Nêu Những đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể Trong Các đặc Trưng đó ...
Có thể bạn quan tâm
Tìm kiếm với hình ảnh
Vui lòng chỉ chọn một câu hỏi
Tìm đáp án- Đăng nhập
- |
- Đăng ký
Hoidap247.com Nhanh chóng, chính xác
Hãy đăng nhập hoặc tạo tài khoản miễn phí!
Đăng nhậpĐăng kýLưu vào
+
Danh mục mới
- buicamtu25
- Chưa có nhóm
- Trả lời
0
- Điểm
32
- Cảm ơn
0
- Sinh Học
- Lớp 9
- 10 điểm
- buicamtu25 - 20:44:11 14/03/2021
- Hỏi chi tiết
- Báo vi phạm
Hãy luôn nhớ cảm ơn và vote 5* nếu câu trả lời hữu ích nhé!
TRẢ LỜI
buicamtu25 rất mong câu trả lời từ bạn. Viết trả lờiTRẢ LỜI
- ngvuminhhong
- Chưa có nhóm
- Trả lời
768
- Điểm
7643
- Cảm ơn
375
- ngvuminhhong Đây là một chuyên gia, câu trả lời của người này mang tính chính xác và tin cậy cao
- 23/03/2021
1. Tỉ lệ giới tính
- Là tỉ số giữa số lượng cá thể đực/ số lượng cá thể cái.
- Cấu trúc giới tính là cơ cấu quan trọng của quần thể, mang tính thích ứng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong những điều kiện thay đổi của môi trường.
- Trong thiên nhiên, tỷ lệ chung giữa con đực và con cái là 1: 1, song tỷ lệ này biến đổi khác nhau ở từng loài và khác nhau trong đời sống ngay trong một loài, đồng thời chịu sự chi phối các yếu tố môi trường (tập tính sống).
- Tỉ lệ giới tính của quần thể có thể thay đổi, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:
+ Tỉ lệ tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái.
+ Điều kiện môi trường sống.
+ Đặc điểm sinh sản của loài.
+ Đặc điểm sinh lí và tập tính của loài.
+ Điều kiện dinh dưỡng của cá thể…
2. Kích thước của quần thể
- Là số lượng cá thể, khối lượng hay năng lượng tích lũy trong các cá thể, phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
- Phân loại:
+ Kích thước tối đa: là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Nếu kích thước quần thể trên mức tối đa các cá thể trong quần thể tăng cạnh tranh, bệnh tật, ô nhiễm… quần thể tăng tử vong và tăng di cư.
+ Kích thước tối thiểu: là kích thước đảm bảo duy trì và phát triển của quần thể, nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể rơi vào trạng thái diệt vong do giảm quan hệ hỗ trợ, tăng giao phối gần…
3. Nhóm tuổi
- Quần thể có nhiều nhóm tuổi, chúng có quan hệ với nhau rất mật thiết về mặt sinh học, tạo nên cấu trúc quần thể.
- Tháp tuổi là tháp biểu thị tương quan số lượng cá thể của từng nhóm tuổi trong một quần thể. Có 3 dạng tháp tuổi:
a. Tháp phát triển
- Đáy tháp rộng: thể hiện mức sinh sản cao.
- Cạnh xiên và đỉnh nhọn: thể hiện mức tử vong cao.
b. Tháp ổn định
Đáy rộng vừa phải, cạnh tháp đứng: thể hiện mức sinh sản và tử vong đều không cao.
c. Tháp giảm sút
- Đáy hẹp: thể hiện mức sinh sản thấp.
- Đỉnh rộng: thể hiện mức tử vong cao.
4. Sự phân bố cá thể trong quần thể
- Các cá thể trong quần thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
- Các kiểu phân bố trong quần thể:
+ Phân bố đồng đều: thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường; giữa các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.
+ Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.
+ Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt, đồng thời các cá thể ít phụ thuộc lẫn nhau hoặc kết hợp thành từng nhóm.
5. Mật độ cá thể của quần thể
- Là số lượng sinh vật hay khối lượng chất sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
- Mật độ phụ thuộc vào:
+ Tỉ lệ sinh sản: tỉ lệ sinh sản của các cá thể càng cao thì mật độ cá thể của quần thể càng tăng nhanh và ngược lại.
+ Tỉ lệ tử vong: tỉ lệ tử vong của các cá thể trong quần thể ảnh hưởng lớn tới mật độ cá thể của quần thể ngược lại với tỉ lệ sinh sản.
+ Tỉ lệ xuất nhập cư: khi quần thể có tỉ lệ nhập cư cao, tỉ lệ xuất cư thấp thì mật độ cá thể của quần thể tăng lên và ngược lại.
→ Mật độ cá thể được coi là đặc trưng quan trọng của quần thể, là nhân tố điều chỉnh tăng trưởng của quần thể, ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, khả năng sinh sản, tử vong của cá thể trong quần thể.
+ Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt giành thức ăn, nơi ở… dẫn tới tỉ lệ tử vong cao, tỉ lệ sinh sản thấp.
+ Khi mật độ giảm, thức ăn dồi dào thì ngược lại, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau, khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể tăng cao.
Hãy giúp mọi người biết câu trả lời này thế nào?
starstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarstarGửiHủy- Cảm ơn
- Báo vi phạm
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiTham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí
Bảng tin
Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt câu hỏiLý do báo cáo vi phạm?
Gửi yêu cầu Hủy
Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Công nghệ Giáo dục Thành Phát
Tải ứng dụng
- Hướng dẫn sử dụng
- Điều khoản sử dụng
- Nội quy hoidap247
- Góp ý
- Inbox: m.me/hoidap247online
- Trụ sở: Tầng 7, Tòa Intracom, số 82 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Từ khóa » đâu Là Những đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể
-
Những đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể | SGK Sinh Lớp 9
-
Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể | SGK Sinh Lớp 12 Nâng Cao
-
Các đặc Trưng Cơ Bản Trong Quần Thể - Sinh Học Lớp 12 - Baitap123
-
Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể Là - HOC247
-
Nêu Những đặc Trưng Của Quần Thể Sinh Vật - Nguyễn Phương Khanh
-
Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể
-
- Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể - Học Tốt
-
Quần Thể Là Gì? Các đặc Trưng Của Quần Thể
-
Kể Tên Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể? Những đặc Trưng đó Có ...
-
Bài 4: Quần Thể Và Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể (P1)
-
Phân Biệt Quần Thể Và Quần Xã - Luật Hoàng Phi
-
Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần The Sinh 12 - Thả Rông
-
Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể - Sinh Nâng Cao - Tìm đáp án, Giải
-
Lý Thuyết Và Bài Tập Trắc Nghiệm Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể
-
Lý Thuyết Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể Sinh Vật Sinh 12
-
Đặc Trưng Cơ Bản Nhất Của Một Quần Thể Là Mật độ Vì - Tự Học 365
-
BÀI 37: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT