Nêu Cấu Tạo Của Tim Phù Hợp Với Chức Năng? | Vatgia Hỏi & Đáp
Có thể bạn quan tâm
Giáo dục, tham khảo > Các môn học > Sinh học
Nêu cấu tạo của tim phù hợp với chức năng? hao Trả lời 11 năm trướcTim là bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật, với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu theo các động mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể; hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 lấy khí O2. Tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ tim. * Tim động vật có 4 ngăn : tâm nhĩ phải, tâm nhĩ trái, tâm thất phải và tâm thất trái. Ngoài ra có các van tim có tác dụng giữ cho máu chảy theo một chiều nhất định. * Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất (bên trái hai lá, bên phải ba lá). Giữa động mạch và tâm thất có van bán nguyệt(van tổ chim). * Cơ tim có cấu tạo đặc biệt có tính hưng phấn, dẫn truyền hưng phấn và tim có khả năng co bóp tự động. Tim người nằm trong ngực, giữa hai lá phổi, dưới là cơ hoành, trên là các ống của tâm trung thất, trước là xương ức, sau là cột xương sống. Tim người gồm có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ phía trên và 2 tâm thất phía dưới. Cơ tim của tâm thất dày hơn tâm nhĩ, của tâm thất trái dày hơn tâm thất phải. Tâm nhĩ trái nối với tĩnh mạch phổi, tâm thất trái nối với động mạch chủ. Tâm nhĩ phải nối với tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới, tâm thất phải nối với động mạch phổi. Khi tâm nhĩ trái co, máu sẽ dồn xuống tâm thất trái, tâm nhĩ phải co, máu dồn xuống tâm thất phải, tâm thất trái co dồn máu vào động mạch chủ, tâm thất phải co dồn máu vào động mạch phổi. Giữa tâm thất và tâm nhĩ có van nhĩ thất giúp cho máu không chảy ngược lại tâm nhĩ. Van này ở bên phải có ba lá (van ba lá) và bên trái có hai lá (van hai lá). Ở gốc động mạch với tâm thất có van bán nguyệt (do có hình bán nguyệt), còn gọi là van tổ chim giúp máu không chảy ngược trở lại tâm thất. Tim co dãn theo chu kỳ, mỗi chu kỳ gồm ba pha: pha nhĩ co (0,1 giây), pha thất co (0,3 giây) và pha dãn chung(0,4 giây)
Trả lời 8 năm trước 1/ Chức năng của tim: Tim có chức năng như một cái bơm hút và đẩy máu chảy trong hệ tuần hoàn. Tim là động lực chính vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn 2/ Cấu tạo phù hợp với chức năng của tim a/ Cấu tạo tim * Tim là một túi cơ rỗng có vách ngăn chia thành hai nửa riêng biệt là nửa phải và nửa trái. Mỗi nửa tim có hai ngăn: một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới. Thành tim gồm ba lớp. Ngoài cùng là màng liên kết, ở giữa là lớp cơ dày, trong cùng là lớp nội mô gồm các tế bào dẹt. + Thành tâm nhĩ mỏng hơn nhiều so với thành tâm thất, vì nhiệm vụ chủ yếu của nó là thu nhận máu và co bóp để đẩy máu xuống tâm thất. Còn tâm thất có nhiệm vụ tống máu vào phổi đi nuôi cơ thể. + Thành của hai tâm thất cũng không hoàn toàn giống nhau. Thành tâm thất trái dày hơn thành của tâm thất phải vì áp lực cần thiết để tống máu chảy trong vòng tuần hoàn nhỏ (khoảng 30 mmHg) nhỏ hơn rất nhiều so với áp lực tống máu vào vòng tuần hoàn lớn (khoảng 12 mmHg) Hệ thống van tim cấu tạo cũng rất phù hợp với chức năng tạo áp lực cho dòng máu và giúp máu di chuyển một chiều + Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất đảm bảo cho máu chỉ chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải là van ba lá. Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái là van hai lá. Van hai lá chắc chắn hơn van ba lá, phù hợp với lực co bóp mạnh của tâm thất trái. + Ngoài ra, giữa các tâm thất và động mạch chủ, động mạch phổi còn có van thất động (van bán nguyệt hoặc van tổ chim). + Chất bao ngoài van tim có bản chất là mucoprotein. + Van tim có cấu tạo bởi mô liên kết, không có mạch máu, một đầu gắn cố định vào mấu lồi cơ ở thành trong của tâm thất bằng các dây chằng, một đầu gắn với bờ ngăn tâm nhĩ với tâm thất của tim * Tim được bao bọc bởi màng tim ( màng bao tim). Trong màng có một ít dịch giúp giảm ma sát khi tim co bóp * Tim có hệ thống các mạch máu cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào cơ tim b/ Cấu tạo của tế bào cơ tim Mô cơ tim được biệt hóa một cách rất đặc biệt để phù hợp với chức năng co bóp của tim và chiếm gần 50% khối lượng của tim. + Cơ tim vừa có tính chất của cơ vân, vừa có tính chất của cơ trơn. Các sợi cơ tim cũng có những vân ngang như sợi cơ vân, ngoài ra nhân không nằm ở gần màng mà nằm ở giữa sợi cơ. + Sợi cơ tim ngắn (dài 50-100μm, đường kính 10-20μm) phân nhánh, dày để chịu được áp lực cao khi bơm máu. + Ngoài ra trong sợi cơ tim có rất nhiều ti thể để cung cấp đủ năng lượng cho sợi cơ khi hoạt động. Đặc biệt trong sợi cơ tim có Mioglobin để dự trữ oxi. + Mạng cơ tương kém phát triển so với cơ xương. Các ống ngang T lớn hơn ở cơ xương và lấy ion Canxi bổ sung ở ngoại bào khi bị kích thích. Các sợi cơ tim được nối với nhau bởi các đĩa nối cách nhau chỉ khoảng 2 nm tạo thành một khối hợp bào. + Tại đây điện trở của màng rất thấp nên hưng phấn có thể truyền qua dễ dàng từ sợi cơ này sang sợi cơ khác. Vì vậy khi một tế bào cơ tim hưng phấn thì sóng hưng phấn nhanh chóng truyền đến toàn bộ các sợi cơ của tim. + Thành phần dịch bào tại hai phía của đĩa nối cũng rất giống nhau (nồng độ K+ cao, nồng độ Ca2+ thấp) tạo điều kiện cho truyền tin hóa học diễn ra dễ dàng. + Ngoài ra giữa hai tế bào cơ tim liên tiếp còn có kênh ion chung giúp cho điện thế hoạt động lan truyền rất nhanh qua các tế bào cơ tim. => Tất cả điều này làm cho các tế bào cơ tim co gần như đồng thời, tạo áp lực lớn đẩy máu vào động mạch c/ Hệ dẫn truyền tim * Một số tế bào cơ tim đặc biệt biệt hóa thành hệ dẫn truyền tim, bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin. * Nút xoang nhĩ:nằm ở vùng tiếp giáp giữa tĩnh mạch chủ trên và tâm nhĩ phải, dài khoảng 15 mm, rộng 3 mm và dày 1mm. Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim. Nút xoang nhĩ không có điện thế ổn định như phần lớn các tế bào khác của cơ thể. Các sợi của nút xoang nhĩ liên hệ với các sợi của tâm nhĩ và nút nhĩ thất. Bởi vậy xung động phát sinh trong nút xoang nhĩ được dẫn truyền trực tiếp tới tâm nhĩ và nút nhĩ thất * Nút nhĩ thất: nằm ở thành của tâm nhĩ phải, trên nền vách nhĩ thất cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành. Từ nút nhĩ thất xuất phát các sợi tạo thành bó His đi xuống phía dưới. Khi tới cuối vách liên thất thì bó His chia thành hai nhánh nhỏ chạy tới các sợi cơ tim gọi là mạng Puoockin. Nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất nhận các sợi thần kinh của dây giao cảm và dây mê tẩu. Bó His chỉ nhận các sợi thần kinh của dây giao cảm * Tế bào cơ tim có thời gian co kéo dài hay ngắn tùy ngăn tim. Cụ thể: tế bào cơ thành tâm nhĩ co kéo dài 100‰ giây, trong khi tế bà thành cơ các tâm thất co kéo dai 250‰ - 300‰ giây, đủ để máu tống đi khỏi ngăn tim vào hệ mạch của vòng tuần hoàn nhỏ hoặc lớn. Minh Hoàng Trả lời 5 năm trước chị ơi chị có ảnh ko? Có thể cho em xin ảnh đc ko vì em còn phải vẽ sơ đồ nữa Trả lời 8 năm trước cho em hoi dac diem cau tao tim phu hop voi viec co bop day mau la gi a Quang Bách Trả lời 5 năm trướcTimlà bộ phận quan trọng tronghệ tuần hoàncủađộng vậtvới chức năngbơmđều đặn để đẩymáutheo cácđộng mạchvà đemdưỡng khívà các chấtdinh dưỡngđến toàn bộcơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất. Tim hút máu từtĩnh mạchvề tim sau đó đẩymáuđếnphổiđể trao đổi khí CO2lấy khí O2. Tm nằm ở khoang giữatrung thấttrong ngực.
Trong cơ thểngười,động vật có vúvà các loàichim, tim được chia thành bốn phần:tâm nhĩtrái và tâm nhĩ phải ở nửa trên;tâm thấttrái và tâm thất phải ở nửa dưới.Thường tâm nhĩ phải và tâm thất phải được gộp vào gọi là nửa bên phải và phần kia được gọi là nửa bên trái của tim.Timcácó hai ngăn, mộttâm nhĩvà mộttâm thất, trong khi tim các loàibò sátcó ba ngăn.Máu chảy qua tim theo một chiều dovan timngăn máu chảy ngược.Tim được bao bọc trong một túi bảo vệ, gọi làmàng ngoài timcó chứa một lượng nhỏ chất bôi trơn. Tim được cấu tạo thành ba lớp: thượng tâm vị;cơ tim; và màng trong của tim.[7]
Tim bơm máu thông qua cả hai hệ thống tuần hoàn. Máu có nồng độoxythấp từ hệ tuần hoàn đi vào tâm nhĩ phải từ tĩnh mạch chủ trên và dưới và đi đến tâm thất phải. Từ đây máu được bơm vào hệ tuần hoàn phổi, tại đó máu nhận được oxy và thải racarbon dioxit. Máu được tăng cường oxy trở về tâm nhĩ trái, đi qua tâm thất trái và được đẩy ra thông qua các động mạch chủ vào hệ tuần hoàn máu, nơi oxy được sử dụng và chuyển hóa thànhcarbon dioxit.Ngoài ra máu mang dưỡng chất từ gan và hệ tiêu hóa đến các cơ quan khác nhau của cơ thể, đồng thời vận chuyển chất thải đến gan và thận.Thông thường với mỗi nhịp tim đập, tâm thất phải bơm cùng một lượng máu vào phổi như các tâm thất trái đẩy máu vào cơ thể. Tĩnh mạch vận chuyển máu đến tim, trong khi động mạch đẩy máu ra khỏi tim. Tĩnh mạch thường có áp lực thấp hơn so với động mạch.Tim co bóp với tốc độ khoảng 72 nhịp mỗi phút khi ở trạng thái nghỉ.Tập thể dục làm tăng nhịp tim tạm thời, nhưng làm giảm nhịp tim nghỉ ngơi về lâu dài-điều này là tốt cho sức khỏe tim mạch
Nguyễn Ngọc Ánh Trả lời 4 năm trướcTim phải nói là bộ phận quan trọng nhất nhì trong cơ thể con ngườiđấy, nó thực hiện chức năng co bóp,đẩy máu và khíô xiđiđến khắp nơi trên cơ thể ta. Timđc cấu tạo như hình vẽ sau:
Trình Vũ Lục Trả lời 4 năm trướcTim có chức năng hút máu từ tĩnh mạch về Tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2lấy khí O2. Trái Tim nằm ở khoang giữa trung thất trong ngực.
Trong cơ thể người, động vật có vú và các loài chim, Tim được chia thành bốn phần: tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải ở nửa trên; tâm thất trái và tâm thất phải ở nửa dưới.
Thường tâm nhĩ phải và tâm thất phải được gộp vào gọi là nửa bên phải và phần kia được gọi là nửa bên trái của Tim.
Tim Cá có hai ngăn, một tâm nhĩ và một tâm thất, trong khi Tim các loài bò sát có ba ngăn. Máu chảy qua Tim theo một chiều do van Tim ngăn máu chảy ngược.
Tim được bao bọc trong một túi bảo vệ gọi là màng ngoài Tim có chứa một lượng nhỏ chất bôi trơn. Tim được cấu tạo thành ba lớp: thượng tâm vị, cơ Tim và màng trong của Tim.
Tim được cấu tạo từ một loại cơ đặc biệt là cơ Tim. Trái Tim con người trung bình đập 72 lần mỗi phút, sẽ đập khoảng 2,5 tỷ lần trong thời gian trung bình 66 năm tuổi thọ. Nó nặng khoảng 250-300 gram (9-11 oz) ở nữ giới và 300 đến 350 gram (11-12 oz) ở nam giới.
Lê Hương Trả lời 4 năm trướcNói tóm lại, là tim bao gồm 3 chức năng lớn ntn mọi ngườiạ:
** Tuần hoàn máu cơ thể
Điều này là đa số mọi người ai cũng biết, do tim là bộ phận gần như duy nhất giúp cho việc tuần hoàn máu trong cơ thể diễn ra một cách dễ dàng. Đối với một trái tim khỏe được biểu hiện bằng cách có nhịp đập ổn định, máu được lưu thông dễ dàng trong cơ thể, không gặp phải hiện tượng tắc mạch máu hay có những triệu chứng về việc kém lưu thông máu. Bạn có thể tưởng tượng rằng, nếu như máu không được lưu thông một cách tốt nhất, điều này sẽ khiến cơ thể dần yếu đi ( do các bộ phận không được bơm máu kịp thời). Đồng thời, việc tim hoạt động kém cũng khiến bạn phải đối mặt một điều- cơ hội sống đang dần mong manh hơn. Vậy nên, cần thường xuyên thực hành một cuộc sống lành mạnh cho trái tim khỏe!
** Đẩy chất dinh dưỡng cho toàn bộ cơ thể
Muốn được phát triển bình thường thì cơ thể cần được bổ sung kịp thời chất dinh dưỡng cho toàn bộ bộ phận có trong cơ thể. Nếu như tim hoạt động một cách ổn định, máu có được đẩy đến các bộ phận trong đó thì chất dinh dưỡng cũng vậy. Sẽ không có cản trở nhiều nếu như bạn gặp phải những rắc rối ấy. Hãy thử nghĩ xem, cơ thể bạn sẽ ra sao nếu như không có chất dinh dưỡng được chuyển đến để hấp thụ kịp thời? Nghĩ đến thôi đã thật kinh khủng phải không? Vậy nên cần phải trân trọng trái tim của mình thật nhiều nhé.
** Loại bỏ chất thải trong cơ thể
Một trái tim khỏe sẽ thực hiện đồng thời rất nhiều việc có lợi cho sức khỏe con người. Đầu tiên là lưu thông oxy, máu trong cơ thể, rồi đẩy chất dinh dưỡng đến mọi bộ phận. Khi các việc này hoàn tất thì điều diễn ra cuối cùng đó là loại bỏ chất thải khỏi cơ thể. Rất ít người để ý đến việc này nhưng đây là một chức năng vô cùng đặc biệt và quan trọng. Nếu như không có sức ép của tim tới các chất thải và dư thừa có trong cơ thể thì quá trình chuyển hóa sẽ không diễn ra.
Doppelherz tin rằng mọi người khi đọc xong bài đều muốn bảo vệ trái tim mình nhiều hơn. Vì vậy, sản phẩm Coenzyme Q10 sẽ là một công cụ hỗ trợ đắc lực giúp bạn có trái tim mạnh khỏe!
=>>> QS hinh nàyđể biết cấu tạo của tim nha
CÂU HỎI LIÊN QUAN
Các loại men của chu kì crep có ở nơi nào của ti thể? Nguồn chất hữu cơ được xem là nguyên liệu trực tiếp của hai quá trình hô hấp và lên men? Loại vi sinh vật tổng hợp axit glutamic từ glucozo là loại nào? Vi khuẩn axetic là tác nhân của quá trình nào sau đây? Sản phẩm nào sau đây được tạo ra từ quá trình lên men lactic? Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình nào sau đây? Giúp em bài sinh học 11 nâng cao này với ? Tại sao những câu hỏi sinh học của mình không có ai trả lời? Nêu chiều hướng tiến hóa của hệ hô hấp ở động vật Ai giúp em làm bài tập sinh học 9 này với ?Từ khóa » Cấu Tạo Tim Phù Hợp Với Chức Năng
-
Nêu đặc điểm Cấu Tạo Của Tim Phù Hợp Với Chức Năng ... - HOC247
-
Giải Thích Những đặc điểm Cấu Tạo Của Tim Phù Hợp Với Chức Năng ...
-
Giải Thích đặc điểm Cấu Tạo Tim Phù Hợp Với Chức Năng Của Nó - Hoc24
-
Nêu đặc điểm Cấu Tạo Của Tim Phù Hợp Với Chức Năng Của ...
-
Nêu Cấu Tạo Của Tim Phù Hợp Với Chức Năng? | Vatgia Hỏi & Đáp
-
Cấu Tạo Và Chức Năng Của Màng Tim - Vinmec
-
Tim Hoạt động Như Thế Nào Và Bơm Máu Qua Cơ Thể Con Người Ra Sao?
-
Cấu Tạo Phù Hợp Với Chức Năng Của Tim Và Hệ Mạch Là Gì?
-
Chuyên đề Phân Tích Cấu Tạo Phù Hợp Với Chức Năng Của Tim Và Hệ ...
-
Tim – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cấu Tạo Của Tim, Mạch Máu Phù Hợp Với Chức Năng Mà Nó đảm Nhận?
-
Trình Bày Cấu Tạo Của Tim Phù Hợp Với Chức Năng. HEPL ME ...
-
Câu Hỏi 4: Động Mạch Vành Là Gì? Chức Năng Của Nó Ra Sao?