5 TỐT NHẤT CHO GAME THỦ
-
Tay Cầm PS4 Chính Hãng, Giá Rẻ - GEARVN
-
Tay Cầm Ps4 Slim/Pro Chính Hãng 2nd Nhiều Màu, Tay Cầm ... - Shopee
-
Tay Cầm Ps4 Chính Hãng Sony Giá Siêu Tốt - Tháng 7, 2022 | Tiki
-
Tay Cầm Chơi Game PS4 - HACOM
-
Sony Dualshock - Giá Tháng 7/2022
-
Tay Cầm Ps4 Slim/Pro Chính Hãng Nhiều Màu, Tay Cầm Chơi Game ...
-
Tay Cầm Chơi Game PC, XBox, PS4 Chính Hãng Ưu đãi 500.000đ
-
Tay Cầm PlayStation DualShock 4 | Chính Hãng, Giá Tốt, Trả Góp 0%