NFT Là Gì Và Cơ Hội Nghề Nghiệp Của Các Developer Trong Lĩnh Vực Này

Nếu bạn đang theo dõi tin tức công nghệ, bạn có thể đã nghe nói rất nhiều về các thuật ngữ như Bitcoin, blockchain và gần đây là NFT. Những câu chuyện về các cuộc đấu giá hàng triệu đô la cho các tài sản kỹ thuật số (digital assest) đã thu hút sự chú ý của các nghệ sĩ cũng như các nhà sưu tập. Nhưng NFT là gì? Và chúng hoạt động như thế nào?

Trong bài viết này chúng ta hãy cùng khám phá những điều cơ bản về NFT, công nghệ đằng sau NFT và việc sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày. Chúng ta cũng xem xét một số kỹ năng và kiến thức bạn cần để tham gia với tư cách là một developer, xem xét cơ hội phát triển của bạn trong lĩnh vực này. Tất nhiên ban có thể quan tâm đến vấn đề tham gia đầu tư hay tạo ra những sản phẩm số ứng dụng NFT cho riêng bạn nhưng đó không phải là mục đích chính của bài viết.

NFT là gì? Các thuật ngữ chính liên quan đến NFT

Đầu tiên, chúng ta hãy xem xét một số thuật ngữ và định nghĩa mà chúng ta sẽ sử dụng trong bài viết này. Để hiểu NFT là gì và cách chúng hoạt động, chúng ta cần có một số ngữ cảnh rộng hơn là chỉ NFT

NFT

NFT là viết tắt của non-fungible token, tức những thứ không thể thay thế hay trao đổi tương đương. Từ fungible  về cơ bản nó có nghĩa là một cái gì đó có thể hoán đổi cho nhau (interchangeble). Hãy xem xét các ví  dụ;

  • Tiền là một tài sản có thể hoán đổi được. Tiền có các đơn vị và có thể dễ dàng hoán đổi cho nhau (chẳng hạn như đổi một 20 nghìn lấy hai tờ 10 nghìn) mà không làm mất hoặc tăng giá trị. Chúng ta có thể liên tưởng đến các tài sản khác như vàng, 1 lượng vàng có giá trị tương đương 1 lượng vàng;  tiền điện tử: một Bitcoin tương đương với  một Bitcoin. Một tài sản có thể thay thế là thứ có thể được phân chia theo nhiều cách khác nhau và có thể có nguồn cung không ngừng. Chúng có thể được sử dụng theo vô số cách, chẳng hạn như để thanh toán hoặc để lưu trữ giá trị.
  • Ngược lại với tài sản có thể hoán đổi, tài sản không thể hoán đổi được (non-fungible asset) là tài sản duy nhất. Ví dụ như một bức tranh, một một tác phẩm nghệ thuật… Mặc dù một bức tranh có thể được sao chép hoặc chụp lại, nhưng bản gốc vẫn là bản gốc và các bản sao không có giá trị như nhau.

NFT là đơn vị dữ liệu được lưu trữ trên sổ cái kỹ thuật số blockchain (blockchain digital ledger) . Mỗi NFT hoạt động như một loại chứng chỉ xác thực, cho thấy rằng tài sản kỹ thuật số là duy nhất và không thể thay thế cho nhau. Một NFT không bao giờ có thể thay đổi, không bao giờ được điều chỉnh và không bao giờ bị đánh cắp, nhờ vào các nguyên tắc mật mã làm cho blockchain trở nên độc đáo.

Tài sản kỹ thuật số

Tài sản kỹ thuật số (digital asset) là bất kỳ thứ gì tồn tại ở định dạng kỹ thuật số và có quyền sử dụng (quyền sao chép, nhân bản, tái sản xuất, sửa đổi và sử dụng theo cách khác). Chẳng hạn, những thứ như tài liệu, nội dung âm thanh hoặc hình ảnh, dữ liệu kỹ thuật số đều được coi là tài sản kỹ thuật số.

Blockchain

Blockchain (chuỗi khối), hiểu đơn giản là một loại cơ sở dữ liệu – một tập hợp thông tin hoặc dữ liệu được lưu trữ điện tử.

Không giống như cơ sở dữ liệu thông thường, blockchain là một chuỗi các ‘khối’ (block) dữ liệu được liên kết với nhau. Chuỗi khối này tạo ra một sổ cái kỹ thuật số (digital ledger), tức tập hợp các dữ liệu được chia sẻ để ghi lại hoạt động và thông tin trong chuỗi.

Mỗi sổ cái blockchain được lưu trữ trên toàn cầu trên hàng nghìn máy chủ khác nhau. Điều này có nghĩa là bất kỳ ai trên mạng cũng có thể xem (và xác minh) các thông tin do người khác nhập vào. Như chúng ta đã biết, công nghệ sổ cái phân tán và ngang hàng này có nghĩa là gần như không thể làm sai lệch hoặc giả mạo dữ liệu trong một khối.

Như IBM đã định nghĩa, blockchain là một sổ cái được chia sẻ, bất biến (vĩnh viễn và không thể thay đổi) tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ghi lại các giao dịch và theo dõi tài sản.

Với NFT, chúng được tạo ra trên một blockchain và sẽ tồn tại trên blockchain đó, chứng minh tính xác thực của hàng hóa mà bạn đã mua.

NFT khác với tiền điện tử thế nào?

Cần có sự phân biệt giữa tiền điện tử ( cryptocurrency)  và NFT. Mặc dù cả hai đều dựa trên công nghệ blockchain, nhưng sự có một  sự khác biệt cơ bản liên quan đến định nghĩa của NFT đã nói ở trên. Đó chính là tiền điện tử có thể trao đổi được. Ví dụ, bạn có thể đổi một Bitcoin để lấy một Bitcoin khác. Tuy nhiên, bạn không thể làm như vậy đối với NFT. NFT gắn với một tài sản kỹ thuật số cụ thể và không thể thay thế được.

Tại sao NFT có giá trị?

Như chúng ta đã đề cập, NFT về cơ bản là chứng chỉ quyền sở hữu đối với tài sản kỹ thuật số. Giá trị đến từ khả năng sưu tập (collectibility) được của tài sản đó, cũng như giá trị tiềm năng có thể bán được trong tương của nó. NFT có thể được bán và giao dịch.

Lĩnh vực nghệ thuật cho ta một ví dụ tuyệt vời về giá trị của NFT. Vào tháng 2 năm 2021, nghệ sĩ kỹ thuật số được biết với cái tên Beeple đã bán NFT cho tác phẩm nghệ thuật Everydays – The First 5000 Days của mình với giá 69,3 triệu đô la thông qua nhà đấu giá Christie’s. Ngoài ra còn có một số ví dụ khác:

  • Tweet đầu tiên. Jack Dorsey, người sáng lập Twitter, đã bán NFT cho Tweet đầu tiên của mình với giá 2,9 triệu đô la
  • Ảnh GIF ‘Nyan Cat’. NFT cho GIF đầy màu sắc được bán với giá 300 Ether (một loại tiền điện tử), trị giá khoảng 561.000 đô la vào thời điểm đó.
  • Video ‘Charlie Bit Me’. Video nổi tiếng về một em bé cắn ngón tay của anh trai mình đã được xem hơn 800 triệu lần trên YouTube. NFT cho video được bán với giá khoảng 500.000 bảng Anh.

Các NFT có thể được sử dụng để làm gì?

Chúng ta có thể đặt câu hỏi sau khi đã hiểu NFT là gì, là các ứng dụng tiềm năng NFT là gì ngoài những ví dụ trên. Hãy xem một số ứng dụng đáng chú ý nhất của NFT bên dưới:

Một trong những cách ứng dụng NFT là trong việc phát hành vé sự kiện. Nếu vé được tạo bằng cách sử dụng NFT, nếu bạn thực hiện trao đổi vé đó, sẽ có một bản ghi về việc trao đổi đó. Do đó, không có khả năng ai đó đánh cắp vé, hoặc cố gắng sử dụng vé giả. Điều này là do không có cơ hội thay thế token trên blockchain được liên kết với vé đó.

Thời trang

Một số vấn đề lớn trong ngành thời trang có thể được giải quyết thông qua việc sử dụng NFT. Chẳng hạn, việc có một hồ sơ kỹ thuật số về tính xác thực sẽ giúp giải quyết các vấn đề như hàng giả. Các mặt hàng xa xỉ có thể có NFT đính kèm chứng tỏ đó là hàng thật.

Tương tự, NFT có thể hiển thị dữ liệu quan trọng về nguồn gốc của một mặt hàng, chẳng hạn như vật liệu được sử dụng, nguồn gốc của chúng và khoảng cách mà mặt hàng đó đã được vận chuyển..

Đồ sưu tầm

Mọi người luôn thích sưu tập các kỷ vật, đồ trang sức và các vật dụng tương tự khác. NFT cung cấp một cách đảm bảo tính xác thực cho những gì họ sưu tập được.

Trò chơi điện tử

Có một thị trường khổng lồ liên quan đến trò chơi NFT.  NFT cung cấp cho game thủ cách sở hữu các vật phẩm độc đáo trong trò chơi. Cho dù để giải trí, xác thực hay mang tính chất cạnh tranh, những token như vậy có thể cung cấp năng lượng cho hệ sinh thái trong trò chơi. Một ví dụ điển hình là Axie Infinity, một trò chơi trực tuyến do đội ngũ Sky Mavis sáng lập, studio có trụ sở đặt tại Việt Nam. Tựa game này cho phép người dùng thu thập, lai tạo, nuôi dưỡng thú cưng, được gọi là Axie và đem chúng đi chiến đấu. Đặc biệt, những chú thú nuôi này được mã hóa dưới dạng NFT.  Theo dữ liệu từ CoinMarketCap, loại coin của Axie Inifinity (AXS) hiện có mức vốn hóa vào khoảng 8,4 tỷ USD và đang đứng ở vị trí 21 trên bảng xếp hạng các dự án tiền số có vốn hóa lớn nhất thị trường (theo Zingnews).

Cách tạo NFT

Nếu bạn là một người làm về kỹ thuật, để xây dựng một NFT cho riêng bạn là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, với một nghệ sĩ kỹ thuật số, bạn có thể quan tâm đến việc tạo NFT cho tác phẩm của mình dựa trên những nền tảng có sẵn và quá trình này khá đơn giản. Khi đó, bạn chỉ cần nhớ một số vấ đề cơ bản:

  • NFT được dựa trên và được hỗ trợ bởi một blockchain cụ thể. Loại phổ biến nhất cho cácNFT hiện là chuỗi khối Ethereum.
  • Bạn sẽ cần có một ví tiền điện tử và loại được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là ether (ETH).
  • Bạn có thể tạo và bán tài sản kỹ thuật số của mình trên thị trường NFT.

NFT có phải là tương lai không?

Thật khó để nói liệu NFT có được sử dụng rộng rãi trong những năm tới hay không. Rõ ràng, có một sự quan tâm rất lớn đối với chúng vào lúc này, cũng như một số lợi ích tiềm năng. Tuy nhiên, công nghệ này đang ở giai đoạn sơ khai và còn rất nhiều thách thức cần phải vượt qua. Cho dù họ có phải là tương lai hay không, NFT là một phần hấp dẫn của văn hóa đại chúng và được dự đoán sẽ là xu thế mới. Nếu bạn có sự chuẩn bị, bạn có thể sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp

Phát triển nghề nghiệp của của bạn với NFT

Nhà phát triển NFT làm gì?

Một nhà phát triển NFT  (NFT developer) là người hiểu NFT là gì và cách các loại dự án khác nhau được phát triển bằng cách sử dụng NFT. NFT developer có thể sử dụng kiến thức này để xây dựng các nền tảng dựa trên NFT cho các doanh nghiệp. Ngoài ra còn có các vị trí bạn có thể làm việc với NFT:

  • Chuyên gia về blockchain
  • Blockchain developer
  •  Blockchain Architect
  • Tư vấn blockchain
  • Smart contract developer
  • NFT developer

Các lĩnh vực NFT developer có thể làm việc là gì?

  • Ngành công nghiệp trò chơi
  • Dự án Blockchain
  • Quảng cáo và Nhà thiết kế
  • Pháp lý
  • Ngành nghệ thuật kỹ thuật số
  • Ngành âm nhạc

Ví dụ về một bảng mô tả công việc của một Blockchain NFT developer

Dưới đây là một bảng mô tả công việc cho bạn thấy được những kiến thức và kỹ năng cần có để làm việc với tư cách là một NFT developer:

  • Có kinh nghiệm phát triển các ứng dụng Blockchain hoặc bằng chứng khái niệm (POC) sử dụng NFT, Ethereum Solidity hoặc các API và ngôn ngữ độc quyền khác.
  • Có thể xử lý phát triển tiền điện tử / phát triển trao đổi tiền điện tử, Ví, Tham gia phát triển Ethereum ERC721, ERC1155, TRC 721
  • Phát triển ứng dụng dựa trên chuỗi khối cũng như phát triển token
  • Hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm trong việc phát triển công nghệ sổ cái phân tán và blockchain, hợp đồng thông minh, thuật toán đồng thuận (consensus)
  • Thành thạo một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình như Go, Java, NodeJS, Python
  • Am hiểu về hệ thống phân tán, nguyên lý hệ điều hành, AwS.
  • Kinh nghiệm thực tế trong các khuôn khổ máy tính phân tán (chẳng hạn như MPI, DBs phân tán, Map-Reduce, TelosB, Blockchain, v.v.)
  • Có kinh nghiệm với kiến ​​trúc và thiết kế cơ sở dữ liệu để tạo ra giải pháp lưu trữ quản lý sổ cái phân tán và dữ liệu / trạng thái liên quan trong tệp / hệ thống cơ sở dữ liệu.

Bài viết có tham khảo nguồn từ: What are NFTs, and how do they work?

.

Bạn đánh giá bài viết thế nào?

Submit Rating

Average rating 4.7 / 5. Vote count: 6

No votes so far! Be the first to rate this post.

Tags: blockchain developerDeveloperskỹ năng lập trình viênlập trình viênlập trình viên phần mềmNFTNFT developerNon fungible Token

Từ khóa » Học Về Nft