Nếu Kết Quả Xét Nghiệm Ung Thư Cổ Tử Cung Bất Thường Thì Phải Làm ...

1. Một số thông tin cơ bản về bệnh ung thư cổ tử cung

Cổ tử cung chính là phần nằm giữa tử cung và âm đạo. Chiều dài của cổ tử cung khoảng 5cm. Ung thư cổ tử cung xảy ra khi những tế bào ở cổ tử cung tăng sinh bất thường và có thể hình thành các khối u tăng phát triển, xâm lấn xung quanh hoặc di căn sang những cơ quan khác trong cơ thể. Hầu hết, bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung là do virus HPV gây ra, trong đó chủ yếu là virus HPV tuýp 16 và 18.

Càng bước sang những giai đoạn muộn bệnh càng tiến triển nghiêm trọng

Càng bước sang những giai đoạn muộn bệnh càng tiến triển nghiêm trọng

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung có thể kể đến như: Có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên, những trường hợp mang thai sớm hoặc mang thai nhiều lần, người bị suy giảm hệ miễn dịch, thường xuyên hút thuốc lá, lạm dụng thuốc tránh thai, vệ sinh vùng kín không đúng cách, nhiễm chlamydia,…

Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân thường không có biểu hiện hoặc những biểu hiện chỉ mơ hồ, khó phát hiện hoặc dễ gây nhầm lẫn. Đến khi có biểu hiện rõ ràng, trong trường hợp bạn đi khám sớm thì việc điều trị vẫn có thể đạt những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình điều trị rất phức tạp và tốn kém. Với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung, tử cung, buồng trứng khiến cho phụ nữ mất đi khả năng sinh con.

Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra ở mọi đối tượng phụ nữ

Ung thư cổ tử cung có thể xảy ra ở mọi đối tượng phụ nữ

Nếu thấy những biểu hiện ung thư cổ tử cung dưới đây, bạn nên đi khám sớm để được kiểm tra, chẩn đoán bệnh:

- Chảy máu âm đạo bất thường: Triệu chứng này được cho là phổ biến nhất ở những trường hợp mắc ung thư cổ tử cung. Nếu bạn thấy tình trạng âm đạo xuất huyết bất thường, đau và chảy máu sau quan hệ tình dục, số ngày hành kinh kéo dài hoặc lượng máu kinh quá nhiều,… thì không nên chủ quan mà cần đi khám càng sớm càng tốt.

- Đau vùng chậu: Bệnh nhân có thể gặp phải những biểu hiện đau xương chậu nhưng không phải do sắp đến ngày kinh nguyệt, đau khi quan hệ hay cảm giác đau khi đi tiểu.

- Dịch tiết âm đạo bất thường: Dịch âm đạo có màu sắc bất thường, có mùi hôi và lượng dịch nhiều hơn bình thường.

- Tiểu thường xuyên hoặc tiểu gấp.

- Sưng đau ở chân: Tình trạng này có thể xảy ra khi các khối u lớn dần và chèn ép vào dây thần kinh.

Bệnh ung thư cổ tử cung nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng như sau:

- Vô sinh với những trường hợp phải phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung.

- Ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh và hạnh phúc gia đình.

- Suy thận: Khối u gây ảnh hưởng đến dòng nước tiểu, khiến nước tiểu có nguy cơ cơ tích tụ lại và gây ảnh hưởng đến thận, có thể làm suy giảm chức năng thận.

- Chảy máu âm đạo, chảy máu ở trực tràng hoặc đi tiểu lẫn máu.

2. Tầm soát ung thư cổ tử cung quan trọng như thế nào?

Tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng. Theo các chuyên gia nếu sàng lọc và phát hiện những tế bào bất thường trước khi chúng phát triển thành tế bào ung thư có thể tăng cơ hội điều trị hiệu quả cho bệnh nhân. Thậm chí có những trường hợp tỷ lệ điều trị thành công lên đến 90%. Nếu để bệnh lâu ngày khiến bệnh phát triển sang giai đoạn muộn hoặc người bệnh bỏ lỡ “thời điểm vàng” thì hiệu quả điều trị sẽ giảm dần.

Tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng

Tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng

2 phương pháp tầm soát ung thư được sử dụng phổ biến nhất là PAP và HPV. Theo cách chuyên gia, nên kết hợp xét nghiệm HPV và PAP- Smear để sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.

Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm, nên lưu ý một số vấn đề để kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung có thể chính xác nhất: Tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng những dung dịch vệ sinh âm đạo, thuốc đặt âm đạo trong khoảng 2 ngày trước khi xét nghiệm, không thực hiện xét nghiệm trong những ngày kinh nguyệt mà nên thực hiện sau ngày kinh khoảng 3 đến 5 ngày, nếu bị viêm nhiễm thì cần điều trị bệnh trước khi thực hiện tầm soát.

Những trường hợp nữ giới từ 21 tuổi trở lên, đã quan hệ tình dục thì nên tầm soát ung thư cổ tử cung 1 - 3 năm/lần. Đặc biệt là đối với những trường hợp 35 đến 44 tuổi thì lại càng cần thiết.

3. Nếu kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung bất thường thì phải làm thế nào?

Trong trường hợp nhận được kết quả xét nghiệm có sự xuất hiện của những tế bào bất thường thì bạn cũng không nên lo lắng quá. Nguyên nhân là không phải tế bào bất thường nào cũng do ung thư gây ra, rất có thể sau đó những tế bào này lại trở lại bình thường.

Để chắc chắn những tế bào ấy có trở lại bình thường hay không, có nguy cơ tiến triển thành những tế bào ung thư hay không thì cần thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung. Trong trường hợp bị chảy máu âm đạo quá nhiều hoặc dai dẳng sau khi thực hiện tầm soát, bạn nên liên hệ tới các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và xử trí sớm.

Nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm

Nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện xét nghiệm

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý trước khi lựa chọn cơ sở y tế để thăm khám. Kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung có chính xác hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc cơ sở y tế đó có uy tín hay không.

Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín với những gói dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng, đặc biệt là các gói tầm soát ung thư. Trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao là những ưu điểm vượt trội của MEDLATEC.

Năng lực xét nghiệm của MEDLATEC còn được khẳng định bởi những chứng chỉ danh giá mà bệnh viện đã đạt được, đó là chứng chỉ ISO 15189:2012 của Bộ Khoa học Công nghệ và Chứng chỉ CAP được cấp bởi hội Bệnh học Hoa Kỳ.

Để được tư vấn thêm và đặt lịch khám sớm, vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.

Từ khóa » Hình ảnh Cổ Tử Cung Bất Thường