Nêu Và Phân Tích Giá Trị Vẻ đẹp Trong Bài Thơ Chị Em Thúy Kiều

Truyện Kiều là một kiệt tác hàng trăm năm nay và sức chinh phục lớn đối với người đọc. Bên cạnh giá trị nhân đạo, bài thơ chị em Thúy Kiều đã để lại ấn tượng sâu sắc với người đọc qua vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn hơn người của Thúy Kiều - Thúy Vân.

Để cảm nhận rõ hơn về nét đẹp này, mời bạn tham khảo bài viết “Nêu và phân tích giá trị vẻ đẹp qua bài thơ chị em Thúy Kiều" dưới đây.

Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Du

Nguyễn Du sinh năm 1765 tại Thăng Long, tên chữ là Tố Như.

Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau.

Thời thơ ấu và niên thiếu, Nguyễn Du sống tại Thăng Long trong một gia đình phong kiến quyền quý.

Trong khoảng thời gian này, ông đã có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến - những điều đó đã để lại dấu ấn trong sáng tác của ông sau này.

Từ năm 1789, Nguyễn Du đã rơi vào cuộc sống khó khăn gian khổ hơn chục năm ở các vùng nông thôn khác nhau đã tạo điều kiện cho Nguyễn Du có một vốn sống thực tế phong phú thô thúc ông suy ngẫm nhiều về xã hội, thân phận con người tạo tiền đề cho việc hình thành tài năng và bản lĩnh văn chương.'

dai-thi-hao-nguyen-du-voi-but-phap-tai-hoa-trong-bai-tho-chi-em-thuy-kieu-1640344199-2

Đại thi hào Nguyễn Du với bút pháp tài hoa trong bài thơ chị em Thúy Kiều

Giới thiệu chung về bài thơ chị em Thúy Kiều

Thúy Kiều - Thúy Vân được xem là hai tượng đài bất tử về nhan sắc trong nền văn học Việt Nam của đại thi hào Nguyễn Du. Mở đầu bài thơ tác giả đã giới thiệu hai chị em một cách nhẹ nhàng với lối dùng từ độc đáo:

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười

Nguyễn Du đã sử dụng cụm từ “hai ả tố nga” để gây ấn tượng với người đọc về hai cô gái xinh đẹp. Qua biện pháp ước lệ, vẻ đẹp của Thúy Kiều được ví thanh cao, phú quý như cây hoa mai nhưng vẫn không kém phần dẻo dai, bền bỉ.

Thúy Vân được ví như tuyết bởi sự trong trẻo, tinh khiết của tâm hồn, là một cô gái mới lớn vô lo vô nghĩ. Tuy đều sở hữu nét đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, nhưng mỗi người lại có một nét riêng khó mà so sánh, phân chia xem ai là người đẹp nhất.

Phân tích bài thơ chị em Thúy Kiều

Để làm nổi bật nhân vật chính Thúy Kiều - đại thi hào Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng nghệ thuật đòn bẩy miêu tả Thúy Vân trước:

“Vân xem trang trọng khác vời

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười, ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Chỉ với bốn câu thơ ngắn gọn, tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp thuần khiết của Thúy Vân, tạo cho người đọc ấn tượng sâu sắc. Có thể nói, Thúy Vân sở hữu một nét đẹp tiêu chuẩn của người phụ nữ Việt trong giai đoạn bấy giờ.

“Trang trọng khác vời” đã thể hiện nét cao sang, quý phái của Thúy Vân, và cũng ngụ ý báo trước tương lai cuộc đời Thúy Vân sẽ trở thành phu nhân quyền quý. Tác giả đã mượn những hình ảnh của thiên nhiên để làm thước đo cho vẻ đẹp của Thúy Vân.

Nàng sở hữu khuôn mặt đầy đặn, cùng đôi lông mày rậm nét, thanh thoát, nở nang. Nụ cười của Vân khiến tươi như hoa nở, mang đến vẻ diu dàng , rạng rỡ như hoa mặt trời dưới ánh nắng ban mai.

“Ngọc thốt đoan trang” được tác giả dùng để miêu tả về giọng nói của Thúy Vân, một chất giọng trong trẻo, ấm áp như viên ngọc trắng. Vẻ đẹp thuần khiết của Thúy Vân lay động, khiến cả thiên nhiên cũng phải nép mình e thẹn với hai từ “nhường, thua”.

Thiên nhiên không ghen tị hay đố kị với vẻ đẹp xuân sắc ấy mà ngược lại còn có thêm phần ngưỡng mô, điều này dường như dự đoán trước về cuộc đời êm đềm của Thúy Vân sau này.

Vẻ đẹp của Thúy Vân đã làm say đắm lòng người đọc, thì nét đẹp của Kiều lại khuynh nước khuynh thành qua 12 câu thơ tiếp theo của tác giả Nguyễn Du:

“Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn”

“Làn thu thủy, nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

Không chỉ là vẻ đẹp về tâm hồn, Kiều càng sắc sảo và mặn mà hơn với cả tài sắc vẹn toàn, là tuyệt thế giai nhân trăm năm có một. Nguyễn Du là sử dụng biện pháp ước lệ tượng trưng để làm nổi bật lên nhan sắc của Thúy Kiều.

Không quá tập trung vào các chi tiết làn da hay mái tóc như miêu tả Thuý Vân, Nguyễn Du đã chọn đôi mắt Kiều để đặc tả nét đẹp tâm hồn và trí tuệ của Kiều. Sắc đẹp của Kiều khiến người ta có thể say mê như lạc vào mê cung không lối thoát, khiến thiên nhiên đố kị “hoa ghen”, “liễu hờn”.

Tuy vậy, chị em Thúy Kiều đều xinh đẹp tuyệt trần, nhưng cách miêu tả của Nguyễn Du với Thúy Kiều, một vẻ đẹp khiến vạn vật ganh tị lại là điềm báo cho cuộc đời cay đắng, gian truân phía trước của nàng.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Nếu Thúy Vân mang đến một nét đẹp tinh khiết của đất trời thiên nhiên, thì Thúy Kiều lại khiến người ta đắm say bởi nhan sắc đến “nghiêng nước, nghiêng thành”. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp của tâm hồn, Kiều có mang đến vẻ đẹp của trí tuệ của sự tinh anh.

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.

Mà tài năng ấy là tài năng được trời phú, đạt đến độ hoàn hảo của tiêu chuẩn người xưa bao gồm “cầm, kỳ, thi, họa” đều thông thạo.

Thông minh vốn sẵn tính trời,

Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương."

Không những giỏi ca hát, chơi đàn mà Kiều còn sáng tác nhạc. Một bản nhạc chan chứa tiếng lòng của người con gái đa sầu đa cảm, một khúc nhạc bạc mệnh, than trách cho số phẩn hẩm hiu của mình. Cũng là một khúc nhạc sầu thương thay cho số kiếp của người phụ nữ trong xã hội cũ.

Kiều là biểu tượng của những phẩm chất cao đẹp, trái tim trung hậu, nồng nhiệt, nghĩa tình, vị tha. Kết thúc đoạn thơ, tác giả Nguyễn Du đã khắc họa cho người đọc về những khuôn phép, mẫu mực buộc phải tuân theo của chị em Thúy Kiều:

Phong lưu rất mực hồng quần,

Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê

Êm đềm trướng rủ màn che,

Tường đông ong bướm đi về mặc ai

Hai thiếu nữ xinh đẹp đã đến tuổi cập kê nhưng bị phong tục, quan niệm của xã hội phong kiến trói buộc không có cơ hội tự do tìm đến tình yêu của riêng mình. Họ đắm mình trong lễ nghi, sống dưới vỏ bọc người con gái đoan trang, chuẩn mực.

Hai tư câu thơ trong bài thơ chị em Thúy Kiều là một trong những đoạn thơ mẫu mực về nghệ thuật tả người. Chị em Thúy Kiều sống một cuộc đời của khuê nữ, “trướng rủ màn che”.

Tác giả Nguyễn Du đã buông màn, gạt tất cả mọi vẩn đục cho cuộc đời khỏi cuộc sống phong lưu của hai chị em để đề cao hơn đức hạnh của hai nàng.

bai-tho-chi-em-thuy-kieu-2-1

Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của chị em Thúy Kiều

Bài thơ Thúy Kiều là một trong những đoạn thơ đẹp và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Tác giả Nguyễn Du đã rất tài hoa trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ khéo léo, sử dụng các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa và ước lệ để vẽ nên bức tranh chân dung xinh đẹp của chị em Thúy Kiều.

Xem thêm:

  • 7 Bài văn mẫu tóm tắt văn bản lão hạc hay, súc tích
  • TOP 4 bài phân tích đây thôn vĩ dạ hay nhất hiện nay

Đằng sau ngôn ngữ thơ giàu cảm xúc ấy là tinh thần nhân đạo, tấm lòng ngợi ca trân trọng của tác giả. Qua bài thơ chị em Thúy Kiều, ta cảm nhận được giá trị nhân văn sâu sắc và trân trọng thêm vẻ đẹp của con người đặc biệt là người phụ nữ.

Từ khóa » Thuý Kiều Thơ