Nêu Nghệ Thuật Và Nội Dung, ý Nghĩa Của Bài Viếng Lăng Bác Hứa ...

logologoTìm×

Tìm kiếm với hình ảnh

Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi

Tìm đáp án
    • icon_userĐăng nhập
    • |
    • Đăng ký
    icon_menu
avataricon

Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác

Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!

Đăng nhậpĐăng ký
  • add
  • Đặt câu hỏiiconadd
  • logo

    loading

    +

    Lưu vào

    • +

      Danh mục mới

    Lưuavataravatar
    • hieuklk555logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      34

    • Điểm

      1306

    • Cảm ơn

      21

    • Ngữ văn
    • Lớp 9
    • 20 điểm
    • hieuklk555 - 11:41:51 03/05/2020
    Nêu nghệ thuật và nội dung, ý nghĩa của bài viếng lăng Bác Hứa Vote đầy đủ
    • Hỏi chi tiết
    • reportBáo vi phạm

    Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!

    TRẢ LỜI

    avataravatar
    • gianggiang63logoRank
    • Chưa có nhóm
    • Trả lời

      1228

    • Điểm

      37731

    • Cảm ơn

      1476

    • gianggiang63
    • Câu trả lời hay nhất!
    • 03/05/2020

    NGHỆ THUẬT

    ⇒Bài thơ viết theo thể thơ bảy chữ, giọng điệu thơ trang trọng tha thiết, có nhiều hình ảnh thơ đẹp lãng mạn gợi nhiều xúc cảm

    -Ẩn dụ “mặt trời “ : Bác là mặt trời của dân tộc mang ánh sáng ấm áp cho cuộc sống của dân tộc, đồng thời thể hiện niềm yêu mến kính trọng Bác- Sử dụng điệp ngữ “ngày ngày”: chỉ thời gian vô tận, tấm lòng của người dân chưa bao giờ thôi nhớ Bác

    - Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa” : chỉ những người vào lăng viếng Bác kết thành tràng hoa rực rỡ huy hoàng, mỗi người mang một bông hoa của lòng thành kính, sự yêu mến và niềm ngưỡng vọng lãnh tụ

    - “bảy mươi chín mùa xuân”: là hoán dụ chỉ cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân, đó còn là tuổi thọ của BácNỘI DUNG⇒Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sắc của nhà thơ nói riêng và mọi người nói chung khi đến thăm lăng Bác-Sự biết ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Minh, niềm thành kính của người dân Việt Nam với vị lãnh tụ của dân tộc

    -Cảm xúc trong lăng của nhà thơ với Bác thành kính mà xúc động

    -Chủ thể “con” đến đây không xuất hiện thẻ hiện ước nguyện này không phải của riêng tác giả mà là của tất cả mọi người, của dân tộc ta đối với Bác

    Ý NGHĨA

    Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già đáng kính của cả dân tộc Việt Nam. ... Toàn bài thơ là một lời tâm sự thiết tha, là nỗi lòng thành kính và tha thiết của một người con miền Nam đối với Bác Hồ.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    avatar

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar4.5starstarstarstarstar11 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 8
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiếtavataravatar
    • vuthithanhloanlogoRank
    • ARMY BTS
    • Trả lời

      365

    • Điểm

      3019

    • Cảm ơn

      403

    • vuthithanhloan
    • 03/05/2020

    nghệ thuật:

    Bài thơ Viếng lăng Bác của tác giả Viễn Phương có những đặc sắc nghệ thuật, được thể hiện qua thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ và hình ảnh giàu cảm xúc.

    – Đây là bài thơ được viết theo thể thơ tự do với 4 khổ thơ, mỗi khổ 4 dòng, mỗi dòng từ bảy đến chín từ. Với thể thơ này, tác giả có thể bày tỏ cảm xúc của mình một cách trọn vẹn và chân thành nhất.

    – Nhịp điệu thơ chậm mang cảm xúc tâm tình, ấm áp và trang nghiêm. Cảm xúc được sắp xếp nhẹ nhàng trong khổ đầu và tăng dần trong khổ cuối. Khi đó, cảm xúc được đẩy lên cao nhất, mạnh mẽ tuôn trào “Mai về miền Nam, thương trào nước mắt”. Đó là cảm xúc chân thật và tiếc thương sâu sắc nhất của nhà thơ khi phải rời xa Bác. Nó đúng với diễn biến cảm xúc, tâm trạng của một người con luôn hướng về Bác.

    – Giọng thơ chân thật, chân tình đậm chất Nam Bộ. Sinh ra, lớn lên và chiến đấu gắn liền với mảnh đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến ác liệt, đã hun nấu trong lòng nhà thơ những tình cảm yêu thương chân thật nhất. Đó không chỉ là tình cảm riêng mà còn gửi gắm trong đó cả tình thương của đồng bào Nam Bộ dành cho người cha vĩ đại của dân tộc mình.

    – Khổ thơ cuối điệp từ “muốn làm” thể hiện mong ước của tác giả. Đó là sự tiếc nuối, ân hận vô bờ của tác giả. Ước nguyện nhỏ nhoi dù là con chim, đóa hoa hay hàng tre để được gần Bác, bên Bác.

    – Bài thơ là cả một nghệ thuật sáng tạo, có sự kết hợp giữa hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ. Biện pháp ẩn dụ đẹp được tác giả sử dụng trong bài thơ như hàng tre, mặt trời, vầng trăng… Ngôn ngữ được chọn lọc một cách tinh tế được đặt với những hình ảnh kì vĩ, lớn lao, nối tiếp nhau. Điều này làm cho người đọc phải suy ngẫm về sự lớn lao, kì vĩ đó, không chỉ là của cảnh sắc thiên nhiên mà còn là của con người vĩ đại.

    + Mặt trời nói về hình ảnh Bác, người soi đường dẫn lối cho dân tộc.

    + Vầng trăng đó là tình cảm nhẹ nhàng, thuần khiết mà Bác dành cho nhân dân, đất nước.

    – Ngôn ngữ thơ sâu sắc, bình dị có chọn lọc, tình cảm chân thành khiến người đọc xúc động trước tình cảm nhà thơ với Bác.

    Viếng lăng Bác là bài thơ nổi tiếng và thành công về nội dung và nghệ thuật. Tác giả nói lên tình cảm của cá nhân và đại diện cho nhân dân miền Nam thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.Bác đã sống cuộc đời của một con người vĩ đại và mãi trường tồn cùng dân tộc, đất nước.

    ý nghĩa:Bài thơ được tác giả Viễn Phương sáng tác vào tháng 4, năm 1976. Đây là thời điểm kết thúc kháng chiến chống Mỹ, đất nước được thống nhất và lăng Bác vừa khánh thành, tác giả có dịp ra miền Bắc và ghé thăm lăng Bác.Từ những cảm xúc dâng trào tốt đẹp trong lòng mà Viễn Phương đã viết nên bài thơ này. Sau đó, bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” vào năm 1978.

    nội dung:

    Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, suốt cuộc đời bôn ba, gánh vác sự nghiệp giải phóng dân tộc mang lại tự do, hạnh phúc và ấm no cho nhân dân. Người qua đời vào năm 1969 đất nước và nhân dân mất đi một con người vĩ đại để lại nỗi tiếc thương sâu sắc trong mỗi người dân. Có rất nhiều tác giả sáng tác thơ viết về Bác trong đó Viếng lăng bác là bài thơ xúc động của tác giả Viễn Phương kể về hành trình người con miền Nam lần đầu thăm lăng Bác.

    Tác giả có dịp viếng lăng Bác vào năm 1976, thời điểm vừa mới thống nhất nước nhà, nhân dân đang xây dựng đất nước. Lúc đó lăng Bác vừa khánh thành, Viễn Phương từ miền Nam ra thăm lăng Bác. Bài thơ chứa đựng tình cảm yêu mến, tiếc thương và kính trọng của riêng tác giả và những con người miền Nam nói chung.

    Bài thơ có 4 khổ thơ, trong 2 khổ đầu là tâm trạng vui sướng, tự hào của tác giả khi được đến viếng lăng Bác. Trong khổ thứ 3 là sự ca ngợi, tiếc thương Bác. Khổ cuối đó là ước nguyện của tác giả muốn gắn bó chung thủy với chốn này.

    Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?

    avatar

    starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstar5starstarstarstarstar5 voteGửiHủy
    • hertCảm ơn 5
    • reportBáo vi phạm
    Đăng nhập để hỏi chi tiết

    Bổ sung từ chuyên gia

    Nội dung: Bài thơ "Viếng lăng Bác" thể hiện tình cảm mến yêu, sự kính trọng đến thiêng liêng của nhà thơ miền Nam cùng toàn thể nhân dân VN đến Bác, vị cha già kính yêu của dân tộc thể hiện qua việc nhà thơ được đến thăm lăng Bác.

    Nghệ thuật:

    - Biện pháp ẩn dụ: Câu thơ "Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam". Câu thơ giống một tiếng reo hân hoan và niềm tự hào về biểu tượng của dân tộc và con người VN: tre VN trồng quanh lăng Bác. Tre VN là hình ảnh ẩn dụ của con người VN qua bao thế hệ với phẩm chất "Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng". Bão táp mưa sa chính là ẩn dụ của những năm tháng khó khăn, vất vả lam lũ của người dân VN. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn ấy, con người VN vẫn chính là những cây tre quật cường, anh dũng

    - Biện pháp nói giảm nói tránh: Nay nhà thơ ra miền Bắc thăm lăng Bác và tác giả dùng từ "thăm" thay vì "viếng" như một cách nói giảm nói tránh. Người đọc có cảm giác giống như một buổi đi thăm người thân, mà ở đây là một người con miền Nam đi thăm vị cha già kính yêu của mình.

    - Biện pháp ẩn dụ: Câu thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" là câu sử dụng hình ảnh ẩn dụ vô cùng đặc sắc. Hình ảnh "mặt trời" đầu tiên là hình ảnh của mặt trời tả thực của vũ trụ còn hình ảnh "mặt trời" thứ hai chính là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Nhờ có hình ảnh ẩn dụ này, tác giả đã nhấn mạnh được tầm quan trọng và sự vĩ đại, bất tử như vũ trụ của Người. Nếu như mặt trời quan trọng với sinh vật trên trái đất thì Bác Hồ chính là vầng thái dương không bao giờ tắt, mang đến ánh sáng và hy vọng cho dân tộc VN vượt khỏi ách nô lệ và lầm than.

    - Biện pháp điệp ngữ: Điệp ngữ "Ngày ngày" đã cho thấy một sự lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác của dòng người vào lăng viếng Bác cũng như sự tuần hoàn của vũ trụ. Ngày ngày, thời gian vẫn trôi đi, vũ trụ vẫn chuyển động, nhân dân vẫn thương nhớ và Bác thì đã đi vào giấc ngủ vĩnh hằng mãi mãi.

    - Biện pháp hoán dụ: Hình ảnh "bảy mươi chín mùa xuân" là hình ảnh hoán dụ vô cùng đặc sắc thể hiện sự kính yêu của nhân dân đối với Bác. Hình ảnh "tràng hoa" không chỉ thay thể được "vòng hoa" (gợi sự buồn thương) mà còn nhấn mạnh được tình yêu và sự kính trọng Bác của nhân dân VN. Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" có ý nghĩa là trng 79 năm Bác sống và làm việc, Người đã đem đến 79 mùa xuân tươi đẹp của đất nước. Bác luôn sống và bất tử trong trái tim của nhân dân VN.

    - Biện pháp nói giảm nói tránh: Câu thơ "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên" gợi ra một khung cảnh bình yên mà vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc đã đi sâu vào giấc ngủ vĩnh hằng cùng trời đất. Cách nói giảm nói tránh của tác giả giúp cho người đọc cảm nhận được sự bình yên và bất tử cùng trời đất của Bác thay vì cái chết. Bác đã mãi mãi đi vào giấc ngủ bình yên, đi vào trời đất

    - Biện pháp ẩn dụ: hình ảnh "trời xanh là mãi mãi" gợi ra sự bất tử mãi mãi của Bác cùng với thiên nhiên, vũ trụ.

    - Điệp ngữ "muốn làm" để thể hiện khát vọng muốn được hóa thân vào những thứ bé nhỏ để được mãi ở bên Bác. Những hình ảnh bình dị như "con chim hót, đóa hoa tỏa hương" thể hiện được sự khát khao công hiến, muốn được dâng hiến cho Bác.

    - Hình ảnh ẩn dụ "cây tre trung hiếu": Cây tre trung hiếu dường như là hình ảnh của người dân VN với những phẩm chất bình dị, kiên cường, trung hiếu.

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    questionĐặt câu hỏi

    Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

    Bảng tin

    Bạn muốn hỏi điều gì?

    iconĐặt câu hỏi

    Lý do báo cáo vi phạm?

    Gửi yêu cầu Hủy

    logo

    Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát

    • social
    • social
    • social

    Tải ứng dụng

    google playapp store
    • Hướng dẫn sử dụng
    • Điều khoản sử dụng
    • Nội quy hoidap247
    • Góp ý
    • Tin tức
    • mailInbox: m.me/hoidap247online
    • placeTrụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
    Giấy phép thiết lập mạng xã hội trên mạng số 331/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Từ khóa » Những ý Nghĩa Của Bài Thơ Viếng Lăng Bác