Nếu Vợ Chánh án Huyện Không Tháo Dỡ Nhà ở Rừng Phòng Hộ, Sẽ ...
Có thể bạn quan tâm
Ngôi nhà sàn của bà Trương Thị Lệ Thâm xây dựng trái luật trên đất rừng phòng hộ - Ảnh: T.DŨ
Vợ chánh án TAND huyện Vĩnh Thạnh (tỉnh Bình Định) chiếm dụng đất rừng phòng hộ, dựng nhà sàn và công trình phụ, bị phạt hành chính và yêu cầu tháo dỡ nhưng không chấp hành.
Chiều 14-7, ông Đinh Drin - bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh - cho biết Thường trực Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện cùng các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương thực hiện các thủ tục xử lý vụ bà Trương Thị Lệ Thâm, nguyên lãnh đạo Phòng Y tế Vĩnh Thạnh, là vợ của chánh án TAND huyện, về hành vi lấn chiếm đất rừng phòng hộ để dựng nhà sàn gỗ trái quy định pháp luật.
"Nếu bà Thâm không tự giác tháo dỡ công trình, trả lại hiện trạng đất rừng phòng hộ, thì sẽ bị cưỡng chế. Chồng bà Thâm là huyện ủy viên, là chánh án, am hiểu pháp luật, nếu không vận động vợ chấp hành việc khắc phục hậu quả vi phạm hành chính thì cũng bị xem xét xử lý về mặt Đảng. Chúng tôi chỉ đạo làm kỹ lưỡng, nghiêm túc, chậm nhất trong tháng 8-2022 phải xong" - ông Drin cho biết.
Cùng ngày, ông Bùi Tấn Thành - chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh - cho hay UBND huyện đã chỉ đạo xây dựng phương án cưỡng chế vi phạm đối với bà Thâm, do quá thời hạn quy định nhưng bà này không chịu nộp phạt, không tháo dỡ công trình vi phạm trên đất rừng phòng hộ.
Theo hồ sơ, ngày 20-5-2021, bà Thâm tự ý chiếm đất rừng phòng hộ do Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Vĩnh Thạnh quản lý với diện tích 58,2m2 tại khoảnh 1, tiểu khu 184b, thuộc thôn Định Nhất, xã Vĩnh Hảo. Trên diện tích đất rừng này, bà tổ chức dựng nhà sàn lắp ghép bằng gỗ với diện tích 53m2 và xây dựng nhà vệ sinh 5,2m2.
Ngày 9-11-2021, UBND huyện Vĩnh Thạnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với bà Thâm số tiền 5 triệu đồng, buộc bà này khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm (tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm trên đất) và trả lại diện tích 58,2m2 đất đã chiếm. UBND huyện Vĩnh Thạnh yêu cầu bà Thâm phải thực hiện các nội dung trên trong 30 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt.
Tuy nhiên, ngày 10-11-2021, bà Thâm khiếu nại quyết định xử phạt trên đến chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh. Ngày 24-12-2021, chủ tịch UBND huyện này ban hành quyết định giải quyết khiếu nại, không công nhận toàn bộ nội dung khiếu nại của bà Thâm, giữ nguyên quyết định xử phạt trước đó của UBND huyện.
Theo chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, đến thời điểm này, bà Thâm vẫn chưa nộp phạt và các công trình trên diện tích đất rừng phòng hộ do bà xây dựng vẫn còn nguyên.
Xác minh việc mua bán đất rừng của cựu bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh
Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh Đinh Drin cũng cho biết đã chỉ đạo kiểm tra việc ông Nguyễn Đình Kim - nguyên bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh - mua bán đất rừng gây xôn xao dư luận.
Trước đó, người dân phản ánh đến cơ quan chức năng rằng ông Kim mua gom được 115ha đất rừng và làm được sổ đỏ, trong khi người dân khác có đất rừng thì không được cấp sổ đỏ. Mới đây, ông đã bán diện tích đất rừng này cho người khác.
Trao đổi với chúng tôi, ông Kim cho biết năm 2018, khi đã nghỉ hưu, ông chuyển nhượng của 3 người dân tổng cộng 85ha đất rừng, 30ha còn lại là của con trai ông.
"Thời điểm tôi nhận chuyển nhượng đất rừng thì 3 hộ dân bán đều đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại tiểu khu 176a, xã Vĩnh Hiệp. Tôi mua để trồng luồng và một số cây khác với mục đích làm rừng sản xuất kiểu mẫu cho dân họ làm theo" - ông Kim cho biết.
Ông Kim nói rằng nay do tuổi cao nên ông làm giấy chuyển nhượng diện tích đất rừng trên cho người khác.
Một phần khu đất rừng mà ông Nguyễn Đình Kim - nguyên bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh (Bình Định) - mua lại rồi chuyển nhượng cho người khác - Ảnh: M.B.
Ngày 14-7, ông Bùi Tấn Thành - chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh - cho biết các cơ quan chức năng của huyện đang khẩn trương kiểm tra, rà soát hồ sơ vụ việc này. Theo ông Thành, các hộ chuyển nhượng đất rừng cho ông Kim đã được cấp sổ đỏ từ năm 2004.
"Huyện kiểm tra để xác định cụ thể loại rừng vào thời điểm đó là rừng gì, có rừng phòng hộ hay không. Luật bây giờ quy định rừng phòng hộ chỉ được giao cho tổ chức, không được mua bán chuyển nhượng, nhưng hồi năm 2004 thì cần phải nghiên cứu lại quy định khi đó. Còn đất rừng sản xuất, nếu người dân có đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì họ vẫn được chuyển nhượng" - ông Thành nói.
Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh cho hay sẽ kiểm tra thận trọng, nếu phát hiện sai sót thì xử lý theo quy định pháp luật. Trước mắt, huyện yêu cầu người đã mua đất rừng của ông Kim giữ nguyên hiện trạng, không được tác động vào diện tích này.
Ngang nhiên lấn chiếm đất rừng phòng hộ để làm du lịchTTO - Mặc dù có bảng cấm lấn chiếm đất rừng, nhưng khu vực bãi Đá Trứng, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) vẫn bị lấn chiếm để làm du lịch.
Từ khóa » Gỗ Phong
-
Cứ 2 Tuần Việt Nam Lại Phải ứng Phó 1 Vụ Phòng Vệ Thương Mại Mới
-
Cứ 2 Tuần Việt Nam Lại Phải ứng Phó Với 1 Vụ Phòng Vệ Thương Mại
-
Bí Quyết Chọn Màu Sắc Phù Hợp Cho đồ Nội Thất Và Sàn Nhà Bằng Gỗ
-
Ứng Phó Với điều Tra Phòng Vệ Thương Mại: Ngành Gỗ đã Sẵn Sàng
-
Xuất Khẩu Gỗ Sang Mỹ đứng Trước Rủi Ro Phòng Vệ Thương Mại
-
6 Chiếc Xe Bằng Gỗ Có Thể Chạy Băng Băng Trên đường
-
Gia Chủ Biến Nhà Thành Resort Tuyệt đẹp, Bồn Tắm Nằm Giữa Thiên Nhiên
-
6 Chiếc Xe Bằng Gỗ Có Thể Chạy Băng Băng Trên đường
-
Nội Thất Lạc Gia Ra Mắt Bộ Sưu Tập Mới
-
Tạm Giữ Xe Chở Gỗ Lim 'siêu Khủng' Từ Hải Phòng Vào TP.HCM
-
Nhà Gỗ Yên Bình Giữa Rừng Lá Phong
-
Nội Thất Lạc Gia Ra Mắt Bộ Sưu Tập 2022 - Reno Collection
-
Điều Tra Nguồn Gốc 2 Tấn Gỗ Quý được Phát Hiện Trên Xe ôtô Tải
-
Ý Tưởng Trang Trí Phòng Khách Màu Xám Và Trắng