Nêu Tính Chất Hóa Học Của Hiđro Viết Phương Trình Phản ứng Minh Họa
Có thể bạn quan tâm
câu 1 :a) nêu các tính chất hóa học của hidro, viết phương trình phản ứng minh họa. b) trình bày nguyên liệu, cách điều chế và thu khí hidro trong phòng thí nghiệm câu 2 : oxi có những tính chất hóa học nào? viết 1 phương trình hóa học minh họa câu 3 : viết PTHH thực hiện chuyển đổi sau a) KClO3—-> O2 —–> CuO—–>H2O b) P—->P2O5——>H3PO4
Nội dung chính Show- Câu hỏi:Nêu tính chất hóa học của khí hiđro? Ví dụ minh họa.
- Trả lời:
- 1. Hidro là gì?
- 2. Tính chất vật lí của Hidro
- 3. Tính chất hóa học của Hidro
- 4. Đồng vị
- 5. Khí hidro có độc không?
=== làm hết thì 5s nhaa ===
16:12:3416/05/2019
Hidro H2 là chất khí không màu, không mùi, không vị, tan rất ít trong nước và nhẹ nhất trong tất cả các khí. Hidro được ứng dụng để làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa hay làm nguồn nguyên liệu để sản xuất ra Amoniac, Axit,...
Vậy Hidro (H2) có tính chất hoá học và tính chất vật lý gì? Hidro được ứng dụng vào những lĩnh vực cụ thể nào trong đời sống thực tế, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
• Sơ lược về Hidro H2
- Ký hiệu nguyên tố hidro: H
- Nguyên tử khối của hidro: 1
- Phân tử khối (đơn chất) của hidro: 2
I. Tính chất vật lý của Hidro (H2)
- Hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị, rất ít tan trong nước và là chất khí nhẹ nhất trong không khí.
- 1 lít nước (ở 15°C) hòa tan được 20 ml khí H2.
- Tỉ khối của H2 đối với không khí: dH2/kk = 2/29.
II. Tính chất hoá học của Hidro (H2)
- Hidro tác dụng với Oxi
- Hidro tác dụng với đồng oxit
1. Hidro tác dụng với Oxi (H2 + O2)
- Hidro phản ứng oxi ở nhiệt độ thích hợp theo PTPƯ:
2H2 + O2 2H2O
- Hỗn hợp H2 và O2 là hổn hợp nổ. Hỗn hợp nổ mạnh nhất khi tỉ lệ H2:O2 là 2:1 về thể tích.
2. Hidro tác dụng với đồng oxit (H2 + CuO)
- Hidro phản ứng với đồng oxit ở nhiệt độ khoảng 400°C theo PTPƯ:
H2 + CuO Cu+ H2O
- Trong phản ứng trên, hidro đã chiếm chỗ của oxi trong CuO. Ta nói hidro có tính khử.
III. Ứng dụng của Hidro
* Hidro có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất như:
- Làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, nhiên liệu động cơ thay thế cho xăng.
- Hàn cắt kim loại với đèn xì oxi-hidro.
- Là nguyên liệu để sản xuất amonicac NH3, axit clohidric HCl và nhiều hợp chất hữu cơ.
- Dùng làm chất khử để điều chế kim loại từ những oxit của chúng.
- Dùng bơm cho khinh khí cầu.
IV. Bài tập về Hidro.
Bài 1 trang 109 SGK hoá 8: Viết phương trình hóa học của phản ứng hiđro khử các oxit sau:
a) Sắt (III) oxit.
b) Thủy ngân(II) oxit.
c) Chì(II) oxit.
* Lời giải bài 1 trang 109 SGK hoá 8:
a) Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O.
b) HgO + H2 → Hg + H2O.
c) PbO + H2 → Pb + H2O.
Bài 2 trang 109 SGK hoá 8: Hãy kể những ứng dụng của hidro mà em biết.
* Lời giải bài 2 trang 109 SGK hoá 8:
Dùng làm nhiên liệu cho động cơ tên lửa, có thể làm nhiên liệu cho động cơ ô tô thay cho xăng, dùng trong đèn xì oxi - hidro để hàn cắt kim loại. Đó là vì khí hiđro cháy, sinh ra một lượng nhiệt lớn hơn nhiều lần so với cùng lượng nhiên liệu khác.
Là nguồn nhiên liệu trong sản xuất amoniac, axit và nhiều hợp chất hữu cơ.
Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng.
Hiđro được dùng để bơm vào khinh khí cầu, bóng thám không vì là khí nhẹ nhất.
Bài 3 trang 109 SGK hoá 8: Chọn cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Tính khử; tính oxi hóa; chiếm oxi; nhường oxi; nhẹ nhất
Trong các chất khí, hiđro là khí ... Khí hidro có ...
Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có ... vì ... của chất khác; CuO có ... vì ... cho chất khác.
* Lời giải bài 3 trang 109 SGK hoá 8:
Trong các chất khí, hiđro là khí nhẹ nhất. Khí hiđro có tính khử.
Trong phản ứng giữa H2 và CuO, H2 có tính khử vì chiếm oxi của chất khác, CuO có tính oxi hoá vì nhường oxi cho chất khác.
Bài 4 trang 109 SGK hoá 8: Khử 48 gam đồng(II) oxit bằng khí hiđro. Hãy:
a) Tính số gam đồng kim loại thu được.
b) Tính thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.
* Lời giải bài 4 trang 109 SGK hoá 8:
- Theo bài ra, ta có: nCuO = 48/80 = 0,6 mol.
- Phương trình hóa học phản ứng khử CuO:
CuO + H2 → Cu + H2O.
- Theo PTPƯ: nCu = nCuO = 0,6 (mol).
⇒ mCu = 0,6 .64 = 38,4g.
- Theo phương trình phản ứng trên:
nH2 = nCuO = 0,6 (mol).
⇒ VH2 = 0,6.22,4 = 13,44 lít.
Bài 5 trang 109 SGK hoá 8: Khử 21,7 gam thủy ngân(II) oxit bằng hiđro. Hãy:
a) Tính số gam thủy ngân thu được.
b) Tính số mol và thể tích khí hiđro (đktc) cần dùng.
* Lời giải bài 5 trang 109 SGK hoá 8:
- Theo bài ra, ta có:
- Phương trình hóa học phản ứng khử HgO:
HgO + H2 → Hg + H2O
- Theo PTPƯ nHg = nHgO = 0,1 (mol).
⇒ mHg = 0,1 .201 = 20,1g.
- heo PTPƯ: nH2 = nHgO = 0,1 (mol).
⇒ VH2 = 0,1.22,4 =2,24(l).
Bài 6 trang 109 SGK hoá 8: Tính số gam nước thu được khi cho 8,4 lít khí hiđro tác dụng với 2,8 lít oxi (các thể tích đo ở đktc).
* Lời giải bài 6 trang 109 SGK hoá 8:
- Theo bài ra, ta có:
- Phương trình hóa học phản ứng tạo nước:
2H2 + O2 → 2H2O.
* Ta cần lập tỉ lệ mol để xem oxi phản ứng hế hay hidro phản ứng hết:
- Theo PTPƯ: 2 mol Hidro phản ứng với 1 mol Oxi
- Theo bài ra: 0,375 là số mol hidro và 0,125 là của Oxi
- Như vậy ta có tỉ lệ mol Hidro và Oxi như sau:
⇒ Như vậy lượng H2 dư nên tính khối lượng nước sinh ra theo oxi.
- Theo phương trình phản ứng trên ta có:
nH2O = 2.nO2 = 2.0,125 = 0,25 (mol).
⇒ mH2O = 0,25 .18 = 4,5(g).
Hy vọng với bài viết về tính chất hoá học của Hidro (H2), ứng dụng của Hidro và bài tập ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em vui lòng để lại bình luận dưới bài viết để Hay Học Hỏi ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tập tốt.
¤ Xem thêm các bài viết khác tại:
» Mục lục bài viết SGK Hóa 8 Lý thuyết và Bài tập
» Mục lục bài viết SGK Vật lý 8 Lý thuyết và Bài tập
Câu hỏi:Nêu tính chất hóa học của khí hiđro? Ví dụ minh họa.
Trả lời:
Hiđro là phi kim có tính khử. Ở những nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp được với đơn chất oxi mà còn kết hợp được với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. Các phản ứng này đều tỏa nhiều nhiệt. Cụ thể:
- Hiđro tác dụng với oxi
Hiđro cháy trong oxi theo phương trình hóa học:
Hỗn hợp H2và O2là hổn hợp nổ. Hỗn hợp nổ mạnh nhất khi tỉ lệ H2 : O2là 2:1 về thể tích.
- Hiđro tác dụng với một số oxit kim loại như FeO, CuO, Fe2O3, …
Ví dụ:
Hiđro phản ứng với đồng oxit ở nhiệt độ khoảng 400°C theo phương trình hóa học:
Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về nguyên tố Hidro nhé!
1. Hidro là gì?
- Hidro là một nguyên tố hóa học tronghệ thống tuần hoàncác nguyên tố với nguyên tử số bằng 1, nguyên tử khối bằng 1 đvC.
- Trước đây còn được gọi là khinh khí (như trong "bom khinh khí" tức bom H); hiện nay từ này ít được sử dụng. Sở dĩ được gọi là "khinh khí" là do hydro là nguyên tố nhẹ nhất và tồn tại ở thể khí, với trọng lượng nguyên tử 1,00794 u. Hydro là nguyên tố phổ biến nhất trong vũ trụ, tạo nên khoảng 75% tổng khối lượng vũ trụ và tới trên 90% tổng số nguyên tử. Các sao thuộc dải chính được cấu tạo chủ yếu bởi hydro ở trạng thái plasma. Hydro nguyên tố tồn tại tự nhiên trên Trái Đất tương đối hiếm do khí hydro nhẹ nên trường hấp dẫn của Trái Đất không đủ mạnh để giữ chúng khỏi thoát ra ngoài không gian, do đó hydro tồn tại chủ yếu dưới dạng hydro nguyên tử trong các tầng cao của khí quyển Trái Đất.
- Đồng vị phổ biến nhất của hydro là proti, ký hiệu là H, với hạt nhân là một proton duy nhất và không có neutron. Ngoài ra hydro còn có một đồng vị bền là deuteri, ký hiệu là D, với hạt nhân chứa một proton và một neutron và một đồng vị phóng xạ là triti, ký hiệu là T, với hai neutron trong hạt nhân.
2. Tính chất vật lí của Hidro
- Hidro là chất khí không màu, không mùi, không vị, là chất khí nhẹ nhất trong không khí và rất ít tan trong nước.
- 1 lít nước (ở 15oC) hòa tan được 20 ml khí H2.
- Tỉ khối của H2đối với không khí: dH2/kk= 2/29.
3. Tính chất hóa học của Hidro
- Hidro là phi kim có tính khử. Ở những nhiệt độ thích hợp, nó kết hợp được với oxi, oxit kim loại. Đó là những phản ứng hóa học của hidro khá đặc trưng. Các phản ứng này là phản ứng tỏa nhiệt.
* Hidro tác dụng với oxi
- Hidro phản ứng oxi ở nhiệt độ thích hợp theo PTHH:
2H2+ O2→ 2H2O
- Hỗn hợp H2và O2là hổn hợp nổ. Hỗn hợp nổ mạnh nhất khi tỉ lệ H2 : O2là 2:1 về thể tích.
* Hidro tác dụng với đồng oxit
- Hidro phản ứng với đồng oxit ở nhiệt độ khoảng 400oC theo PTHH:
H2+ CuO → Cu+ H2O
- Trong PUHH trên, hidro đã chiếm chỗ của oxi trong CuO. Ta nói hidro có tính khử.
4. Đồng vị
- Hydro có 3 đồng vị tự nhiên gồm1H,2Hvà3H. Các đồng vị khác có hạt nhân không bền (4Hđến7H) được tổng hợp trong phòng thí nghiệm nhưng không quan sát được trong tự nhiên.
- Hydro là nguyên tố duy nhất có các tên gọi khác nhau cho cácđồng vịcủa nó. (Trong giai đoạn đầu của nghiên cứu phóng xạ, các đồng vị phóng xạ nặng khác nhau cũng được đặt tên, nhưng các tên gọi này không được sử dụng, mặc dù một nguyên tố,radon, có tên gọi mà nguyên thủy được dùng chỉ cho một đồng vị của nó). Các ký hiệu D và T (thay vì H2và H3) đôi khi được sử dụng để chỉ đơteri và triti, mặc dù điều này không được chính thức phê chuẩn. Ký hiệu P đã được sử dụng chophosphorvà không thể sử dụng để chỉproti.
5. Khí hidro có độc không?
- Hidro là một chất khí cực kỳ bắt cháy, nó phản ứng cực mạnh với Clo và Flo, tạo ra axit hidro folic có thể gây ảnh hưởng cho phổi và các bộ phận khác của cơ thể con người.
- Khí Hidro khi trộn với khí Oxy cũng sẽ gây ra nổ và bắt lửa. Hay khi có dòng điện đi qua thì Hidro cũng có thể phát nổ.
- Tuy nhiên nó là khí không màu, không vị và khí hidro không độc nên bạn có thể yên tâm sử dụng, chỉ cần cẩn thận với các sự cố khi nó tiếp xúc với các chất khác.
Từ khóa » Viết Phương Trình Hóa Học Minh Họa Cho Tính Chất Hóa Học Của Hiđrô
-
Nêu Tính Chất Hóa Học Của Hiđro? Mỗi Tính Chất Viết Một Phương Trình ...
-
Nêu Tính Chất Hóa Học Của Khí Hiđro? Ví Dụ Minh Họa
-
Tính Chất Hóa Học Của Hiđro Viết Pthh Minh Họa - Học Tốt
-
Nêu Tính Chất Hóa Học Của Hiđro ( Viết Pt Pư Minh Họa ) Nêu Pư Thế
-
1. Nêu Tính Chất Hóa Học Của Hidro ( Viết PTHH Minh Họa) 2 ... - Hoc24
-
Nêu Tính Chất Hóa Học Của Khí Hiđro? - TopLoigiai
-
A) Nêu Các Tính Chất Hóa Học Của Hidro, Viết Phương Trình Phản ...
-
Trình Bày Tính Chất Hóa Học Của Hiđrô Viết Phương ... - MTrend
-
Nêu Tính Chất Hóa Học Của Hiđro Viết Phương Trình Hóa Học Minh Họa
-
Viết Các PTHH Thể Hiện Tính Chất Hóa Học Của Hidro - Selfomy Hỏi Đáp
-
Nêu Tính Chất Hóa Học Của Oxi, Hidro Và Viết Phương Trình Hóa Học ...
-
Viết Phương Trình Minh Họa Tính Chất Hóa Học Của Nước ,hidro
-
Tính Chất Hoá Học Của Hidro (H2), ứng Dụng Của Hidro Và Bài Tập
-
Nêu Tính Chất Hóa Học Của Oxi, Hiđro. Viết Phương Trình Hóa ... - Lazi