'Nếu Cần Dạy Trẻ Phiên âm, Cứ Lấy Phiên âm Quốc Tế Mà Dạy'
Có thể bạn quan tâm
Tên nước ngoài được phiên âm trong sách giáo khoa
Việc phiên âm như sách giáo khoa hiện nay nhất định phải sửa, ngay cả cách phiên âm tên của những người nước ngoài hiện nay của truyền thông cũng rất khó chịu".
Bạn đọc Nguyễn Chí Công
Nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online đã nhấn mạnh như thế xung quanh câu chuyện Phiên âm trong sách giáo khoa: vì sao không chịu sửa?
Theo bạn đọc Vũ Nguyên, Bộ GD-ĐT có quy định viết chính tả tiếng Việt, trong đó có quy định rất rõ cách viết tên địa danh nước ngoài, tên người... như thế nào nhưng "sách giáo khoa của bộ lại làm sai hết những gì đã được chính bộ quy định".
Kết quả là "ngay cả những thuật ngữ âm nhạc đơn giản nhất, đã quốc tế hóa từ lâu mà người ta còn khăng khăng bắt giáo viên và học sinh phải viết "phiên âm" như sách giáo khoa, như các tên nốt sau chắc chỉ có ở Việt Nam mới có kiểu ghi là "Đồ, rê... pha, son...". Tên các nhạc sĩ thiên tài và rất quen thuộc cũng cứ phải phiên thành "Sô Panh" (Chopin), "Bét tô ven" (Beethoven), "Mô Da" (Mozart)... thật chán" (bạn đọc Thầy Đồ).
Về việc này, bạn đọc Đỗ Hanh viết: "Nên để nguyên gốc tên riêng bằng chữ Latin để dễ nhận. Đọc có thể chưa chuẩn nhưng viết phải chuẩn. Riêng tên riêng người China nên theo cách viết chung của các nước dùng chữ Latin. Ví dụ Thượng Hải nên viết là Shanghai...".
Bạn đọc Ngô Tuấn Hiển cũng đề nghị: "Nên bỏ luôn cách viết kiểu phiên thành âm tiếng Việt để hòa cùng dòng chảy thế giới. Cứ cố vẽ ra một bộ lý tự phiên âm từ tiếng Latin để chứng tỏ ngôn ngữ Việt có nét riêng mà dù có phiên âm ra thì cũng chỉ là tạo thêm ra những từ lai căng Tàu không ra Tàu, Tây cũng chẳng phải Tây.
Nếu cần dạy trẻ phiên âm thì cứ lấy phiên âm quốc tế mà dạy để trẻ biết đọc từ điển nước ngoài. Ngay cả những người đi Anh - Mỹ học về rồi mà vẫn gọi tên phần mềm Winword của Microsoft quá phổ biến cho mọi người là Uyn-uốt thì rất không thể không cho rằng sự trì trệ nằm từ gốc khi người ta lần đầu được học từ đó".
Cùng quan điểm, bạn đọc Minh Trần nêu: "Thời đại này mọi người đều có thể đọc hoặc nghe người khác rồi đọc theo hoặc tra Google để biết. Việc phiên âm như thế sẽ gây khó khăn cho các em khi muốn tìm hiểu về một nhân vật nào đó mà không tìm được trên mạng. Đặc biệt là tiếng China, chúng ta không cần thiết phải phiên âm Hán - Việt. Cứ đọc theo quốc tế thôi".
"Dạy sai còn hại nhiều hơn rất nhiều lần so với không dạy. Nếu đã là tiếng nước ngoài thì nên để nguyên bản như vậy, xong mình dành những dòng ở cuối trang để chú thích, phát âm theo tiếng nước đó (như bảng IPA của tiếng Anh). Cũng không cần dịch ra tiếng Việt vì cơ bản có những âm, từ không có trong tiếng Việt thì phiên âm kiểu gì cũng không chính xác.
Thời buổi công nghệ 4.0 từ điển rất nhiều, cứ lên tra là ra (miễn dùng nguồn chính thống là được). Đó là lý do tại sao học 6 năm, 9 năm thậm chí 12 năm mà nói người nước ngoài không hiểu dù là những câu đơn giản vì phát âm, phiên âm trật lất từ năm này sang năm khác. Ngoại ngữ kém kiềm hãm sự phát triển và hội nhập rất nhiều. Mong có sự thay đổi căn cơ dù biết rằng rất khó", bạn đọc Lê Tấn Đời bày tỏ.
Bạn đọc Nguyễn Tấn Nghĩa cũng góp thêm về việc đọc các từ viết tắt: "WTO, VAR, MU phải đọc riêng rẽ theo tên từng con chữ viết tắt, vì bản thân chúng không phải là một từ, VAR phải đọc đúng là V - A - R (vi - ây - a) không thể đọc là "va" được. Phải phân biệt khi nào dùng tên chữ và khi nào dùng âm của chữ".
Thăm dò ý kiến
Sách giáo khoa hiện nay vẫn phiên âm tên nước ngoài ra tiếng Việt, ví dụ New York thành "Niu-Oóc". Theo bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Nên bỏ phiên âm
Vẫn giữ phiên âm nhưng điều chỉnh cho phù hợp
Ý kiến khác
Từ nước ngoài trong sách giáo khoa: Phiên âm theo cách nào?TT - Việc phiên âm các từ gốc nước ngoài trong sách giáo khoa (SGK) nhiều năm nay vẫn trong tình trạng thiếu sự đồng bộ, thống nhất giữa sách này với sách kia, chưa kể cách phiên âm còn thô, ít sát với phát âm của từ gốc.
Từ khóa » Google Dịch Phiên âm Ipa
-
Cen Land Muốn Huy động Hơn 2.015 Tỷ đồng để đầu Tư Bất động ...
-
VNDirect: Lợi Nhuận Vincom Retail (VRE) Có Thể Tăng Trưởng Trên 95%
-
LUMIÈRE Boulevard – Tổ ấm Mơ ước Dành Cho Con Trẻ
-
Vì Sao Cổ Phiếu “trà đá”, Cổ Phiếu “xác Sống” Bỗng Trỗi Dậy Trên Sàn ...
-
Quảng Ninh Chia Sẻ Kinh Nghiệm đứng đầu PCI Lần Thứ 5 Liên Tiếp
-
Một Doanh Nghiệp Môi Giới BĐS Báo Lãi Gần 500 Tỷ Năm 2021
-
Tăng Trưởng Kinh Tế Thấp Nhất Trong 10 Năm
-
Cách Cài Cercube For YouTube Cho IOS 12
-
Vinhomes Thắng Lớn Tại Giải Thưởng Bất động Sản Châu Á – Thái Bình Dương 2021
-
Cục Xúc Tiến Thương Mại Phối Hợp Amazon “chắp Cánh” Cho Hàng Việt
-
EVFTA Tạo Lợi Thế Cho Những Ngành Hàng Nào Của Việt Nam?
-
Quên ITunes đi, đây Sẽ Là Công Cụ Tốt Nhất Dành Cho Những Ai Sử ...
-
VBI Ký Kết Hợp đồng Mua Cổ Phần Với Công Ty Bảo Hiểm Của Hàn Quốc
-
Xuất Khẩu Vào Thị Trường Đức: Chọn Kênh Nào Cho Hàng Việt Trụ Vững?