Nêu, Phân Tích Những Ví Dụ Cụ Thể Gắn Với Vấn đề Phân Loại Hành Vi ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Thể loại khác >>
- Tài liệu khác
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.72 KB, 9 trang )
MỞ ĐẦUChuẩn mực pháp luật được tạo ra nhằm củng cố, bảo vệ, phục vụ chonhững nhu cầu lợi ích của cá nhân, một nhóm người hay toàn xã hội. Chính vìvậy sự xuất hiện tồn tại và phát huy vai trò, hiệu lực của các chuẩn mực phápluật trong đời sống ngày càng được coi là khách quan và mang tính tất yếu.Tuy nhiên, trong xã hội không phải ai cũng tuân thủ và thực hiện được đúngvới quy tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật. Và sự đi chênh ra khỏi quỹđạo chung đó chính là sai lệch chuẩn mực pháp luật. Để tìm hiểu về sai lệchchuẩn mực xã hội; đồng thời làm rõ về căn cứ phân loại hành vi sai lệchchuẩn mực pháp luật và những ví dụ cụ thể gắn với vấn đề đó. Em xin lựachọn đề tài: “ Nêu, phân tích những ví dụ cụ thể gắn với vấn đề phân loạihành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật.”Do còn nhiều hạn chế về kiến thức và phương pháp, tiểu luận khó tránhkhỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của các thầy (cô) đểđúc rút kinh nghiệm phục vụ cho việc học tập thi cử và nghiên cứu các mônhọc Xã hội học pháp luật.Em xin chân thành cảm ơn!1NỘI DUNGI- MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ SAI LỆCH CHUẨNMỰC PHÁP LUẬT.1. Chuẩn mực pháp luậtChuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng,ban hành và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, địnhhướng cho hành vi ứng xử của các cá nhân, nhóm xã hội.2. Sai lệch chuẩn mực pháp luậtSai lệch chuẩn mực pháp luật là hành vi của một các nhân hay một nhómxã hội vi phạm các nguyên tắc, quy định của chuẩn mực pháp luật (hành vi sailệch chuẩn mực pháp luật).3. Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luậtHành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật dưới góc độ luật học được hiểu làhành vi vi phạm pháp luật. Gồm có 4 dấu hiệu cơ bản như : là hành vi nguyhiểm cho xã hội, trái pháp luật, có lỗi của chủ thể, chủ thể có năng lực tráchnhiệm pháp lý.II- PHÂN TÍCH VÍ DỤ CỤ THỂ GẮN VỚI VẤN ĐỀ PHÂN LOẠI SAILỆCH CHUẨN MỰC PHÁP LUẬT.Hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật được xã hội học phân loại dựa trên 3căn cứ : căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâmhại ; căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan của người thực hiện hành vi sailệch và căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâmhại và căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan của người thực hiện hành vi sailệch. Dưới đây là phân tích về ví dụ gắn với vấn đề phân loại sai lệch chuẩnmực pháp luật.21. Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâmhại.- Hành vi sai lệch tích cực được hiểu là những hành vi cố ý hoặc vô ý viphạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời,không còn phù hợp với thực tế xã hội hiện tại hoặc không còn được nhà nướcvà xã hội thừa nhận.+ Những quy phạm pháp luật do các chế độ xã hội cũ ban hành không cònphù hợp trong điều kiện xã hội mới do tính chất hà khắc, lạc hậu, lỗi thời củanó. Hành vi vi phạm, phá bỏ các quy tắc pháp luật cũ đó mang ý nghĩa tíchcực về mặt xã hội nên đó là hành vi sai lệch tích cực.+ Các quy phạm pháp luật do nhà nước hiện nay ban hành, đã hết hoặc vẫncòn hiệu lực thực thi, nhưng chúng không còn phù hợp với yêu cầu của thựctế cuộc sống hiện nay, đòi hỏi nhà nước phải sửa đổi bãi bỏ. Việc một cánhân, nhóm xã hội vi phạm, chống lại các quy phạm pháp luật hiện hànhnhưng không còn phù hợp là hồi chuông cảnh báo để nhà nước sửa đổi, nómang ý nghĩa tích cực.Ví dụ: Ngày 1/5/2014 Trung Quốc đưa dàn khoan HD 981 vào biển Đônggần quần đảo Hoàng Sa - Việt Nam. Trung Quốc có những hành động gâychiến và xâm phạm lãnh thổ Việt Nam đã tác động lên tinh thần nhân dân.Sinh viên các trường đại học kéo nhau đến Đại sứ quán Trung Quốc ở ViệtNam để biểu tình đòi Trung Quốc phải rút về. Luật nước Việt Nam không chophép biểu tình nên lực lượng an ninh đã trấn áp và giải tán toàn bộ.Vì luật pháp nước ta không cho phép biểu tình nên việc biểu tình được coilà hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật. Nhưng nó lại là một hành vi sai lệchchuẩn mực tích cực, do hành vi này thể hiện lòng yêu nước của nhân dân.Việc nhà nước không cho phép biểu tình là không còn phù hợp với xã hộithực tế. Nhà nước cần phải sửa đổi luật pháp để phù hợp.3- Hành vi sai lệch tiêu cực là những hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm, phá vỡhiệu lực, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật hiện hành,có nội dung, tínhchất phù hợp, tiến bộ, đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, các cộngđồng người thừa nhận rộng rãi trong xã hội.Ví dụ: Đoạn đường từ thị trấn Đ đến xã V vắng vẻ, lợi dụng đêm tối ít ngườiqua lại, với ý định chiếm đoạt tài sản của người đi đường, A đã dùng dây théocăng ngang đường. Hai đầu dây đều được cột chặt vào cây ven đường. Chị Nđi xe máy qua đoạn đường này bị dây thép hất ngược trở lại, nằm ngất xỉu. Atừ chỗ nấp ở bụi cây ven đường chạy ra tháo dây chuyền, nhẫn, đồng hồ, túisách của N. Tổng tài sản có giá trị 4 triệu đồng. A bị truy tố về tội cướp tàisản (Điều 133, BLHS)Hành vi của A là hành vi sai lệch tiêu cực. Hành vi của A thông qua việcxâm hại quan hệ nhân thân để đạt mục đích xâm hại quan hệ tài sản. A khiếnN rơi vào tình trạng không thể chống cự được và cướp tài sản của chị (tổnggiá trị 4 triệu đồng). Lỗi của A là cố ý biết rõ hành vi của mình là nguy hiểm,mong muốn chiếm đoạt được tài sản của chị N. Hành vi này của A bị truy tốvề tội cướp tài sản (Điều 133, BLHS). Hành vi đã phá vỡ hiệu lực sự tác độngcủa BLHS hiện hành, tiến bộ phù hợp, đang được xã hội và nhà nước thừanhận.2. Căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan của người thực hiện hành vi sailệch.Căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan của người thực hiện hành vi sai lệch taphân hành vi sai lệch ra thành 2 loại. Hành vi sai lệch chủ động và hành vi sailệch thụ động.- Hành vi sai lệch chủ động là hành vi có ý thức, có tính toán, cố ý (trực tiếphoặc gián tiếp) vi phạm, phá vỡ hiệu lực của các chuẩn mực pháp luật, dùchuẩn mực pháp luật đó đã lạc hậu, lỗi thời hay còn đang tiến bộ phù hợp.4Ví dụ: Ngày 2/10/2011, Nguyễn Văn Hòa ( 56 tuổi ) trộm cắp tài sản củangười hàng xóm là bà Nguyễn Thị Mai (tài sản trị giá 49 triệu đồng – thuộckhoản 1 điều 138 BLHS).Hành vi trộm cắp của ông Hòa là hành vi sai lệch chủ động, nguy hiểm choxã hội. Xét về yếu tố lỗi, thì trong trường hợp này ông Hòa là lỗi có ý trựctiếp, cố ý trực tiếp là lỗi mà khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hộinhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thấy trước được hậuquả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Ông Hòa bị thỏa mãn dấuhiệu pháp lý trong cấu thành tội phạm trộm cắp tài sản, tác động đến chuẩnmực pháp luật hiện hành tiến bộ, phù hợp với xã hội hiện nay.- Hành vi sai lệch thụ động là hành vi vô ý, không mong muốn vi phạm, phávỡ tính ổn định, sự tác động của các chuẩn mực pháp luật.Ví dụ: Thấy chiếc máy cày của ông H để trước sân, A hiếu kì trèo lên nổmáy chơi. Không ngờ A lúng túng gạt phải cần số khiến máy cày chuyểnđộng. Cạnh đó có đám trẻ đang chơi bắn bi không để ý và có 2 em bị cánchết. A bị truy tố về tội vô ý làm chết người (Điều 98, BLHS).Hành vi không thấy trước hậu quả hai đứa trẻ chết mà hành vi điều khiểnmáy cày gây ra. A leo lên máy cày với mục đích thỏa mãn chí tò mò. Do bấtcẩn nên A đã làm chết hai em bé đang chơi bắn bi. A tuy nhận thức được mặtthực tế của hành vi sử dụng máy cày nhưng lại hoàn toàn không nhận thứcđược khả năng làm hai em bé chết. Lỗi của A là vô ý vì cẩu thả, cho nên hànhvi khởi động máy cày của A không có động cơ phạm tội. A hoàn toàn khôngmong muốn thực hiện tội phạm bởi vì A không biết hành vi của mình sẽ dẫnđến hậu quả chết người xảy ra. Hành vi của A đã phá vỡ tính ổn định, sự tácđộng của pháp luật hình sự bị truy tố về tội theo điều 98 BLHS.53. Căn cứ vào nội dung, tính chất của các chuẩn mực pháp luật bị xâmhại và căn cứ vào thái độ tâm lý chủ quan của người thực hiện hành visai lệch.- Hành vi sai lệch chủ động - tích cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ sự tácđộng của các chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp vớiyêu cầu, đòi hỏi của đời sống xã hội hiện tại.Ví dụ: Luật hôn nhân gia đình cũ ở nước ta trước đây không cho phép kết hônđồng giới và pháp luật nước ta cũng không chấp nhận giới tính thứ 3. Nhưngvẫn có những cặp đôi đồng giới kết hôn với nhau và có nhiều người đi chuyểngiới.Hành vi của họ là sai lệch chuẩn mực pháp luật nhưng theo hướng tích cực.Luật pháp nước ta cũng có quy định ai cũng đều có quyền sống, quyền tự do,mưu cầu hạnh phúc. Việc những người đồng giới kết hôn hay đi chuyển đổigiới tính họ nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật. Nhưng hành vicủa họ không nguy hiểm và không gây thiệt hại cho xã hội, họ có quyền đượcsống đúng với bản chất thật. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên cả thếgiới có rất nhiều người ủng hộ người đồng tính.- Hành vi sai lệch chủ động - tiêu cực là hành vi cố ý vi phạm, phá vỡ hiệu lựccủa các chuẩn mực pháp luật hiện hành và mang tính chất tiến bộ, phù hợp,đang phổ biến, thịnh hành và được nhà nước, xã hội thừa nhận.Ví dụ: Anh A (19t) và anh B cùng có quan hệ yêu đương với chị C. Vì ghentuông, A hẹn B lên bờ đê “ nói chuyện”. Trước khi đi, A chuẩn bị 1 con daovới ý định nếu không thỏa thuận được với “tình địch” sẽ giết B. Sau đó, A vàB xung đột, A dùng dao đâm nhiều nhát khiến B mất rất nhiều máu và tửvong tại chỗ.Trong trường hợp này, A là người thành niên và có năng lực trách nhiệmpháp lý. Qua những hành vi chuẩn bị công cụ là một con dao và hành vi sau6đâm nhiều nhát khiến B tử vong; thấy rằng A nhận thức được hành vi củamình sẽ xâm hại đến tính mạng của B, nhưng vẫn cố ý đâm nhiều nhát vàmong muốn B mất máu dẫn tới tử vong tại chỗ (lỗi của A là cố ý trực tiếp).Hành vi này của A xác định là tội phạm giết người theo điều 93 BLHS. Hànhvi sai lệch này phá vỡ chuẩn mực pháp luật hiện hành, pháp luật hình sự đượcxã hội cộng đồng thừa nhận. Nên hành vi của A là hành vi sai lệch chủ động tiêu cực.- Hành vi sai lệch thụ động - tích cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ sự tácđộng của chuẩn mực pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời không còn phù hợp với yêucầu của đời sống xã hội.- Hành vi sai lệch thụ động - tiêu cực là hành vi vô ý vi phạm, phá vỡ hiệu lựccủa các chuẩn mực pháp luật tiến bộ, phù hợp, đang phổ biến, thịnh hành vàđược thừa nhận rộng rãi trong xã hội.Ví dụ: 7h30 ngày 20/7/2013, y sĩ Nguyễn Thị Thuận thực hiện y lệnh của bácsĩ Lê Thị Kim Phượng, tiêm vắc-xin viêm gan B cho 3 trẻ sơ sinh. Thuận đếnnơi đặt tủ lạnh bảo quản thuốc, do mất điện nên Thuận bật đèn pin điện thoạidi động, mở tủ lấy 3 lọ Esmeron trong hộp giấy không đậy nắp, rồi dùng bơmkim tiêm hút thuốc và tiêm cho 3 trẻ sơ sinh. Đến khoảng 8h30 cùng ngày,trong khi đang điều trị cho các bệnh nhân khác, Thuận nghe tiếng kêu của cácsản phụ nên tức tốc chạy đến. Tại đây, Thuận thấy 3 trẻ đều tím tái, thở nấcnên liền đưa các cháu đến phòng cấp cứu. Mặc dù vậy, các cháu đã tử vonglúc 9h cùng ngày. Thuận bị truy tố về tội “Vô ý làm chết người do vi phạmquy tắc nghề nghiệp” (Điều 99, BLHS).Do hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp của Thuận đã xâm hại đến tínhmạng của 3 trẻ sơ sinh. Thuận thụ động trong hành vi của mình, là y sĩ trướckhi tiêm thuốc theo quy tắc nghề nghiệp lẽ ra Thuận phải kiểm tra lại thuốc vàThuận phải biết được rằng sự vi phạm của Thuận có thể sẽ gây hậu quả nguy7hiểm. Nhưng vì cho rằng, hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa nênThuận vẫn thực hiện. Tuy khi thấy bệnh nhân có phản ứng xấu Thuận có đưađi cấp cứu nhưng hậu quả chết người vẫn xảy ra. Thuận bị truy tố về tội vô ýlàm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp được quy định trong BLHS.Hành vi của Thuận được cho là tiêu cực vì đã phá vỡ hiệu lực chuẩn mựcpháp luật tiến bộ, đang được xã hội thừa nhậnKẾT LUẬNTrong phạm vi tương đối ngắn của tiểu luận, em đã chỉ ra một số khái niệmliên quan đến vấn đề sai lệch chuẩn mực pháp luật; đồng thời, tìm hiểu về vấnđề phân loại chuẩn mực pháp luật. Qua đó, tiến hành phân tích các ví dụ cụthể liên quan đến vấn đề này. Sai lệch chuẩn mực pháp luật đa dạng về hànhvi và rất thực tiễn với cuc sống. Qua tiểu luận lần này, em đã rút ra nhiều bàihọc và kinh nghiệm phục vụ cho quá trình học tập và thi cử và thuận lợi choquá trình làm việc sau khi ra trường.8DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Ts.Ngọ Văn Nhân , Xã hội học pháp luật, Nxb. Hồng Đức, năm 2012.2.Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam tập 1+2,Nxb.CAND, năm 2015.3.Bộ Luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam năm 1999.4. />5. />6. />%C3%A0n_khoan_H%E1%BA%A3i_D%C6%B0%C6%A1ng_9817. />9
Tài liệu liên quan
- Thị trường du lịch Việt Nam với vấn đề mở rộng & phát triển nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại Công ty Cổ phần bảo hiểm PIJICO
- 73
- 590
- 2
- Tài liệu Những thắc mắc thường gặp đối với vấn đề giá docx
- 6
- 307
- 0
- Tài liệu Những thắc mắc thường gặp đối với vấn đề giá pptx
- 7
- 332
- 1
- thị trường du lịch việt nam với vấn đề mở rộng và phát triển nghiệp vụ bảo hiểm du lịch tại công ty cổ phần bảo hiểm pijico
- 74
- 388
- 0
- Giáo trình phân tích những thách thức của việt nam về vấn đề xuất khẩu khi trung quốc gia nhập hội liên hiệp quốc tế p5 pdf
- 10
- 421
- 0
- Giáo trình phân tích những thách thức của việt nam về vấn đề xuất khẩu khi trung quốc gia nhập hội liên hiệp quốc tế p3 docx
- 10
- 326
- 0
- Giáo trình phân tích những thách thức của việt nam về vấn đề xuất khẩu khi trung quốc gia nhập hội liên hiệp quốc tế p2 potx
- 10
- 381
- 0
- Giáo trình phân tích những thách thức của việt nam về vấn đề xuất khẩu khi trung quốc gia nhập hội liên hiệp quốc tế p1 pdf
- 10
- 360
- 1
- Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức
- 16
- 5
- 12
- đề phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức
- 11
- 1
- 3
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(28.74 KB - 9 trang) - Nêu, phân tích những ví dụ cụ thể gắn với vấn đề phân loại hành vi sai lệch chuẩn mực pháp luật Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Ví Dụ Vấn đề Sai Lệch
-
Phân Tích Ví Dụ, Nguyên Nhân Của Hành Vi Sai Lệch Chuẩn Mực Xã Hội
-
Giải Quyết Vấn đề | Etisei
-
Nêu, Phân Tích Những Ví Dụ Cụ Thể Gắn Với Vấn đề Phân ... - WIKI LUẬT
-
Vấn đề Là Gì? Làm Cách Nào để Giải Quyết Một Vấn đề Nhanh Chóng
-
Hành Vi Lệch Chuẩn Là Gì ? Những Sai Lệch Chuẩn Mực Xã Hội Trong ...
-
Phân Tích Ví Dụ Về Việc Phân Loại Hành Vi Sai Lệch Chuẩn Mực Pháp Luật
-
[PDF] KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH
-
Nêu, Phân Tích Những Ví Dụ Cụ Thể Gắn Với Vấn đề ... - Tài Liệu đại Học
-
Kỹ Năng Giải Quyết Vấn Đề (Phần 2: Tìm Nguyên Nhân Và Giải Pháp)
-
Đề Xuất 7/2022 # #1 Phân Tích Ví Dụ Về Việc Phân Loại Hành Vi ...
-
[PDF] Phần II KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH Chuyên đề ...
-
Ky Nang Giai Quyet Van De - SlideShare
-
Câu Hỏi Thường Gặp Về Niêm Yết Sai Lệch - Wish For Merchants