Nêu Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng Kính Lúp Và Kính Hiển Vi Câu ...
Có thể bạn quan tâm
- Khóa học
- Trắc nghiệm
- Câu hỏi
- Đề thi
- Phòng thi trực tuyến
- Đề tạo tự động
- Bài viết
- Hỏi đáp
- Giải BT
- Tài liệu
- Đề thi - Kiểm tra
- Giáo án
- Games
- Đăng nhập / Đăng ký
- Khóa học
- Đề thi
- Phòng thi trực tuyến
- Đề tạo tự động
- Bài viết
- Câu hỏi
- Hỏi đáp
- Giải bài tập
- Tài liệu
- Games
- Nạp thẻ
- Đăng nhập / Đăng ký
Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi
Câu 1
Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp , kính hiển vi
Câu 2
Cấu tạo tế bào thực vật gồm những phần chính nào ? Chức năng của từng phần
Câu 3
Sự lớn lên và phan chia tế bào diễn ra như thế nào ?
Câu 4
Có mấy loại rễ chính và lấy ví dụ mỗi loại đó ? Nêu các miền của rễ và chức năng của chúng
Loga Sinh Học lớp 6 0 lượt thích 1396 xem 1 trả lời Thích Trả lời Chia sẻ sonkitty3xCâu 1: Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi?
=>* Cấu tạo kính lúp: Kính lúp gồm một tay cầm bằng kim loại (hoặc bằng nhựa) được gắn với tấm kính trong, dày, hai mặt lồi, có khung bằng kim loại (hoặc bằng nhựa), có khả năng phóng to ảnh của vật từ 3 - 20 lần.
- Cách sử dụng kính lúp: Tay trái cầm kính lúp. Để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lúp lên cho đến khi nhìn thật rõ vật.
*Cấu tạo kính hiển vi:Kính hiển vi gồm ba phần chính:
- Chân kính
- Thân kính gồm:
+ Ống kính:
-Thị kính (kính để mắt vào quan sát), có ghi độ phóng đại x10 ( gấp 10 lần) x20 (gấp 20 lần),-
- Đĩa quay gắn các vật kính.
- Vật kính (kính sát với vật cần quan sát) có ghi độ phóng đại x10, x20,-
+ Ốc điều chỉnh:
- Ốc to
- Ốc nhỏ
- Bàn kính: Nơi dặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.
Ngoài ra còn có gương phản chiếu ánh sáng để tập trung ánh sáng vào vật mẫu.
*Cách sử dụng kính hiển vi:
- Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu.
- Đặt tiêu bản lên bàn kính sao cho vật mẫu nằm ở đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản. Hãy thận trọng không để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào gương, làm như vậy dễ bị hỏng mắt.
- Mắt nhìn vật kính từ một phía của kính hiển vi, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ (vặn xuống) cho đến khi vật kính gần sát lá kính của tiêu bản.
- Mắt nhìn vào thị kính, tay phải từ từ vặn ốc to theo chiều ngược lại (vặn lên) cho đến khi nhìn thấy vật cần quan sát.
- Điều chỉnh bằng ốc nhỏ để nhìn vật mẫu rõ nhất.
Câu 2: Cấu tạo tế bào thực vật gồm những phần chính nào? Chức năng của từng phần?
=> Tế bào thực vật được cấu tạo bởi các thành phần và chức năng của chúng:
* Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định.
* Màng sinh chất: bao bọc bên ngoài chất tế bào.
* Chất tế bào: là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp. Tại đây diễn ra các hoạt động sống cơ bản của tế bào.
* Nhân: thường có 1 nhân, cấu tạo phức tạp. Có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào .
Câu 3: Sự lớn lên và phân chia tế bào diễn ra như thế nào?
=> * Sự lớn lên của tế bào: Các tế bào con là những tế bào non, mới hình thành, có kích thước bé; nhờ quá trình trao đổi chất chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành.
* Sự phân chia tế bào: Tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì phân chia.
- Quá trình đó diễn ra như sau:
+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân, tách xa nhau.
+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện một vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ. Các tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành 4, rồi thành 8,-.tế bào.
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể thực vật.
Câu 4: Có mấy loại rễ chính và lấy ví dụ mỗi loại đó? Nêu các miền của rễ và chức năng của chúng?
=> Các loại rễ gồm rễ cọc và rễ chùm.
* Rễ cọc: cây bưởi, cây cải, cây hồng xiêm, cây hoa hồng,-
* Rễ chùm: cây tỏi tây, cây lúa ( mạ), cây si già,-.
- Các miền của rễ và chức năng của chúng:
* Rễ gồm có 4 miền:
+ Miền trưởng thành: có các mạch dẫn có chức năng dẫn truyền.
+ Miền hút: có các lông hút có chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Miền sinh trưởng: có chức năng làm cho rễ dài ra.
+ Miền chóp rễ: có chức năng che chở cho đầu rễ.
Vote (0) Phản hồi (0) 5 năm trước Xem hướng dẫn giảiCác câu hỏi liên quan
Giải thích đặc điểm màu sắc của hai mặt phiến lá
giải thích đặc điểm màu sắc của hai mặt phiến lá
Nêu chức năng của rễ móc, rễ thở và giác mút
Hãy nêu chức năng của rễ móc,rễ thở và giác mút
Nêu thành phần và chức năng của mạch gỗ và mạch rây
Nêu thành phần và chức năng của mạch gỗ và mạch rây.Mạch rây có chức năng gì?
Mô tả thí nghiệm chứng minh mạch gỗ của thân vận chuyển nước và muối khoáng.
Tại sao mạch gỗ là tế bào chết còn mạch rây là tế bào sống
Tại sao mạch gỗ là tế bào chết còn mạch dây là TB sống?
Tại sao mạch rây gồm các tế bào sống?
Help me !!!!!!Chiều nay phải đi hok òy
Nêu sự khác nhau giữa tế bào mới hình thành với tế bào trưởng thành
Nhận xét sự khác nhau giữa tế bào mới hình thành với tế bào trưởng thành về :
+ Kích thước của tế bào : ======--..
+ Vị trí của nhân : ========
+ Độ lớn không bào (không cần chú ý tới số lượng không bào) ======--..
Tại sao chỉ có tế bào ở mô phân sinh ngọn mới có khả năng phân chia
tại sao chỉ có tế bào ở mô phân sinh ngọn mới có khả năng phân chia?các ban giúp mình với! thanks các bạn nhiều!
Nêu chức năng của rễ, thân và lá
hoàn thành bản sau để xác định vai trò của các bộ phận của cây xanh trong ciệc trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
Vai trò một số bộ phận của cây
STT | Bộ phận của cây xanh | Vai trò |
1 | Rễ | |
2 | Thân | |
3 | Lá |
Kể tên và thời gian ra hoa của các cây lâu năm ra hoa
Tìm tên và thời gian ra hoa của các cây lâu năm ra hoa.( tối thiểu 5 cây).
GIÚP MIK VỚI NHÉ!!! THANKS CÁC BẠN
Kể tên những cây ở ôn đới
kể tên những cây ở ôn đới
Kể tên và nêu đặc điểm các thực vật có thể di chuyển
Tìm tên và đặc điểm của các loài thực vật có thể di chuyển.
LÀM ƠN HÃY GIÚP MÌNH NHÉ!!! CẢM ƠN CÁC BẠN NHÌU LẮM
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến2018 © Loga - Không Ngừng Sáng Tạo - Bùng Cháy Đam Mê Loga Team
Từ khóa » Cấu Tạo Của Kính Lúp Và Kính Hiển Vi
-
Nêu Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng Kính Lúp Và Kính Hiển Vi - Long Lanh
-
Sinh Học 6 Bài 5: Kính Lúp, Kính Hiển Vi Và Cách Sử Dụng - HOC247
-
Câu 1 Nêu Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng Kính Lúp , Kính Hiển Vi ... - Hoc24
-
Bài 5. Kính Lúp, Kính Hiển Vi Và Cách Sử Dụng - Hoc24
-
Lý Thuyết Kính Lúp, Kính Hiển Vi Và Cách Sử Dụng | SGK Sinh Lớp 6
-
Lý Thuyết Về Mắt, Kính Lúp, Kính Hiển Vi Và Kính Thiên Văn đầy đủ Nhất
-
SGK Sinh Học 6 - Bài 5: Kính Lúp, Kính Hiển Vi Và Cách Sử Dụng
-
Chuyên đề Kính Lúp, Kính Hiển Vi, Kính Thiên Văn, Vật Lí Lớp 11
-
Giải Bài Tập Sinh Học 6 - Bài 5: Kính Lúp, Kính Hiển Vi Và Cách Sử Dụng
-
Kính Lúp, Kính Hiển Vi Và Cách Sử Dụng
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Của Kính Lúp
-
Trình Bày Cấu Tạo Và Chức Năng Của Kính Hiển Vi. | Tech12h
-
Kính Lúp Là Gì? Đặc điểm Và Các Loại Kính Lúp Phổ Biến Hiện Nay