( Россия ) Nga: Đại Bàng Palaiologos Và Lá Cờ ở Bạch Hải | Symbol ∞

Khái quát Quốc kỳ và Quốc huy Nga (wallpaper)

thumb-1920-563192

Quốc huy Nga bản có và không có tấm lá chắn đỏ

russia

367px-coat_of_arms_of_the_russian_federation_2-svg

Huy hiệu thủ đô Moscow

574px-coat_of_arms_of_moscow-svg

Vị trí nước Nga

Russian_Federation_(orthographic_projection)_-_Crimea_disputed.svg.png

Bản đồ Nga

egztb4t

russian-map

political-jp.jpg

Vùng hành chính mới Crimea

Crimea-administration.png

Tên đầy đủ: Российская Федерация (Liên bang Nga); không có khẩu hiệu

Quốc ca: Государственный гимн Российской Федерации (Quốc ca Liên bang Nga)

Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Nga

Thủ đô và thành phố lớn nhất: Moscow

Diện tích: 17 075 200 km² (lớn nhất)

Mật độ dân số: 8,4 người/km² (hạng 217)

Quốc khánh: 25/12/1991

Nga (Россия, chuyển tự Latin: Rossiya) có quốc danh chính thức là Liên bang Nga (Российская Федерация, chuyển tự Latin: Rossiyskaya Federatsiya). Là Quốc gia liên lục địa Á – Âu, chiếm phần lớn Đông Âu và toàn bộ Bắc Á. Nước Nga có diện tích lớn nhất và dân số đứng thứ chín thế giới (sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil, Nigeria, Pakistan và Bangladesh).

Nga là một Quốc gia Cộng hòa Liên bang, gồm 83 chủ thể liên bang (22 nước Cộng hòa, 46 tỉnh, 9 vùng, 1 tỉnh tự trị, 4 khu tự trị và 3 thành phố liên bang) và chia thành 7 vùng (vùng Nam, vùng Trung, vùng Volga, vùng Tây Bắc, vùng Ural, vùng Siberia và vùng Viễn Đông). Ở châu Âu Nga tiếp giáp sáu nước tính từ bắc xuống nam là Na uy, Phần Lan, Estonia, Latvia, Belarus và Ukraine; hai nước thông qua vùng tách rời Kaliningrad là Ba Lan và Lithuania; hai nước vùng Caucasus là Georgia và Azerbaizan; bốn nước châu Á là Kazakhstan, Trung Quốc, Mông Cổ và Triều Tiên (giáp Trung Quốc hai lần) cùng với hai nước vùng Caucasus được công nhận hạn chế là Abkhazia và Nam Ossettia. Nga cũng giáp với Nhật Bản thông qua vùng đảo Sakhalin, quần đảo Kuril, biển Nhật Bản và biển Okhotsk; giáp vùng Alaska của Mỹ thông qua eo biển Bering. Quần đảo Nam Kuril (Nhật gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc) đang tranh chấp với Nhật Bản.

Nước Nga trải rộng 11 múi giờ qua nhiều kiểu địa hình và môi trường khí hậu, lãnh thổ trải dài từ Ba Lan đến Nhật Bản, biển Baltic đến Thái Bình Dương. Nga có đường bờ biển rất dài nhưng đa phần trong số đó không thích hợp cho một lực lượng Hải quân mạnh; Bắc Băng Dương đóng băng quanh năm; Thái Bình Dương ít cảng tốt, ít thành phố lớn và dân cư thưa thớt; biển Đen và biển Baltic gần như là biển kín, dễ bị kiểm soát còn biển Caspian thực ra là một cái hồ. Nên trong suốt lịch sử người Nga luôn nỗ lực mở rộng về phía nam và đông nhằm tìm đến những vùng biển nước ấm thích hợp cho Hải quân và giao thương đường biển.

Với diện tích 17 075 200 km2 Nga là nước rộng nhất thế giới, gần gấp đôi nước đứng thứ 2 là Canada, chiếm 40% châu Âu và 1/9 diện tích các lục địa trên thế giới.Về dân tộc nước Nga có 81% là người Nga, người Tatar (3,7%), người Ukraine (1,4%), người Bashkir (1,1%), người Chuvash (1%) và các dân tộc khác (11%). Nga có trữ lượng rừng và hồ lớn nhất thế giới, các hồ của Nga chiếm xấp xỉ 1/4 lượng nước ngọt trên Trái đất, trong đó hồ Baikal gần biên giới Mông Cổ là hồ nước ngọt lớn nhất. Tài nguyên khoáng sản và năng lượng của Nga cũng thuộc hàng đầu thế giới, nhất là dầu mỏ và khí đốt, khiến nước Nga trở thành một siêu cường năng lượng.

Dưới thời Putin Nga chi tiêu ngày càng nhiều cho quân sự, là một trong 5 nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân được công nhận và có ghế trong 5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (cùng với Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc). Văn hóa và nghệ thuật Nga cũng thuộc hàng đặc sắc nhất thế giới.

Bài này chỉ nói đến Quốc kỳ và lịch sử Nga tính đến năm 1917, ko nói đến cờ Liên Xô, cờ Liên Xô có thể gộp chung bài với “Nguồn gốc & ý nghĩa những biểu tượng Xã hội chủ nghĩa” trên 1 blog khác nhằm giúp bài viết dài hơn ( ͡° ͜ʖ ͡°)

Quốc kỳ Nga

fjcov7

Quốc kỳ Nga (Флаг Росси́и) ra đời từ thời Đế quốc Nga, gồm ba dải nằm ngang bằng nhau màu trắng, xanh lam và đỏ. Đây là biểu tượng Quốc gia của nước Nga cùng với Quốc huy và Quốc ca Nga. Tỉ lệ chiều dài và chiều rộng là 2: 3. Lá cờ biến thể với Quốc huy Nga nằm chính giữa Quốc kỳ cũng thường xuyên được sử dụng.

Thiết kế

flag_of_the_russia_construction-svg

untitled103

Ý nghĩa các màu sắc

Vào thời Đế quốc Nga, tuy không có giải thích cụ thể nhưng quan điểm phổ biến nhất trong mọi tầng lớp là:

  • Trắng là Đất mẹ Nga, Thiên Chúa, Thánh thần, sự cao quý, rộng lượng, lòng khoan dung và màu trang phục của Thánh George.
  • Xanh lam là Sa hoàng, sự nhân từ, thanh sạch, hoàn thiện và bầu trời xanh có thể nhìn thấy mọi nơi trên lãnh thổ rộng lớn.
  • Đỏ là màu phổ biến trên các hiệu kỳ tại Nga thuở xa xưa, xuất phát từ màu đỏ của Đế chế Byzantine. Ngoài ra còn tượng trưng cho máu của Tiền nhân, máu của những người đã hy sinh vì Tổ quốc, sự can đảm, tình yêu và nhiệt huyết.

Một giải thích khác liên quan đến các khu vực lịch sử của Đế quốc Nga, tượng trưng cho sự đoàn kết là:

  • Trắng là Bạch Nga (Belarus).
  • Xanh lam là Tiểu Nga (Ukraine).
  • Đỏ là Đại Nga (nước Nga).

Màu sắc của mỗi Quốc gia đều mang một ý nghĩa riêng dù rằng ba màu trắng – xanh lam – đỏ là tông màu rất phổ biến trên Quốc kỳ các nước châu Âu. Thiết kế Quốc huy Nga cũng thường xuyên được thêm vào Quốc kỳ nhằm nói lên tinh thần dân tộc, sức mạnh cùng sự đoàn kết của Quốc gia. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Quốc kỳ trắng – xanh lam – đỏ từng bị cấm hiển thị thời Liên Xô (do nó đại diện cho nền Quân chủ cũ và là lá cờ của Bạch Vệ dùng trong cuộc Nội chiến Nga) được tái lập sau một thời gian dài và có thêm một số ý nghĩa như:

  • Trắng là độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, sự tự chủ và tự do của nước Nga.
  • Xanh lam là Thiên Chúa, Thánh thần, công lý, bình đẳng và bác ái.
  • Đỏ là Đất mẹ Nga, sự hy sinh của Tiền nhân và sự đoàn kết của các chủ thể liên bang; ngoài ra còn để gợi nhớ về thời kỳ Liên Xô.
Màu sắc Slavic

Ba màu trắng – xanh lam – đỏ là màu sắc truyền thống của các dân tộc Slavic và thường được nhìn thấy trên các Quốc kỳ của họ. Tiêu biểu như Nga, Czech, Slovakia, Croatia, Serbia, Slovenia và Nam Tư trong quá khứ.

Các nước Slavic

SlavicEurope

Cờ các nước Slavic

set_4

Biểu đồ Cây ngôn ngữ, một cách đơn giản nhất để hiểu về nguồn gốc các ngôn ngữ và dân tộc

language-tree

Lịch sử

Nước Nga Sa hoàng (1547 – 1721)

Năm 1552 quân đội Nga dưới sự chỉ huy của Ivan IV (Ivan Hung Đế) hành quân đến Kazan – kinh đô của Hãn quốc Kazan và bao vây thành phố này trong hơn một tháng (2/9/1552 – 13/10/1552) dưới ngọn cờ “Đấng Cứu độ Xót thương”, đây là hiệu kỳ đầu tiên được biết đến tại Nga. Chiến dịch Kazan là một trong những chiến dịch nhằm tiêu diệt các Hãn quốc theo đạo Hồi của các sắc dân Mông Cổ, Tatar, Cossack, Nogai và Astrakhan. Thời kỳ này giống Thập tự chinh tiêu diệt dân dị giáo hơn là nỗ lực mở rộng lãnh thổ cho dân tộc. Bản thân người Nga cũng học được rất nhiều từ người Mông Cổ và Tatar trong thời kỳ này, tiêu biểu như thuật cưỡi ngựa bắn cung, thanh kiếm cong thích hợp cho việc chém trên lưng ngựa hơn so với thanh kiếm thẳng của các Hiệp sĩ Tây Âu, cộng với tuyệt chiêu quăng dây thòng lọng nhằm giật Kỵ binh địch xuống ngựa. Về sau ngọn cờ Đấng Cứu độ Xót thương thường được sử dụng trong các chiến dịch bành trướng về phía đông và các chiến dịch chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển.

Năm 1560, Ivan dùng một hiệu kỳ khác trong các chiến dịch của mình. Gồm hình Thánh Michael cầm Thập giá trên lưng ngựa và Ivan đang hành quân cùng đội quân của mình. Hiệu kỳ này vẫn mang màu sắc tôn giáo hơn là liên quan đến dân tộc và các vương triều. Trong suốt thế kỷ XVI và XVII, các hiệu kỳ được sử dụng tại Nga thường có vẽ mặt Chúa Jesus, Thánh Michael hoặc Đức Mẹ Maria trên nền đỏ thẫm. Các hiệu kỳ này thường được treo trong nhà thờ và được đặt ngang hàng với những biểu tượng tôn giáo khác, từ đó màu đỏ trở thành Quốc sắc của Nga một cách phôi thai.

Sự mở rộng của Nga vào các năm 1500, 1600 và 1700

Russian_Tsardom_1500_to_1700.png

Đại Công quốc Moscow từ 1390 - 1530, thời kỳ người Nga bắt đầu mở rộng lãnh thổ, là tiền đề cho sự rộng lớn của Nga sau này

Muscovy_1390_1525.png

Cờ Đấng Cứu độ Xót thương năm 1552

znamya_ivana_iv

Hiệu kỳ của Ivan IV năm 1560

Great_banner_of_Ivan_IV_of_Russia.jpg

Người Nga chinh phục Hãn quốc Sibir năm 1598. Hãn quốc Sibir là nguồn gốc của cái tên Siberia và là vùng theo Hồi giáo xa nhất về phía bắc trong suốt lịch sử. Sibir là Nhà nước có tổ chức duy nhất ở Siberia nên chiếm được vùng này đồng nghĩa với việc đường đến Thái Bình Dương đã rộng mở. Có thể thấy phía Nga có súng và mang ngọn cờ vẽ mặt Chúa Jesus, trong khi phía Sibir vẫn còn dùng kiếm và cung tên!

1280px-Surikov_Pokoreniye_Sibiri_Yermakom.jpg

Sa hoàng Ivan IV (trị vì 1533 - 1584), lên ngôi khi mới 3 tuổi. Ngày 16/1/1547, ông trở thành vị vua đầu tiên của nước Nga xưng hiệu Sa hoàng (Tsar)

Vasnetsov_Ioann_4

Giáo chủ Qolsharif giương cao cuốn kinh Qu'ran, cùng với các môn đệ bảo vệ Thánh đường Qolşärif trước cuộc tấn công của người Nga

800px-Firinat_xalikov_war

Thánh đường Qolşärif - kiến trúc tiêu biểu của thành phố Kazan

kazan_2

"Phước lành cho người của vua Thiên thượng", một bích họa truyền thống của Chính Thống giáo Nga, biểu tượng cho chiến thắng của người Nga tại Kazan

ChurchMilitant

Peter Đại đế (7/5/1682 – 2/11/1721)

Hiệu kỳ đầu tiên của Peter I (Peter Đại đế, Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Nga) ra đời vào năm 1696 dựa vào những truyền thống của Tiền nhân, vẫn gồm một lá cờ đuôi nheo có nền đỏ. Điểm đáng chú ý nhất của lá cờ này là sự xuất hiện nguồn gốc cổ xưa của biểu tượng Quốc huy Nga – một đại bàng Palaiologos (đại bàng hai đầu Byzantine) màu vàng mang lá chắn hình Thánh George đang cưỡi ngựa trên ngực. Đại bàng hai đầu màu vàng trên nền đỏ là biểu tượng của triều đại Palaiologos – triều đại đã cai trị Byzantine từ thế kỷ thứ XI cho đến khi Đế quốc này sụp đổ năm 1453, Byzantine theo Thiên Chúa giáo nhánh Chính Thống giáo phương đông và người Nga đã tiếp nhận tôn giáo này từ Byzantine vào thời vua Vladimir Đại đế.

Thế nhưng vào thời Peter Đại đế, kinh đô của người Byzantine là Constantinople đã bị Đế quốc Ottoman chiếm từ lâu (năm 1453), Đế chế Byzantine cũng chấm dứt từ đó. Sau khi lên ngôi Peter Đại đế tự xưng là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc Nga và Moscow là Thành Rome thứ ba (sau Rome và Constantinople), Đế quốc Nga ra đời từ đây. Trước đó, vào năm 1547 Sa hoàng Ivan Hung đế đã lập nên Nhà nước tiền thân của Đế quốc Nga là Nước Nga Sa hoàng (1547 – 1721), Tsar (Sa hoàng) là từ tiếng Nga để chỉ Caesar (danh hiệu Hoàng đế La Mã). Trước đó nữa, Sultan Mehmed II của Ottoman sau khi chiếm giữ Constantinople cũng tự xưng là Hoàng đế La Mã nhưng không được người châu Âu công nhận (vì danh hiệu này phải thuộc về một vị vua Thiên Chúa giáo).

Peter Đại đế cũng là người thay đổi màu sắc của Đại bàng hai đầu, từ màu vàng chuyển sang màu đen – màu của sự can đảm và hiếu chiến, bởi Peter cho rằng con đại bàng vàng trước đây chỉ đơn thuần là bảo vệ chiếc tổ, chứ không phải tấn công kẻ địch, nên con Hắc ưng của Peter Đại đế ra đời nhằm đánh dấu chính sách bành trướng lãnh thổ của Đế chế Nga. Lá cờ mới của Peter Đại đế lần đầu được sử dụng trong chiến tranh Azov chống Ottoman, dần dần biểu tượng Đại bàng hai đầu trở thành biểu tượng của dân tộc Nga như để nhấn mạnh tính kế thừa của Đế quốc Nga so với Đế chế Byzantine thuở xưa.

Hình tượng đại bàng hai đầu được triều đại Palaiologos sử dụng từ thế kỷ XI, trở thành biểu tượng chính thức của triều Palaiologos

800px-Palaeologoi_eagle_XV_c_Byzantine_miniature

Mô tả chi tiết đại bàng hai đầu triều đại Palaiologos

4b2a2bd3d278caa8937a0edba2fed1e4

Đại bàng Palaiologos

Palaiologos-Dynasty-Eagle.svg.png

Đại bàng hai đầu của Đế chế Serbia

2000px-lascaris-arms-svg

Cờ của Giáo hội Chính Thống iáo Hy Lạp, Hy Lạp được xem là Quốc gia kế thừa di sản Byzantine

600px-Flag_of_the_Greek_Orthodox_Church.svg

Hiệu kỳ của Peter Đại đế dùng trong chiến tranh Azov năm 1696

Гербовое_знамя_1696.png

Người Nga cầu nguyện trước khi lên đường đánh quân Mông Cổ, có thể thấy lá cờ hình đại bàng vàng trên nền đỏ và lá cờ vẽ mặt Chúa Jesus

1280px-Lissner_TroiceSergievaLavr.jpg

Lá cờ ở Bạch Hải

Vào thời chưa có đường thông ra biển Baltic, Bạch Hải hay biển Trắng là vùng rất quan trọng với Nga vì đây là nơi xuất phát của tàu thuyền đi sang Tây Âu (đi vòng lên Bắc Băng Dương), nhưng đường đi rất hạn chế vì đóng băng quanh năm và chỉ đi được vào mùa hè. Ngày 16/8/1693, trong một cuộc tập trận chống cướp biển ở Bạch Hải với các đội tàu chiến được xây dựng tại Arkhangelsk. Trên một chiến hạm mang tên Saint Peter với 12 khẩu pháo, Peter Đại đế đã cho treo lên tàu một hiệu kỳ trông khá giống Quốc kỳ Nga hiện tại với tên gọi “Lá cờ của Hoàng đế Moscow”. Đây là lần đầu tiên các hiệu kỳ ở Nga sử dụng hình chữ nhật và không có đuôi nheo, việc này là một phần của các cải cách học theo phương tây của Peter Đại đế nhằm đưa Đế quốc Nga trở thành một cường quốc. Trước thời Peter Đại đế nước Nga Sa hoàng vẫn ở trình độ phát triển thời Trung cổ, lạc hậu hơn nhiều so với các nước Tây Âu đã dong buồm ra đại dương và thiết lập cơ sở thuộc địa trên khắp thế giới. Lá cờ gốc ngày nay vẫn được lưu giữ tại bảo tàng Hải quân ở Saint Petersburg. Ý nghĩa ban đầu của các màu sắc và lý do nó được xếp theo thứ tự trắng – xanh – đỏ là:

  • Trắng tượng trưng cho Đất mẹ Nga, Thiên Chúa, Thánh thần và màu trang phục của Thánh George khi tiêu diệt con rồng. Ngụ ý thứ được đề cao và đặt lên trên hết là đức tin và lợi ích dân tộc Nga.
  • Xanh tượng trưng cho Sa hoàng, hoàng thân, tầng lớp quý tộc, tăng lữ, giới tư sản và các triều đại Quân chủ.
  • Đỏ tượng trưng cho các tầng lớp nhân dân, đến thế kỷ XIX thì được xem là đại diện cho giai cấp Vô sản.
Bạch hải được bao quanh hoàn toàn bởi Nga nên có thể coi là vùng nước nội thủy của Nga là tuyến giao thông huyết mạch thời chưa có đường thông ra biển Baltic

white_sea_map

Lá cờ được xem là hiệu kỳ hình chữ nhật đầu tiên của Nga, dùng trong giai đoạn 1668 - 1693

900px-Flag_of_Russia_(1668).svg

Lá cờ ở Bạch hải năm 1693

Flag_of_the_Tsar_of_Moscow_1668.jpg

Mô tả chi tiết lá cờ ở Bạch hải, đây cũng là lá cờ chính thức của nước Nga Sa hoàng trong giai đoạn 1693 - 1700

600px-flag_of_oryol_variant-svg

Thiết kế vẽ tay của Peter Đại đế năm 1699

%d0%bf%d1%80%d0%be%d0%b5%d0%ba%d1%82%d1%8b_%d1%84%d0%bb%d0%b0%d0%b3%d0%be%d0%b2

Cờ đế quốc Nga trong trận Narva năm 1700 bị thu giữ bởi người Thụy Điển

Штандарт_Петра_I.JPG

Quốc huy nước Nga Sa hoàng, được sử dụng từ năm 1682

Russian-coat-arm-1667.svg.png

Cờ Công ty Nga - Mỹ năm 1835

Flag_of_the_Russian-American_Company_1835.jpg

Gia tộc Romanov

Gia tộc Romanov (Ромáнов) là vương triều thứ hai và cuối cùng trong lịch sử Nga, trị vì từ năm 1613 cho đến khi cuộc Cách mạng tháng hai phế bỏ nền Quân chủ chuyên chế Nga hoàng năm 1917.

Trên thực tế, nhà Romanov đã tuyệt tự từ thế kỷ XVIII khi cháu trai của Peter Đại đế chết yểu mà không có con trai nối dõi. Do đó một người cháu ngoại của Peter (con trai của con gái ông) được đặt lên ngai vàng nước Nga. Theo đó Quận công xứ Holstein Gottorp – một thành viên một nhánh thứ của nhà Oldenburg đã kết hôn với một người con gái của Peter Đại đế từ đầu thế kỷ XVIII, và con trai của họ trở thành Sa hoàng Peter III. Dòng họ Oldenburg là một dòng dõi quý tộc châu Âu có nguồn gốc từ Bắc Đức. Sở hữu nhiều nhánh cai trị tại các nước như Nga, Thụy Điển, Đan Mạch, Na uy, Hy Lạp, cũng như các Công quốc như Schleswig, Holstein, Oldenburg. Vị quân chủ hiện thời của Đan Mạch cũng như vua của Na uy đều thuộc về dòng họ quý tộc này.

Tất cả các vị Sa hoàng Nga từ giữa thế kỷ XVIII cho đến vị Sa hoàng cuối cùng là Nikolai II đều là hậu duệ của cuộc hôn nhân kể trên. Tuy thường gọi là gia tộc Romanov, song những con cháu của hai họ Romanov và Oldenburg đôi khi còn được gọi là Romanov-Holstein-Gottorp.

Hoàng đế cuối cùng của Nga – Nikolai II cùng toàn bộ thành viên hoàng tộc đã bị người Bolshevik xử bắn vào tháng 7/1918, dù vậy nhiều anh em họ của Hoàng đế Nikolai vẫn đang ở nước ngoài và là người kế thừa hợp pháp ngai vàng nước Nga. Tuy nhiên khi chính quyền Sô Viết hoàn toàn chiến thắng trong cuộc Nội chiến Nga và thiết lập một địa vị vững chắc dưới thời Stalin, hy vọng về việc tái lập nền Quân chủ Nga gần như là không thể thực hiện.

Ngoài trắng – xanh – đỏ hoặc đỏ – vàng, thiết kế đen – vàng – trắng cũng thường xuất hiện trên các hiệu kỳ tại Nga bắt đầu từ thế kỷ XVII, dưới thời kỳ cai trị của triều Romanov. Về sau lá cờ này trở thành Quốc kỳ Đế quốc Nga trong giai đoạn 1858 – 1896, các màu sắc này tượng trưng cho:

  • Đen là màu của con Hắc ưng trên Quốc huy Đế quốc Nga, trong suốt lịch sử con đại bàng trên Quốc huy Nga luôn có màu vàng hoặc đen, lấy theo màu con Hắc ưng của Peter Đại đế và màu sắc của con Đại bàng hai đầu triều Palaiologos.
  • Vàng là màu sắc của Đại bàng Palaiologos, và cũng là màu của đại bàng nước Nga trong các triều đại trước đó.
  • Trắng là màu trang phục, ngọn giáo và con ngựa của Thánh George khi giết rồng, tượng trưng cho đức tin và sự vĩnh cửu.

Trong năm 1990 – 1991 trước khi Liên Xô sụp đổ, thiết kế đen – vàng – trắng cùng nằm trong danh sách lựa chọn Quốc kỳ Liên bang Nga với thiết kế trắng – xanh – đỏ, nhưng nó đã không được lựa chọn. Một số người Nga thích thiết kế đen – vàng – trắng hơn vì trắng – xanh – đỏ là màu sắc quá phổ biến trên Quốc kỳ các nước châu Âu nhất là các nước Slavic, họ cần một lá cờ đặc sắc hơn mà vẫn nói lên tinh thần dân tộc. Hơn nữa trắng – xanh – đỏ còn là lá cờ của Đế quốc Nga và lực lượng Bạch Vệ, nên việc tái lập nó chẳng khác gì đi ngược lại những thứ mà chính quyền Sô Viết đã tuyên truyền suốt mấy chục năm qua (tuyên truyền đả kích những chính phủ này). Nhưng hầu hết người Nga đều chọn trắng – xanh – đỏ vì những lý do:

  • Thiết kế đen – vàng – trắng chỉ là Quốc kỳ Nga vài chục năm (1858 – 1896), trong khi trắng – xanh – đỏ đã có từ thời Peter Đại đế cho đến khi Đế quốc Nga sụp đổ năm 1917, tức vài trăm năm. Hơn nữa đen – vàng – trắng giống cờ một gia tộc (Romanov) hơn là cờ Quốc gia.
  • Đen – vàng – trắng dùng trong thời kỳ lãnh thổ Nga đã rộng lớn và ổn định, còn trắng – xanh – đỏ dùng trong thời kỳ chinh phục và khám phá của Tiền nhân.
  • Trắng – xanh – đỏ là Quốc kỳ Nga vào những năm cuối cùng của Đế quốc trước Cách mạng tháng mười, nên việc tái lập nó nhằm nhấn mạnh tính liên tục so với Đế quốc Nga rộng lớn năm xưa. Ngoài ra đảng Cộng sản tại Nga đã không bị sụp đổ như các nước Đông Âu khác và vẫn là một đảng mạnh, họ phản đối việc bỏ hoàn toàn màu đỏ ra khỏi Quốc kỳ mới.
Hiệu kỳ và hiệu huy Gia tộc Romanov

romanov_flag_by_shitalloverhumanity-d5l3fkc.png

Quốc huy Đế quốc Nga thời kỳ Romanov

470px-Lesser_Coat_of_Arms_of_Russian_Empire.svg.png

Phân vùng Đế quốc Nga, lãnh thổ của một số dân tộc gần trùng với lãnh thổ của họ ngày nay

Subdivisions_of_the_Russian_Empire_by_largest_ethnolinguistic_group_(1897).svg.png

Lãnh thổ rộng lớn của Đế quốc Nga. Khác với Đế quốc Anh cùng thời mở rộng quyền lực bằng cách kiểm soát đại dương với lực lượng Hải quân hùng mạnh, Nga tận dụng "khoảng trống quyền lực" ở Bắc và Trung Á để kiểm soát đất liền, Nga chưa bao giờ mạnh về Hải quân

541px-Russian_Empire_(orthographic_projection).svg.png

Đế quốc Nga và những vùng có căn cứ quân sự, trong đó Fort Ross là căn cứ quân sự duy nhất của người Nga trên đất Mỹ trong suốt lịch sử (không kể Alaska)

1280px-The_Russian_Empire-en.svg.png

Châu Âu năm 1812 thời kỳ Napoléon, các Công quốc trên bán đảo Italy vẫn chưa thống nhất

flags___1812_by_vaipabg-d373qfe.png

Châu Âu năm 1870, Hy Lạp đã giành được độc lập từ Ottoman

flags___1870_by_vaipabg-d3afidt.png

Thế giới khi bắt đầu thế chiến thứ nhất

theworld_flag__d_1914_by_vaipabg-d3a5oiz.png

Cờ Hải quân

Cờ Hải quân Nga là ngược lại với Quốc kỳ Scotland (chữ thập mỏng hơn), gồm một chữ thập chéo (hoặc dấu nhân) màu xanh lam trên nền trắng. Lá cờ này đã ra đời từ năm 1699 thời Peter Đại đế và được gọi là “Thập giá của Thánh Andrew”. Vào năm 1699 Peter Đại đế cảm thấy cần phải có một lá cờ chung cho tàu thuyền đi lại trên vùng sông nước trong nội địa Nga sau khi ông phát minh ra cách đi tàu ngược gió. Và lá cờ Thập giá Andrew (những lá cờ có chữ thập tạo thành hình dấu nhân) của Hải quân Nga ra đời với ý nghĩa: Màu trắng là đất Nga, và chữ thập xanh của Thánh Andrew sẽ ban cho người Nga sức mạnh, ban phước lành và bảo vệ dân tộc Nga.

Cờ Hải quân Nga

900px-naval_ensign_of_russia-svg

Quốc kỳ Scotland (wallpaper)

KwwsR5y.jpg

Hoàng kỳ gia tộc Romanov

Vào đầu thế kỷ XVIII, Peter Đại đế cũng thông qua một lá Hoàng kỳ (cờ Hoàng gia) với một đại bàng màu đen trên nền vàng. Tháng 12/1703 quân đội Nga tấn công pháo đài Nienschanz của Thụy Điển nằm bên bờ vịnh Phần Lan, quân Nga thầm cảm ơn Chúa đã ban cho họ các lá cờ hoàn chỉnh trong khi phía Thụy Điển thậm chí còn chưa thống nhất được hiệu kỳ. Sau chiến thắng này thành phố Saint Petersburg mang theo tên Peter Đại đế được thành lập dù rằng người Thụy Điển có thể phản công trở lại bất cứ lúc nào, lối thông ra biển Baltic được mong đợi từ lâu đã thành hiện thực. Sau Cách mạng tháng hai năm 1917 thành phố Saint Petersburg đổi tên thành Petrograd. Và sau cách mạng tháng mười đổi thành Leningrad mang theo tên Lenin, báo chí và truyền thông Liên Xô luôn gọi bằng cái tên Leningrad nhưng nhiều người Nga vẫn quen gọi là Saint Petersburg. Cuối cùng cái tên Saint Petersburg cũng được tái lập sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, tuy nhiên tỉnh bao quanh Saint Petersburg ngày nay vẫn mang tên Leningrad.

Những lá Hoàng kỳ trong lịch sử Nga có nhiều thay đổi nhưng thiết kế chung là đại bàng đen trên nền vàng thì không đổi. Lá cờ này trông gần giống với cờ Đế chế La Mã Thần Thánh ở Đức và Áo. Sau khi Hoàng đế Nicholas II cùng toàn bộ gia đình bị những người Cộng sản Bolshevik hành quyết, thiết kế đen – vàng – trắng chấm dứt sự tồn tại ở Nga.

Hoàng kỳ Nga giai đoạn 1858 - 1917

900px-Imperial_Standard_of_the_Emperor_of_Russia_(1858–1917).svg.png

Biểu tượng Hoàng gia Nga

gerb_rossijskoj_imperii_1882.png

Đại ấn Đế quốc Nga

lesser_coa_of_the_empire_of_russia-svg

800px-greater_coat_of_arms_of_the_russian_empire

Cờ Hoàng đế Nga trong giai đoạn thế chiến thứ nhất, những năm cuối cùng của nền Quân chủ Nga

900px-Flag_of_Russian_Empire_(1914-1917).svg

Shah (vua Ba Tư) Naser al Din từ triều đại Qajar thăm đế quốc Nga năm 1874, có thể thấy những lá cờ đằng xa

Alexander_II_of_Russia_and_Naser_al-Din_Shah_Qajar_by_M.Zichy_(1874,_Hermitage).jpg

Khái quát lịch sử Nga

https://www.youtube.com/channel/UCvPXiKxH-eH9xq-80vpgmKQ

Vào thưở ban đầu nước Nga chưa thực sự là một Quốc gia, mà mới chỉ là những thành phố Slavic ở những vùng phía đông châu Âu. Theo truyền thuyết, trong những năm đầu thế kỷ thứ IX, người Viking đã vượt biển Baltic và đến cư trú tại Đông Âu. Thủ lĩnh của người Viking là một chiến binh tên Rurik, vào năm 862 ông đã đưa dân tộc của mình đến thành phố Novgorod trên bờ sông Volkhov. Người Viking cũng khám phá ra sông Đông và sông Dnepr đổ ra biển Đen, sông Volga đổ ra biển Caspian thuận tiện cho giao thương, từ đó kiến lập nên thành phố Kiev trên sông Dnepr – kinh đô của Đế quốc Rus Kiev.

Tên gọi nước Nga

Tên gọi nước Nga (Россия, tiếng Anh: Russia) có nguồn gốc từ Rus Kiev, một Nhà nước thời Trung Cổ có cư dân chủ yếu là người Đông Slavic (Nga, Ukraine và Belarus). Tên gọi này trở nên nổi bật hơn trong lịch sử sau này và cả người Nga lẫn người ngoại quốc đều gọi vùng đất này là “Đất Rus” (Русская Земля). Cái tên kinh đô Kiev được thêm vào tên gọi Rus để phân biệt Đế quốc này với các Nhà nước khác cũng nằm trên đất Rus, từ đó sinh ra cái tên Rus Kiev hoặc Kievan’ Rus. Nguồn gốc xa xưa nhất của cái tên Rus bắt nguồn từ người Viking khi họ đến vùng này vào khoảng thế kỷ thứ IX, định cư ở Novgorod và khám phá ra các tuyến đường thủy thuận lợi xuôi về phía nam. Người Viking có thói quen đặt tên những vùng đất mới tìm được bằng ấn tượng đầu tiên mà họ thấy ở đó, và họ đặt tên vùng này là Rothr (chèo), gần giống với Rook là tên quân Xe trong cờ vua. Từ đó đọc theo ngôn ngữ hoặc âm điệu địa phương thành Rus. Người Viking cũng tự gọi mình trong tiếng Norse cổ là Rothsmenn (Người đi biển).

Trong các tài liệu Latin thì cái tên Rus xuất phát từ Ruthenia là từ để chỉ phần phía tây nam Rus Kiev tiếp giáp với Đế chế Byzantine, tương ứng với miền tây Ukraine ngày nay. Trong tiếng Hy Lạp cổ ở Đế quốc Byzantine gọi Rus là Russ, cái tên này được họ dùng để chỉ cả người Viking Bắc Âu. Cái tên Russ được người Byzantine thêm từ Ia là hậu tố Latin để chỉ “Vùng đất”, hậu tố Latin Ia thường xuất hiện ở đuôi tên gọi của nhiều Quốc gia ngày nay, tương tự ở các nước Hồi giáo là hậu tố Ba Tư Istan, thường xuất hiện ở đuôi tên gọi các nước vùng Trung Á.

Con tàu Knorr của người Viking

Vikings-Wallpaper-Wallpaper-1920x1080-09-1024x576.png

Các chuyến hải trình của người Viking

vikings-voyages

Đế quốc Rus Kiev (1054 - 1132)

principalities_of_kievan_rus_1054-1132

Sự rửa tội của Hoàng tử Vladimir, bắt đầu thời kỳ Rus Kiev cải sang Thiên Chúa giáo

Vasnetsov_Bapt_Vladimir_fresco_in_Kiev.jpg

Vladimir Đại đế lắng nghe các Linh mục Chính Thống giáo, trong khi các phái viên của Giáo hoàng đứng sang một bên với vẻ bất mãn

1280px-Eggink_VelKnVladimir.jpg

Một lễ hội ở Rus Kiev

Bilibin_justice.jpg

Các Công quốc thời Hậu Rus Kiev, chịu sự ràng buộc của Kim Trướng Hãn quốc (Golden Horde), ngày nay Cộng hòa Kalmykia thuộc Nga là vùng duy nhất ở châu Âu mà Phật giáo chiếm đa số, đó là dấu ấn từ thời kỳ Kim Trướng Hãn quốc của người Mông Cổ

Kingdom_of_Galicia_Volhynia_Rus'_Ukraine_1245_1349

Hoàng tử Michael của Chernigov bị Bạt Đô ra lệnh quỳ xuống để tỏ lòng tôn kính Thành Cát Tư Hãn

800px-SmirnovVS_KnMihailChern.jpg

Trong suốt triều đại của Daniel (1261 - 1303) - người thành lập Đại Công quốc Muscovy, (1283 - 1547), Moscow chỉ là một pháo đài gỗ nhỏ nằm mất hút trong những cánh rừng vùng Trung Rus

1280px-Moscow_daniel.jpg

Hoàng tử 16 tuổi Mikhail Romanov được bầu làm Sa hoàng đầu tiên của triều đại Romanov

mikhailromanov.jpg

Stenka Razin đi thuyền trên biển Caspian, trong suốt lịch sử người Nga luôn nỗ lực tìm đến vùng biển nước ấm thích hợp cho Hải quân. Nhưng Caspian chỉ là một cái hồ và trừ người Ba Tư thì người Nga không có đối thủ nào khác ở vùng này

Surikov1906.jpg

Các cuộc chiến của Peter Đại đế

800px-Great_Northern_War_Part2.png

Peter Đại đế dẫn đầu quân Nga trong trận Poltava năm 1726 chống Thụy Điển

Marten's_Poltava.jpg

Trận Azov năm 1696 chống Ottoman

Capture_of_Azov.jpg

Thiết kế con thuyền đi ngược gió của Peter Đại đế

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Peter I trấn áp cuộc nổi dậy của lực lượng Cẩm vệ binh Streltsy, cho rằng nhà vua áp đặt quá nhiều luật lệ từ phương tây lên đất nước mình làm mất đi bản sắc người Nga, tiêu biểu như luật nam giới không được để râu dài

Surikov_streltsi.jpg

Quân Nga nộp cờ đầu hàng Thụy Điển trong trận Narva

victory_at_narva

Hải chiến Nga - Hà Lan ngày 1/9/1697

%d0%b0%d0%b1%d1%80%d0%b0%d1%85%d0%b0%d0%bc_%d1%81%d1%82%d0%be%d1%80%d0%ba_-_%d0%bf%d0%be%d0%ba%d0%b0%d0%b7%d0%b0%d1%82%d0%b5%d0%bb%d1%8c%d0%bd%d1%8b%d0%b9_%d0%b1%d0%be%d0%b9_%d0%bd%d0%b0_%d1%80%d0%b5

Peter Đại đế thành lập lực lượng Hải quân Nga

pyotr-dai-de-vi-hoang-de-caesar-vi-dai-cua-nuoc-nga.jpg

Người Nga ở biên giới phía nam giáp với vương triều Qajar (Ba Tư)

S._V._Ivanov._At_the_guarding_border_of_the_Moscow_state._(1907).jpg

Trận Borodino năm 1812 khi Đệ nhất Đế quốc Pháp của Napoléon xâm lược Nga

1280px-Battle_of_Borodino_1812.png

Quân Pháp gục ngã trước mùa đông lạnh giá của Nga, Napoléon rút quân khỏi Nga

2511-1

Quân Nga tiến vào Paris năm 1814, dẫn đầu là Alexander I

russparis

Cuộc vây hãm Sevastopol của Liên minh Anh - Pháp - Ottoman - Sardegna

1280px-Panorama_dentro.JPG

Hải quân Ottoman trong chiến tranh Crimea, Nga và Ottoman thường xuyên chiến tranh cả trên đất liền lẫn trên biển

1280px-Navarino-A_L_Garneray.jpg

Hạm đội Nga đốt cháy hạm đội Ottoman trong trận Sinop ngày 30/11/1853, sau trận chiến này Anh và Pháp quyết định trợ giúp Ottoman nhằm đảm bảo tính ổn định ở vùng đông Địa Trung Hải do Ottoman nắm giữ, một năm sau có thêm Sardegna vào cuộc

Battle_of_Sinop.jpg

Tàu Ottoman bị đốt cháy trong trận Sinop

1280px-Battle-of-sinope.jpg

Người Nga chiếm Yerevan (thủ đô Armenia) từ Vương triều Qajar năm 1827

Capture_of_Erivan_Fortress_by_Russia,_1827_(by_Franz_Roubaud).jpg

Quân Nga tiến vào Samarkand ngày 6/8/1868, Samarkand ngày nay thuộc Uzbekistan và từng là thành trì quan trọng trên Con đường tơ lụa

1280px-KarazinNN_VstRusVoyskGRM.jpg

Người Nga lần đầu đến Alaska

Russian_Sloop-of-War_Neva.jpg

Quân Nga hành quân trong chiến tranh với Vương triều Qajar, các binh sĩ hạ cấp phải xếp thành cầu cho xe ngựa qua vì không tìm được cầu

livebridge

Phân vùng hành chính phía tây Đế quốc Nga năm 1910

Evropayskye_gubernii_Rossii_1910.png

Thông báo về lễ đăng quang của Sa hoàng Alexander II

1280px-Announcement_of_the_Coronation.JPG

Lễ Giáng Sinh đầu thế kỷ XX

1280px-maslenitsa_kustodiev

Lá cờ dùng trong lễ đăng quang của Nicholas II năm 1896

state_banner_photo

Những nông dân lắng nghe tuyên bố bãi bỏ chế độ nông nô năm 1861

Myasoedov_16.jpg

Do căng thẳng giữa Nga và Anh lúc đó đang kiểm soát kênh đào Suez, hạm đội Baltic của Nga không thể đi qua Suez mà phải vòng xuống cực nam châu Phi để đến Nhật Bản tham gia chiến tranh Nga - Nhật, và hạm đội vừa thiếu vừa yếu này dễ dàng bị Nhật đánh tan

Battle_of_Japan_Sea_(Route_of_Baltic_Fleet)_NT.PNG

Ngày Chủ nhật Đẫm máu năm 1905, Cha Gapon dẫn đầu một đám đông đến trước Cung điện mùa Đông ở Saint Petersburg trình bày các bản kiến nghị lên Sa hoàng Nicholas II. Nhóm cận vệ Cossack đã nổ súng vào đám đông giết chết hàng trăm người, sự kiện này và chiến tranh Nga - Nhật dẫn đến Cách mạng Nga cùng năm, và sau này là Cách mạng tháng mười năm 1917

original

Nội chiến Nga giữa Bolshevik và Bạch Vệ khi mới bắt đầu. Nhiều quốc gia thuộc Đế quốc Nga trước đây tuyên bố độc lập nhưng bị sáp nhập lại khi Bolshevik giành chiến thắng trong cuộc nội chiến (trừ Phần Lan và ba nước Baltic)

567px-Russian_civil_war_in_the_west.svg.png

Lãnh thổ Liên Xô sau thế chiến thứ hai, khác với Đế quốc Nga trước đó nó không bao gồm Phần Lan vì Liên Xô đã thiệt hại nặng nề khi tấn công Phần Lan năm 1939 - 1940

541px-Union_of_Soviet_Socialist_Republics_(orthographic_projection).svg.png

Trận "thua mà như thắng" trước Liên Xô năm 1940 đã làm thay đổi lịch sử Phần Lan, ngày nay Phần Lan là tiêu biểu cho sự thành công của các nước Bắc Âu, luôn nằm trong top những nước có mức sống cao nhất và hưởng nền giáo dục hàng đầu thế giới :v

6535079.jpg

Lãnh thổ Phần Lan và ba nước Baltic tháng 11/1939, trước khi bắt đầu thế chiến thứ hai

Northern_europe_november_1939.png

Các vùng đất Liên Xô chiếm của Phần Lan trong chiến tranh mùa đông, tuy mất đất nhưng đây là thành công của Phần Lan vì mục tiêu ban đầu của Liên Xô là thôn tính và sáp nhập Phần Lan

finnish_areas_ceded_in_1940

Châu Âu năm 1937

flags___1937_by_vaipabg-d39ar10.png

Năm 1938

flags___1938_by_vaipabg.png

Năm 1939

flags___1939_by_vaipabg-d373zx4.png

Năm 1950, ba nước Baltic (Lithuania, Latvia, Estonia) trước chiến tranh là những nước độc lập nhưng sau chiến tranh lại sáp nhập vào Liên Xô. Liên Xô sáp nhập họ với lý do "đây là vùng thuộc Đế quốc Nga trước đó". Ba nước Baltic là những Quốc gia đầu tiên tuyên bố ly khai khỏi Liên Xô năm 1989 - 1990, tạo ra làn sóng độc lập của các nước Liên Xô cũ. Ngoài ra Liên Xô còn sáp nhập Kaliningrad và trục xuất người Đức khỏi đây. Königsberg (đổi thành Kaliningrad năm 1945) là vùng đất xưa nay thuộc về người Phổ - Đức và là nơi ở truyền thống của Hoàng tộc Phổ

europe_flag_map_1950_by_fenn_o_manic-d4k3i6m.png

Bản đồ vị trí các Gulag - trại cải tạo lao động của Liên Xô

gulag_location_map_af-svg

Các quốc gia Liên Xô cũ

map1.png

Sắc tộc phức tạp vùng Caucasus, nơi người Nga chỉ chiếm thiểu số

Caucasus-ethnic_en.svg.png

Một số họa phẩm Nga theo trường phái hiện thực

Ilya Repin (1844 – 1930)

Chân dung tự họa (1878)

repin_portret_repin

Kéo tàu ngược dòng Volga (1870 - 1873)

1280px-Ilia_Efimovich_Repin_(1844-1930)_-_Volga_Boatmen_(1870-1873).jpg

Đám rước tôn giáo ở tỉnh Kursk (1880 - 1883)

1280px-Kurskaya_korennaya.jpg

Người Zaporozhe viết thư cho Sultan Thổ Nhĩ Kỳ (1891)

ilja_jefimowitsch_repin_009

Tuyên ngôn tháng mười năm 1905 (1906 - 1911)

repin_17october

Những gì là tự do

1280px-Ilya_Repin-What_freedom!.jpg

Sự hồi sinh của con gái Iair

Ilja_Jefimowitsch_Repin_013.jpg

Cô gái đánh cá

Ilya_Repin_-_Fisher_girl.jpg

Ivan Hung Đế và con trai (1885)

REPIN_Ivan_Terrible&Ivan (1).jpg

Vasily Vereshchagin (1842 = 1904)

Đóng đinh tín đồ ở La Mã (1887)

Crucifixion pintada por Vasily Vereshchagin en 1887

Người chiến thắng (1878)

Winners,_by_Vasily_Vereshchagin_(1878)

Sau đợt tấn công (1877 - 1878)

1280px-After_the_attack._Plevna,_1877-1878

Bức tường than khóc (1885)

H0027-L04495250

Chùa của người Kalmyk (1870)

kalmyk-chapel-1870

Ca khúc khải hoàn (1872)

Timur_dönemi_Semerkand

Trận chiến khốc liệt (1871)

AAEAAQAAAAAAAAgDAAAAJDZjNWJhYWUyLWQ2OTctNDAzNi1iMTYxLWU3YmQ4NjQ5Y2FjMw

Con đường của tù nhân chiến tranh (1878 - 1879)

regnum_picture_1445815688_normal

Tiệc cưới của một Boyar (một thành viên của tầng lớp quý tộc cũ tại Nga), tranh của Konstantin Yegorovich Makovsky (1883)

A_Boyar_Wedding_Feast_(Konstantin_Makovsky,_1883)_Google_Cultural_Institute.jpg

https://ru.wikipedia.org/wiki/%D0%A4%D0%BB%D0%B0%D0%B3_%D0%A0%D0%BE%D1%81%D1%81%D0%B8%D0%B8

https://en.wikipedia.org/wiki/Federal_subjects_of_Russia

https://en.wikipedia.org/wiki/Flag_of_Russia

https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_huy_Nga

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nga

https://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Russia

https://en.wikipedia.org/wiki/Kievan_Rus%27

https://en.wikipedia.org/wiki/Grand_Duchy_of_Moscow

https://vi.wikipedia.org/wiki/Pyotr_I_c%E1%BB%A7a_Nga

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_Nga

https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_Nga

https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Nga,_1892%E2%80%931917

https://en.wikipedia.org/wiki/A_Boyar_Wedding_Feast

https://en.wikipedia.org/wiki/Ilya_Repin

https://en.wikipedia.org/wiki/Double-headed_eagle

https://en.wikipedia.org/wiki/Palaiologos

https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C6%B0%E1%BB%9Bc_Nga_Sa_ho%C3%A0ng

https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_hi%E1%BB%87u_k%E1%BB%B3_t%E1%BA%A1i_Nga

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Từ khóa » Cờ Nga ý Nghĩa