Nếu Tiếp Xúc Với F0 Vừa Khỏi Bệnh Có Bị Lây Nhiễm Không?
- TRANG CHỦ
- CHÍNH QUYỀN
- GIỚI THIỆU TIỀN GIANG
- BỘ MÁY TỔ CHỨC
- CÔNG DÂN
- DOANH NGHIỆP
- DU KHÁCH
Trong thời gian qua, tỉnh Tiền Giang trải qua làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 khá nặng nề, có trên 24.000 người mắc Covid-19, 512 người tử vong và đã có gần 19.000 người khỏi bệnh. Như vậy, một vấn đề đặt ra là nếu tiếp xúc với F0 vừa khỏi bệnh có bị lây nhiễm không? Xin khẳng định là không lây
Trong thời gian qua, tỉnh Tiền Giang trải qua làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 khá nặng nề, có trên 24.000 người mắc Covid-19, 512 người tử vong và đã có gần 19.000 người khỏi bệnh. Như vậy, một vấn đề đặt ra là nếu tiếp xúc với F0 vừa khỏi bệnh có bị lây nhiễm không? Xin khẳng định là không lây.
Cụ thể, F0 muốn được ra viện phải có đủ tiêu chuẩn an toàn như sau: Đối với F0 không triệu chứng thì nằm viện tối thiểu 10 ngày và có kết quả xét nghiệm PCR âm tính hoặc tải lượng vi-rút thấp CT >= 30 ngày thứ 9. Đối với F0 có triệu chứng thì nằm viện tối thiểu 14 ngày, các triệu chứng hết trước 03 ngày trở lên và có kết quả xét nghiệm PCR âm tính hoặc tải lượng vi-rút thấp CT >= 30 trước ngày ra viện. Đối với F0 cách ly nằm viện trên 10 ngày mà kết quả xét nghiệm PCR nhiều lần vẫn dương tính, tải lượng vi-rút cao CT <= 30 sẽ được ra viện khi nằm viện đủ 21 ngày, các triệu chứng hết trước 03 ngày trước khi xuất viện. Sau khi xuất viện, F0 tiếp tục cách ly tại nhà thêm 07 ngày thì được hòa nhập với xã hội bình thường.
Như vậy, người từng là F0 là người an toàn ngay khi ra viện, nhưng để tuyệt đối an toàn thì nên tự cách ly thêm một tuần. Nếu trong thời gian chưa đủ 07 ngày tự cách ly, mà chúng ta tiếp xúc trong điều kiện cả hai đều mang khẩu trang và giữ khoảng cách 02m thì khả năng lây nhiễm cực thấp hoặc không có.
F0 đã khỏi bệnh là an toàn nhất vì họ không mắc bệnh lại nên cũng không lây cho ai, trong cơ thể họ đã có đủ kháng thể tự nhiên sau khi mắc bệnh nên họ an toàn ít nhất từ 08 - 11 tháng (theo một nghiên cứu của Mỹ).
Vì vậy, chúng ta không nên có tư tưởng kỳ thị, xa lánh người từng là F0. Thái độ kỳ thị F0 khiến cho một số người tự test Covid-19 tại nhà, khi bị dương tính thì không dám khai báo, sợ mọi người biết nên họ tự mua thuốc về uống, việc làm này không những nguy hiểm đến tính mạng mà còn là nguồn lây cho gia đình mình và cho xã hội.
Riêng người từng là F0, không cần lo lắng chuyện mình mang bệnh về lây cho những thành viên gia đình, người thân chưa bị bệnh. Tuy nhiên, vẫn phải chú ý việc rửa tay thường xuyên, nhất là khi trong nhà có người chưa tiêm đủ liều vắc-xin phòng Covid-19, vì khả năng bàn tay mình đã tiếp xúc với môi trường bên ngoài, rồi vô tình mang những giọt bắn chứa vi-rút dính trên tay về tận nhà.
Không có lý do gì kỳ thị, xa lánh người từng là F0, họ an toàn và cần sự cảm thông của mọi người trong cơn biến động của dịch bệnh hiện nay.
BS Nguyễn Thành Úc
- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(2.90/5) Tin liên quan Hội nghị trực tuyến triển khai công tác ngành Y tế năm 2025 - 26/12/2024 Chợ Gạo tổng kết công tác Y tế năm 2024 - 25/12/2024 Tiền Giang: Hoàn thành kế hoạch Chương trình tiêm chủng mở rộng - 23/12/2024 Huyện Tân Phước: Số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt 44% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội - 23/12/2024 Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang: Nâng cao năng lực về phòng chống HIV/AIDS cho sinh viên, học sinh - 21/12/2024 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: GửiVăn bản chỉ đạo điều hành
Công báo Tiền Giang
Góp ý dự thảo văn bản
Cơ sở dữ liệu văn bản pháp luật
Dịch vụ công trực tuyến
CSDL Quốc gia về TTHC
Từ khóa » đã âm Tính Nhưng Vẫn Ho
-
F0 Test Nhanh âm Tính Trở Lại Chớ Vội Mừng đã Khỏi Bệnh - Tin Tổng Hợp
-
Tại Sao Vẫn Ho Dù Test Nhanh Âm Tính? - YouTube
-
Test Nhanh Hậu Covid-19 âm Tính Nhưng Vẫn Ho, đau Họng? - GENTIS
-
Hỏi đáp COVID-19: Tại Sao Người Bệnh đã âm Tính Vẫn Bị Ho Kéo Dài?
-
TRIỆU CHỨNG RÕ RÀNG NHƯNG TEST NHANH VẪN ÂM TÍNH
-
F0 âm Tính Nhưng Triệu Chứng Vẫn Kéo Dài, Phải Làm Gì Cho Nhanh ...
-
F0 Dương Tính Với COVID-19 Trong Bao Lâu? (21/03/2022)
-
Theo Dõi Bệnh Nhân COVID 19 Sau Xuất Viện Tại TP.HCM - HCDC
-
F0 Dương Tính Với COVID-19 Trong Bao Lâu?
-
Vì Sao đã âm Tính Còn Dương Tính Trở Lại?
-
Âm Tính Giả Trong Xét Nghiệm COVID-19
-
Tại Sao Vẫn Ho Dù Test Nhanh âm Tính? - VnExpress Sức Khỏe
-
Nguyên Nhân Test Nhanh COVID-19 âm Tính Nhưng Vẫn Ho, đau Họng
-
F0 Test Nhanh Một Vạch Liệu đã An Toàn, Không Lây Cho Người Khác?