Nêu Cảm Nhận Của Em Về Khổ 6 Trong Bài Bếp Lửa Của Bằng Việt
Có thể bạn quan tâm
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- nhungkhuat
- Chưa có nhóm
- Trả lời
0
- Điểm
55
- Cảm ơn
0
- Ngữ văn
- Lớp 9
- 20 điểm
- nhungkhuat - 21:17:05 28/11/2021
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
- trangpham
- Hội nuôi cá
- Trả lời
15286
- Điểm
246524
- Cảm ơn
10803
- trangpham Quản trị viên của Hoidap247.com
- 30/05/2022
Đây là câu trả lời đã được xác thực
Câu trả lời được xác thực chứa thông tin chính xác và đáng tin cậy, được xác nhận hoặc trả lời bởi các chuyên gia, giáo viên hàng đầu của chúng tôi.
“Bà ơi bà cháu yêu bà lắm
Tóc bà trắng màu trắng như mây
Cháu yêu bà cháu nắm bàn tay
Khi cháu vâng lời cháu biết bà vui”
Tình cảm bà cháu luôn là thứ tình cảm kì diệu và thiêng liêng mà chúng ta cần nâng niu, trân trọng. Đặc biệt đối với những người xa qua thì nỗi nhớ về những kỉ niệm quê hương, về những người bà, người mẹ lại càng da diết và mãnh liệt hơn cả. Bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt đã khơi nguồn cảm xúc, đánh thức những năm tháng tuổi thơ trong lòng độc giả. Ông là một nhà thơ tinh tế, nhạy cảm và đầu sự sáng tạo, mới mẻ. Nỗi nhớ về những kỉ niệm quê hương, về bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa. Và tình cảm ấy được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ 6 của bài thơ:
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
Từ ngọn lửa của tình người nhà thơ đã suy ngẫm về cuộc đời bà. Cuộc đời bà là những gian truân, vất vả, gian lao. Từ láy tượng hình “lận đận” đã cho ta thất sự vất vả đến cùng cực. Không chỉ vậy sự lận đận ấy còn kết hợp trong cụm từ “biết mấy nắng mưa” càng tô đậm thêm những thăng trầm cuộc sống mà bà đã phải trải qua. Dù khó khăn, vất vả, gian lao là vậy nhưng bà chưa bao giờ rời xa hình ảnh bếp lửa. Bà gắn bó với bếp lửa, với sự hy sinh đã “mấy chục năm rồi”, dù nắng hay mưa, bà vẫn luôn dậy sớm. Ta có thể cảm nhận được sự tần tảo, hy sinh của bà lúc nào cũng vẹn nguyên. Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần như ngân lên, lan tỏa biết bao yêu thương, rung cảm trong lòng tất cả mọi người. Mỗi hình ảnh liệt kê là một dòng suy ngẫm xúc động trong lòng bạn độc. “Bếp lửa ấp iu nồng đượm” khẳng định sự cần mẫn, khéo léo của bà. “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi” để nuôi dạy cháu trong lúc thiếu thốn. Để từ đó bà nhắc nhở cháu không được quên đi những năm tháng nghĩa tình vhia nhau từng củ khoai, củ sắn. Câu thơ như một lời răn dạy cháy phải biết yêu thương, sẻ chia. Chính vì vậy mà nó “nhóm dậy cả những tâm tình thuở nhỏ”. Bà chính là tấm gương cho cháu noi theo. Bà chính là người nhóm lửa và truyền lửa cho cháu biết bao bài học, bao kỉ niệm.
Một lần nữa ta có thể khẳng định, bà là người nhóm lửa, giữa lửa và truyền lửa, truyền niềm tin, sức mạnh cho cháu. Để từ đó tác giả phải thốt lên sự nhớ nhung, trân trọng:
“Ôi kì lạ và thiêng liêng-bếp lửa!”
Câu thơ với từ cảm thán “ôi” như chất chứa, dồn nén bao tình cảm. Sức mạnh kì lạ ấy đã nhóm dậy cả những kỉ niệm tuổi thơ của cháu. Sự thiêng liêng ấy là điều cháu luôn gìn giữ và nhớ mãi.
Qua khổ thơ ta có thể thấy được sự tần tảo, hy sinh tình yêu thương vô bờ bà dành cho cháu cũng như tình cảm, sự biết ơn, nhớ thương cháu dành cho bà dù đang ở nơi xa nhất. Bài thơ như chạm vào trái tim bạn đọc để ta rung động và suy ngẫm về tình cảm mình dành cho bà của mình, cho quê hương, đất nước.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar3.8starstarstarstarstar5 voteGửiHủy- Cảm ơn 4
- thuyphuonghphhqt
- Chưa có nhóm
- Trả lời
1445
- Điểm
308
- Cảm ơn
1624
- thuyphuonghphhqt
- 28/11/2021
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưaMấy chục năm rồi, đến tận bây giờBà vẫn giữ thói quen dậy sớmNhóm bếp lửa ấp iu nồng đượmNhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùiNhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vuiNhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”.
Cuộc đời bà là một cuộc đời đầy gian truân, vất vả, nhiều lận đận, trải qua nhiều nắng mưa tưởng như không bao giờ dứt. Hình ảnh của bà cũng là hình ảnh của bao người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh dù gian truân vất vả vẫn sáng lên tình yêu thương.Bà đã nhóm bếp lửa trong suốt cuộc đời bà, đã trải qua nắng mưa “mấy chục năm rồi”.
Bà không chỉ nhóm bếp lửa bằng đôi bàn tay già nua, gầy guộc, mà là bằng tất cả tấm lòng đôn hậu “ấp iu nồng đượm” của bà đối với con cháu. Điệp từ “nhóm” được nhắc đi nhắc lại 4 lần trong 4 câu thơ đan kết với những chi tiết rất thực… có điểm chung là cùng gắn với hành động nhóm bếp, nhóm lửa của bà nhưng lại khác nhau ở những ý nghĩa cụ thể: khi thì nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm để sưởi ấm cho bà cháu qua cái lạnh buốt của sương sớm; đến câu tiếp theo thì đã vừa nhóm bếp luộc khoai, luộc sắn cho cháu ăn đỡ đói lòng mà như còn đem đến cho đứa cháu nhỏ cái ngọt bùi của sắn khoai, của tình yêu thương vô hạn của bà.
Đến câu tiếp theo thì lòng bà còn mở rộng hơn cùng với nồi xôi gạo mới mùa gặt là tình cảm xóm làng đoàn kết, gắn bó, chia ngọt, sẻ bùi và đến câu thứ tư thì hoàn toàn mang nghĩa trừu tượng: nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ. Tình cảm của bà bao la giản dị như khoai sắn và cũng đậm đà như khoai sắn.Các từ ngữ “ấp iu nồng đượm”, “yêu thương”, “ngọt bùi”, “chung vui” thể hiện sự tinh luyện của một ngòi bút nghệ thuật, đã diễn tả thật hay tình thương, niềm vui, sự no ấm, hạnh phúc mà bà đã mang lại cho con cháu.
Bà đã “nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”, nuôi dưỡng và làm bừng sáng những ước mơ, những khát vọng của đàn cháu nhỏ. Bếp lửa bà nhen đã nhóm lên ngọn lửa của tình thương ấm áp. Chính vì thế mà nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc sự kì diệu, thiêng liêng:
“ÔI! Kì lạ và thiêng liêng – Bếp lửa”.
Câu thơ cảm thán với cấu trúc đảo thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như một khám phá ra một điều kỳ diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai, cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa. Như vậy, từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra cả một “niềm tin dai dẳng” về ngày mai, cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa. khái quát trở thành ngọn lửa trong trái tim – một ngọn lửa ẩn chứa niềm tin và sức sống của con người.
Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa triết lí thầm kín: những gì là thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình đài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, và đó cũng là sự khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu đất nước.
Bằng Việt đã sáng tạo hình tượng bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa tượng trưng kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận; giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. Bài thơ như ngọn lửa ấm áp toả sáng và cháy mãi trong tình cảm của người đọc.
Chúc bn học tốt!
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar3.3starstarstarstarstar3 voteGửiHủy- Cảm ơn 2
- Báo vi phạm
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiTham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » Cảm Nhận Khổ Thơ 6 Của Bài Bếp Lửa
-
Phân Tích Khổ Thơ Thứ 6 Bài Bếp Lửa Ngắn Gọn - TopLoigiai
-
Phân Tích Khổ 6 Bài Bếp Lửa ❤️️ 11 Bài Văn Mẫu Hay Nhất
-
Phân Tích Khổ 6 Bài Bếp Lửa Chuẩn Theo Bài Giảng
-
Cảm Nhận Khổ Thơ Thứ 6 Của Bài Bếp Lửa(Bằng Việt) - HOCMAI Forum
-
Phân Tích 2 Khổ Cuối Bếp Lửa Của Bằng Việt (8 Mẫu)
-
Cảm Nhận Khổ 6 Bài Thơ Bếp Lửa Archives - Lớp Văn Cô Thu
-
Phân Tích Khổ 6 Bài Bếp Lửa Chuẩn Theo Bài Giảng
-
Phân Tích Khổ Thơ Thứ 6 Của Bài Thơ Bếp Lửa - Xây Nhà
-
Cam Nhan Ve Kho Tho Thu 6 Trong Bai Bep Lua - Tài Liệu Text - 123doc
-
Đoạn Văn Cảm Nhận Khổ Cuối Bài Bếp Lửa - Thủ Thuật
-
Top 6 Bài Văn Mẫu Cảm Nhận Về Hình ảnh Người Bà Trong Bài Thơ ...
-
Văn Mẫu Lớp 9: Cảm Nhận Khổ Thơ Cuối Trong Bài Thơ Bếp Lửa
-
Viết Bài Văn Cảm Nhận Về Khổ 6 Trong Bài Thơ Bếp
-
MS372 - Phân Tích Khổ 5 Và 6 Bài Thơ Bếp Lửa Của Bằng Việt