Nếu Không đọc Hành Trình Về Phương Đông, Những Sai Lầm Vẫn ...

Thế giới tâm linh vẫn là điều gì đó mơ hồ mà con người chúng ta đang tìm kiếm. Hành Trình Về Phương Đông có thể không giải mã hoàn toàn nhưng ít nhất vẫn có những tác động mạnh mẽ, chỉ ra và hóa giải những ý nghĩa sai lầm về những giá trị tinh thần.

Đôi nét về tác giả

 Baird T. Spalding - tác giả của Hành Trình về Phương Đông Baird T. Spalding - tác giả của Hành Trình về Phương Đông

Hành Trình Về Phương Đông là tựa đề của cuốn hồi ký do tác giả Baird T. Spalding viết. Trước khi bắt đầu sự nghiệp viết lách, công việc chính của ông là thợ mỏ ở miền Tây nước Mỹ. Ông được biết đến với loạt sách có tựa đề Life and Teaching of the Masters of the Far East (cuộc đời các chân sư Phương Đông).

Cuốn sách này là những ghi chép được tác giả viết lại về cuộc du khảo cùng đoàn khoa học gia Hoàng Gia Anh đến khám phá thế giới huyền bí vẫn mà khoa học vẫn chưa giải thích hay dùng các phương pháp khoa học thực nghiệm để chứng minh được tại vùng đất Ấn Độ và các vùng lân cận.

Trong lần xuất bản đầu tiên bởi NXB Adyar Ấn Độ vào năm 1924, một cuộc tranh cãi gay gắt tại nước Anh và cả những nước Châu Âu và Châu Mỹ đã diễn ra. Kết quả là chính phủ Anh đã ngăn cấm phát hành cuốn sách này ở quốc gia của họ. Đến khi thế chiến thế giới xảy ra, cuốn sách bị nghiêm cấm tái bản ở bất kỳ đâu trên thế giới.

Mãi đến năm 1974, tác giả Nguyên Phong đã dịch và phóng tác, bản tiếng Anh mới tái bản năm 2009. Tác giả Nguyên Phong hiện đang giữ chức Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học tại trường đại học Carnegie Mellon, Hoa Kỳ. Đến nay, Hành Trình Về Phương Đông được đánh giá là một trong những tác phẩm đương đại độc đáo nói về văn hóa phương Đông.

Những điểm nổi bật trong quyển Hành Trình Về Phương Đông

 Rishikesh - vùng đất hứa của những giá trị tâm linh Rishikesh - vùng đất hứa của những giá trị tâm linh

Một người Ấn lạ kỳ

Quyển sách sẽ cho bạn biết về hành trình những nhà khoa học đã đi khắp đất nước Ấn Độ, nơi có nền văn hóa tâm linh là niềm tự hào, nhưng thực sự đó chỉ là là những trò lừa phỉnh, mê tín từ những con người tự xưng là Chân Sư hay các bậc Thánh Nhân. Tất nhiên khi phát hiện ra sự thật này, họ đã vô cùng nản lòng đến mức chỉ muốn chấm dứt cuộc khảo cứu của mình.

Trong lúc vô vọng nhất, Spalding đã được gặp một người Ấn Độ lạ kỳ, người đó đã chỉ cho ông đến Rishikesh - nơi mà học sẽ gặp “những đạo sĩ chỉ sống trong các túp lều sơ sài, hoặc ngồi thiền trong các động đá. Họ ăn rất ít và chỉ cầu nguyện. Tôn giáo đối với họ cần thiết như hơi thở. Đó mới là những người dành trọn cuộc đời cho sự đi tìm chân lý.”

Vị đạo sĩ tại thành Benares

Trong Hành Trình Về Phương Đông, Spalding thuật lại dịp gặp một vị đạo sĩ tại thành Benares. Vị đạo sĩ này đã giải thích cho các nhà khoa học về sự khác biệt của Yoga Ấn Độ với các bài tập thể dục của người phương Tây.

Khoa học Thực nghiệm và Khoa học Chiêm tinh bí truyền

 Sudeih Badu - người đã khai sáng về luật Luân Hồi, luật Nhân Quả Sudeih Badu - người đã khai sáng về luật Luân Hồi, luật Nhân Quả

Sau vị đạo sĩ ấy là cuộc gặp gỡ với một vị thầy tên gọi là Sudeih Badu. Người này đã lấy lá số tử vi của giáo sư Oliver trước sự ngỡ ngàng đầy thuyết phục của giáo sư và các nhà khoa học cùng đồng hành. Không chỉ thế, Sudeih Badu còn giải thích về ý nghĩa của các vì tinh tú, về luật Luân Hồi, luật Nhân Quả. Phái đoàn không thể ngờ rằng một người Ấn Độ lại có thể dùng chính lý thuyết của người Âu để giải thích mọi điều.

Trên đường thiên lý

Chương 4 của Hành Trình Về Phương Đông kể về cuộc gặp gỡ với vị đạo sĩ giữ đền Jain - một đạo phái được thành lập hơn 2000 năm, do một hoàng tử từ bỏ cung điện vàng ngọc để tu hành và đắc đạo. Đạo sĩ giữ đền đã khai thông cho phái đoàn về lối tu yên lặng để tự suy ngẫm về con đường cho chính mình, tìm được sự minh triết đúng đắn.

Thành phố thiêng liêng

Sau những ngày đêm miệt mài khám phá, cuối cùng phái đoàn cũng đã đặt chân đến Rishikesh. Tại đây họ gặp được đức Mahasaya, vị môn đệ của bậc hiền triết Ramakrishna. Vị này đã cho phái đoàn những chia sẻ đắt giá về sự sợ hãi, đau khổ, dục vọng và ham muốn đều đến từ những sai lầm, sự thiếu hiểu biết trong bản chất mỗi con người. Không một sách vở nào giúp chúng ta đạt được sự minh triết, nó chỉ là la bàn để chúng ta định hướng đường đi.

 Sự gặp gỡ với vị pháp sư tên Vishudha Sự gặp gỡ với vị pháp sư tên Vishudha

Những sự kiện huyền bí

Sự gặp gỡ tiếp theo chính là pháp sư tên Vishudha. Cuộc gặp gỡ này không đơn thuần là nghe những triết lý mà họ còn được tận mắt chứng kiến những điều kỳ bí mà vị pháp sư tạo ra. Vị pháp sư này còn dùng Kinh thánh của người Âu để hỏi họ và chỉ ra cho họ biết sự tồn tại của khoa học ý thức về sự sáng tạo của con người khi thực hành trong sự tĩnh lặng. Sau những điều này, họ càng có niềm tin mãnh liệt hơn về sức mạnh của việc làm chủ tinh thần và tâm hồn yên tĩnh, con người có thể kết nối được mọi sự vật.

Nếu không đọc Hành Trình Về Phương Đông, những sai lầm vẫn mãi là sai lầm

Mua tại Tiki Mua tại Fahasa Mua tại Shopee

Hành Trình Về Phương Đông sẽ giúp bạn khai phá được những bí mật về giá trị tâm linh của nền văn minh Ấn Độ, đồng thời giải thích tầm quan trọng của đời sống tinh thần của mỗi cá nhân.

Xem thêm:

  • Những cuốn sách minh triết của dịch giả Nguyên Phong
  • Top 3 cuốn sách triết học hay giúp bạn đọc giải phóng tâm trí
  • Những cuốn sách hay nhất của Robin Sharma bạn trẻ nên đọc

Từ khóa » Hai Cuốn Hành Trình Về Phương đông