Nêu Các Chức Năng Cơ Bản Của Nhà Nước - Luật Sư X
Có thể bạn quan tâm
Nhà nước là một bộ máy đặc biệt thể hiện sự thống trị về mặt kinh tế, thực hiện quyền lực về chính trị và tác động đến tư tưởng của quần chúng. Nhà nước là một hiện tượng phức tạp và đa dạng bởi bản chất của nó vừa là bản chất giai cấp, vừa là bản chất xã hội. Chức năng của nhà nước ảnh hưởng đến phương hướng hoạt động chủ yếu của và nước được biểu hiện qua bản chất, vai trò, sứ mệnh cũng như mục tiêu của Nhà nước. Vậy thì các chức năng cơ bản của nhà nước là gì? Bài viết dưới đây Luật sư X sẽ phân tích và làm rõ về vấn đề này.
Nội dung tư vấn
Nêu các chức năng cơ bản của nhà nước
Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, nó ra đời để tổ chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội. Đó là công việc của nhà nước, gắn liền nhà nước mà không một thực thể nào trong xã hội có thể làm thay nhà nước thực hiện nhiệm vụ này.
Mặt khác, nhà nước với những ưu thế của mình nên có khả năng thực tế để làm được những công việc đó. Với ý nghĩa này, chức năng nhà nước là khái niệm dùng để chỉ những hoạt động, phần việc quan trọng của riêng nhà nước mà chỉ nhà nước mới có đủ khả năng, điều kiện để thực hiện những hoạt động đó.
Chức năng nhà nước là phương diện chủ yếu và là hoạt động cơ bản của cả bộ máy nhà nước mà mỗi cơ quan nhà nước đều phải tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau, nó là phương hướng hoạt động chủ yếu của Nhà nước thể hiện bản chất, vai trò sứ mệnh xã hội và mục tiêu của Nhà nước. Ở mỗi giai đoạn phát triển thì nhà nước có những chức năng cơ bản, những mục tiêu, nhiệm vụ, vai trò và điều kiện tồn tại riêng của nó.
Chức năng của một cơ quan nhà nước là những hoạt động của cơ quan cụ thể nào đó nhằm góp phần thực hiện chức năng chung của nhà nước.
Nhà nước có những chức năng cơ bản nào?
Căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, chức năng của nhà nước được phân thành các chức năng cơ bản như đối nội và các chức năng đối ngoại:
– Các chức năng đối nội của nhà nước:
Chức năng đối nội của nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các cá nhân, tổ chức trong nước, chẳng hạn chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng trấn áp, chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
– Các chức năng đối ngoại của nhà nước:
Chức năng đối ngoại của nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các quốc gia, dân tộc khác, chẳng hạn chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược, chức năng phòng thủ, bảo vệ đất nước, chức năng thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế.
Căn cứ vào hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội, chức năng của nhà nước được phân theo từng lĩnh vực cụ thể. Theo đó, tương ứng mỗi lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội là một chức năng của nhà nước. Chẳng hạn:
– Chức năng kinh tế:
Đây là chức năng của mọi nhà nước. Nhà nước thực hiện chức năng này nhằm củng cố và bảo vệ cơ sở tồn tại của nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế.
– Chức năng xã hội:
Đó là toàn bộ hoạt động của nhà nước trong việc tổ chức và quản lí các vấn đề xã hội của đời sống như vấn đề về môi trường, giáo dục, y tế, lao động, việc làm, thu nhập của người dân, phòng chống thiên tai… Đây là các hoạt động góp phần củng cố và bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định, phát triển an toàn và hài hoà của toàn xã hội.
– Chức năng trấn áp:
Trong điều kiện có đấu tranh giai cấp, chức năng trấn áp sự phản kháng của giai cấp bị trị là rất cần thiết nhằm bảo vệ sự tồn tại vững chắc của nhà nước, bảo vệ lợi ích về mọi mặt của giai cấp thống trị.
– Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược:
Đây là chức năng đặc trưng của các nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc trở về trước. Các nhà nước đó thực hiện chức năng này nhằm xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ, bóc lột nhân dân cũng như áp đặt sự nô dịch đối với các dân tộc khác.
– Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội:
Đây là chức năng của các nhà nước nói chung. Thực hiện chức năng này, nhà nước phải sử dụng nhiều biện pháp, nhất là các biện pháp pháp lí nhằm phòng, chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, đảm bảo ổn định, trật tự xã hội, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.
– Chức năng bảo vệ đất nước:
Đây là chức năng của mọi nhà nước. Trước đây, nhiều nhà nước thường phát động chiến tranh xâm lược nước khác, ngày nay, nhiều nhà nước vẫn tìm cách áp đặt ý chí của mình đối với nước khác. Trong điều kiện đó, các nhà nước phải thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ đất nước, chống lại các cuộc chiến nanh xâm lược cũng như các ảnh hưởng tiêu cực khác từ bên ngoài.
– Chức năng quan hệ với các nước khác:
Các nhà nước thực hiện chức năng này nhằm thiết lập các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá… với các quốc gia khác để trước hết phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục… trong nước, qua đó có thể cùng nhau giải quyết những vấn đề có tính chất quốc tế.
Ngoài các cách phân loại nêu trên, chức năng nhà nước còn có thể được phân loại theo những căn cứ khác. Chẳng hạn, dựa vào bản chất của nhà nưóc, chức năng của nhà nước được phân chia thành các chức năng thể hiện tính giai cấp và các chức năng thể hiện tính xã hội; dựa vào mục đích thực hiện, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng cai trị và chức năng phục vụ; dựa vào hình thức thực hiện, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng lập pháp, chức năng hành pháp, chức năng tư pháp…
Cách thức thực hiện chức năng của nhà nước
Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có ba hình thức hoạt động chính là: Xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trong mỗi nhà nước, việc sử dụng ba hình thức hoạt động này cũng có những đặc điểm khác nhau.
Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước, các phương pháp hoạt động để thực hiện các chức năng của nhà nước cũng rất đa dạng nhưng nh́n chung có hai phương pháp chính là thuyết phục và cưỡng chế. Giáo dục, thuyết phục là việc nhà nước sử dụng các biện pháp tác động lên ý thức con người, làm cho họ biết, hiểu, tự giác, chủ động, tích cực thực hiện các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước.
Cưỡng chế là việc nhà nước bắt buộc các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước. Các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất đa dạng, trong đó người bị cưỡng chế luôn phải gánh chịu sự bất lợi nào đó, có thể là bất lợi về thân thể, về tài sản, thậm chí cả tính mạng của họ.
Có thể bạn quan tâm
- Mã vạch 490 của nước nào trên thế giới hiện nay?
- Mẫu hồ sơ chốt sổ BHXH 2021 gồm những nội dung gì?
- Tờ trình mất thẻ đảng viên bao gồm những gì?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Nêu các chức năng cơ bản của nhà nước. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo vệ thương hiệu, xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ Nhà nước là gì?Chức năng và nhiệm vụ của nhà nước là những vấn đề rất quan trọng đối vói công cuộc lãnh đạo và quản lý. Hai khái niệm này sẽ có nhiều người nhầm lẫn đó là một. Tuy nhiên, hai khái niệm này có sự thống nhất, vừa có sự tách biệt nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau. Chúng ta có thể hiểu, chức năng là những vấn đề được quy định tại hiến pháp hoặc các văn bản liên quan khác. Nếu nhiệm vụ chiến lược được thực hiện thông qua các chức năng nhà nước, trong trường hợp này chức năng nhà nước có phạm vi hẹp hơn so với nhiệm vụ của nhà nước. Nhiệm vụ của nhà nước chính là những công việc đặt ra, bắt buộc phải giải quyết những mục tiêu đã được hoạch định sẳn. Đó có thể là những nhiệm vụ trước mắt hay có thể là những chiến lược, mang tính ổn định và lâu dài. Nhiệm vụ trước mắt là những công việc mà nhà nước phải giải quyết trong ngắn hạn để thực hiện một chức năng nào đó của nhà nước đã được đặt ra trước và trong trường hợp nàu nếu so với chức năng thì nhiệm vụ chỉ mang tính chất trong phạm vi hẹp hơn. Ngoài ra, chúng ta cần phân biệt giữa chức năng của nhà nước với vai trò của nhà nước. Hai khái niệm này thì tách biệt nhau nhưng nhiều trường hợp sẽ bổ sung cho nhau trong nhiều lĩnh vực. Nếu chức năng của nhà nước thường đề cập nhà nước sinh ra để làm gì, những công việc gì thì vai trò của nhà nước thường đề cập đến công dụng, tác dụng của nhà nước. Như vậy, nhiệm vụ , chức năng hay vai trò của nhà nước nhìn chung đều có những nội dung quy định rõ về những khái niệm này. Nhiều trường hợp chức năng của nhà nước và vai trò của nhà nước có ý nghĩa gần như tương tự nhau.
Chức năng nhà nước phân thành bao nhiêu loại?Ta căn cứ vào tính chất chức năng phân thành: Chức năng cơ bản và chức năng không cơ bản.Ta căn cứ vào thời gian thực hiện chức năng: Chức năng lâu dài và chức năng tạm thờiTa căn cứ vào đối tượng của chức năng:Chức năng đối nội (là chức năng cơ bản) và chức năng đối ngoại.
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » Chức Năng Kinh Tế Của Nhà Nước Là Gì
-
PHÂN TÍCH CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG GIAI ...
-
CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ ...
-
Chức Năng Của Nhà Nước Là Gì ? Cách Phân Loại ... - Luật Minh Khuê
-
[PDF] Chức Năng Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa ...
-
Chức Năng Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước Ta Trong Giai đoạn Hiện Nay
-
Phân Tích Chức Năng Kinh Tế Của Nhà Nước CHXNCN Việt Nam
-
Suy Nghĩ Về Chức Năng Quản Lý Kinh Tế Của Nhà Nước
-
Chức Năng Của Nhà Nước Là Gì? Chức Năng Nhà Nước XHCN?
-
Trang 9 — Chức Năng Kinh Tế Của Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ ...
-
Chức Năng Nhà Nước: Khái Niệm, Phân Loại, Các Yếu Tố Quy định
-
Chức Năng Của Nhà Nước Là Gì? (cập Nhật 2022) - Công Ty Luật ACC
-
[PDF] CHỨC NĂNG QUẢN LÝ KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ ...
-
Đối Nội Là Gì? Chức Năng đối Nội Và đối Ngoại Của Nhà Nước?