Ngạc Nhiên Với 6 Tác Dụng Của Rau Ngót Trong Đông Y
Có thể bạn quan tâm
Từ xưa đến nay, rau ngót không chỉ là món ăn hàng ngày của đa số gia đình Việt mà còn có tác dụng là vị thuốc trong Đông Y hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh. Vậy rau ngót là rau gì? Những tác dụng của rau ngót trong Đông Y như thế nào? Tại bài viết dưới đây, hãy cùng Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh đi tìm hiểu các công dụng của loại rau này một cách chi tiết và kỹ lưỡng nhất!
- 1. Rau ngót là rau gì?
- 2. Các loại rau ngót
- 3. Tác dụng của rau ngót trong Đông y là gì?
- 4. Uống nước ép rau ngót sống có tác dụng gì? Có tốt không?
- 4.1. Rau ngót giúp hạ huyết áp
- 4.2. Rau ngót hỗ trợ điều trị đái tháo đường
- 4.3. Rau ngót hỗ trợ giảm đái dầm, táo bón, mồ hôi trộm ở trẻ
- 4.4. Rau ngót có tác dụng trị nám da
- 4.5. Giảm cân bằng rau ngót
- 4.6. Rau ngót hỗ trợ điều trị sỏi thận
- 4.7. Rau ngót giúp chữa bệnh yếu sinh lý ở đàn ông
- 5. Cách làm nước rau ngót sống, nước ép rau ngót như thế nào?
- 6. Rau ngót không nên ăn với gì? Có áp dụng tác dụng của rau ngót cho bà bầu được không?
- 7. Giải đáp những câu hỏi từ độc giả về tác dụng của rau ngót
- 7.1. Ăn rau ngót có mát không?
- 7.2. Rau ngót có chất gì? Có vitamin gì?
- 7.3. Ăn rau ngót có tốt không?
- 7.4. Ăn nhiều rau ngót có tốt không?
- 7.5. Bông bồ ngót ăn được không – Hoa rau ngót có ăn được không?
- 7.6. Ăn canh bồ ngót có tác dụng gì cho phụ nữ sau sinh?
- 7.7. Uống nước dừa với rau ngót có tác dụng gì?
- 7.8. Rau ngót nhật ăn có tốt không? Rau ngót nhật nấu với gì?
- 7.9. Nước ép rau ngót mix với gì?
- 7.10. Quả rau ngót có tác dụng gì?
- 7.11. Ăn rau ngót ra kinh nguyệt?
1. Rau ngót là rau gì?
Rau ngót hay còn gọi là cây bồ ngót, lá ngót. Rau ngót có tên tiếng anh là Sauropus androgynus(L)Merr. Rau ngót thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae. Rau ngót còn có một số tên gọi khác như: cây rau bù ngót, bồ ngót, rau bông ngót, rau chùm ngót, bò ngót hay như là bồ ngọt, bông ngọt theo từng vùng miền khác nhau.
Thành phần dinh dưỡng của rau ngót có những chất gì? Theo nghiên cứu đánh giá trong 100g rau ngót có khoảng 6,5g đạm, 0,08g chất béo, 15,7 mg sắt, 13,5mg manga, 9g đường, 503mg kali, 0,45mg đồng, 23.300UI beta carotene, 85mg sinh tố C, 0,033mg B1, 0,88mg B2. Rau ngót có rất nhiều chất đạm, sắt, mangan và tiền tố vitamin A.
Ngoài ra, rau ngót còn có nhiều axit amin, nghiên cứu trong 100g rau ngót có 0,25g phenylalanin, 0,24g leucin, 0,34 threonin, 0,23g isoleucin, 0,16g lysin, 0,13g methionin, và 0,05g tryptophan. Do vậy, công dụng rau ngót là bài thuốc rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là đường tiết niệu, viêm phổi, sốt, ho, ban sởi,…
2. Các loại rau ngót
Rau ngót có mấy loại?
- Rau ngót ta: Cây rau ngót nhỏ nhắn, có thể cao 1,5 – 2m. nhiều cành, mọc thẳng thường được thu hái liên tục nên cây thường chỉ cao từ 0,9 – 1m;
- Rau ngót Thái lan;
- Rau ngót tàu;
- Rau ngót Nhật;
Còn có tên gọi khác là cây rau diễn, cây rau bồ ngót nhật. Là loại cây thân gỗ nhỏ, phân thành nhiều cành, tán lá, cao từ 1,5 – 2m. Công dụng của rau ngót Nhật: rau ngót nhật chứa rất nhiều chất bổ và lành tính, đặc biệt là 2 loại vitamin A và C giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, tiêu viêm,…
- Rau ngót rừng.
Rau ngót rừng là loại rau được giới sành ăn hay săn đón vì là món ăn lạ miệng, không có quanh năm mà chỉ có vào khoảng tháng 2 – 3 âm lịch hàng năm. Ngót rừng không phải loại cây nhỏ, thân bụi như rau ngót ta. Nó là loại thân gỗ, cao hơn đầu người, thường chỉ mọc ở các vách đá trên vùng núi như Lạng sơn, Thái nguyên, Cao Bằng,…
3. Tác dụng của rau ngót trong Đông y là gì?
Rau bồ ngót có tính mát, vị ngọt, tác dụng của rau ngót trong Đông Y là giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, hoạt huyết, bổ huyết, cầm huyết, sát khuẩn, tiêu viêm, nhuận tràng, sinh cơ…Rau ngót có thể giã nát ép lấy nước hoặc cho vào máy sinh tố xay và lọc lấy nước ép sử dụng rất tốt.
4. Uống nước ép rau ngót sống có tác dụng gì? Có tốt không?
Có rất nhiều người thắc mắc về tác dụng của rau ngót sống, ăn rau ngót sống có tác dụng gì? Hay uống rau ngót sống có tác dụng gì không? Rau ngót trị bệnh gì? Ngoài việc là một món ăn ngon giúp thanh nhiệt, uống nước rau ngót tươi còn có rất nhiều công dụng khác như:
4.1. Rau ngót giúp hạ huyết áp
Papaverin trong rau ngót, có tác dụng giãn mạch, giảm sức cản của ngoại vi, chống co thắt cơ trơn. Vì thế uống nước rau ngót sống có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả, tốt cho nhóm người máu cao, tai biến mạch máu não, giảm tình trạng nghẽn mạch, xơ vữa động mạch,…
4.2. Rau ngót hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Cây bồ ngót chữa bệnh gì? Nước rau ngót sống có chứa insulin giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường, kiểm soát lượng đường huyết trong cơ thể. Việc ăn rau ngót thường xuyên có thể giúp bạn giữ được lượng đường huyết ổn định.
4.3. Rau ngót hỗ trợ giảm đái dầm, táo bón, mồ hôi trộm ở trẻ
Ăn canh rau bồ ngót có tác dụng gì? Uống canh hay nước ép rau ngót có tác dụng kích thích ăn uống của trẻ chán ăn, giàu chất xơ hỗ trợ giảm táo bón, bệnh đái dầm, mồ hôi trộm ở trẻ. Mẹ có thể cho trẻ ăn canh rau ngót với thịt bằm hoặc ép nước rau ngót sống cho uống sẽ giúp cải thiện các tình trạng táo bón, đái dầm, tiểu buốt, tiểu rắt và mồ hôi trộm ở trẻ,…
Đặc biệt, kết hợp canh rau ngót với Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh sẽ rút ngắn thời gian tối ưu trong việc chữa đái dầm của trẻ.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau đây:
Tác dụng của rau ngót trong việc điều trị bệnh đái dầm ở trẻ em và người lớn
Ăn gì trị đái dầm? 7 món ăn siêu tốt hỗ trợ điều trị bệnh tiểu dầm
7 Mẹo trị đái dầm ở trẻ em an toàn và hiệu quả nhất
Thuốc trị đái dầm cho trẻ em hiệu quả tốt nhất hiện nay
4.4. Rau ngót có tác dụng trị nám da
Lợi ích của việc ăn rau ngót được biết đến là món ăn thanh nhiệt tuy nhiên ít ai biết được tác dụng làm đẹp cho da. Theo nghiên cứu, tác dụng của rau ngót cho da là làm trắng, mờ nám vì trong rau ngót chứa rất nhiều vitamin A và C – Hai loại vitamin để duy trì sức khỏe của làn da, làm lành vết thương và ức chế sự hình thành của sắc tố da.
Xay rau ngót sống thành sinh tố rau ngót, lấy nước uống, bã lấy đắp lên mặt trong khoảng từ 20 – 30 phút, rửa lại bằng nước sạch. Kiên trì sử dụng giúp giảm nám, tàn nhang cho làn da trắng sáng.
4.5. Giảm cân bằng rau ngót
Rất nhiều người thắc mắc không biết ăn rau ngót có giảm cân không? Vậy chúng ta hãy xem các chuyên gia nói gì về rau ngót trong tác dụng giảm cân của chị em nhé.
Các chuyên gia cho biết: “Nước rau ngót sống có tác dụng giảm cân hiệu quả, mỗi ngày uống khoảng 200ml nước ép nguyên chất, không cho đường, sẽ có tác dụng giảm cân an toàn”.
Uống nước rau ngót sống giảm cân là phương pháp được nhiều chị em áp dụng hiện nay. Các thành phần dinh dưỡng như chất xơ, đạm thực vật, vitamin C, nước,…giúp tiêu hóa chất béo nhanh, tránh tích mỡ, vận chuyển năng lượng, đốt cháy mỡ thừa,…
4.6. Rau ngót hỗ trợ điều trị sỏi thận
Rau ngót chứa nhiều vitamin và chất khoáng, nhiều đạm, có tác dụng hạn chế rối loạn chuyển hóa canxi, là một trong những nguyên nhân của loãng xương và sỏi thận. Vì thế, chữa sỏi thận bằng rau ngót là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Người bị sỏi thận có thể uống nước ép rau ngót, hấp cách thuỷ hỗn hợp nước rau ngót sống và một thìa mật ong hoặc sử dụng rau ngót trong những bữa ăn hàng ngày.
4.7. Rau ngót giúp chữa bệnh yếu sinh lý ở đàn ông
Ăn rau bồ ngót có tác dụng gì cho cánh mày râu? Tác dụng của rau ngót với đàn ông đó chính là giúp tăng cường chức năng sinh lí. Các hợp chất phytochemical có trong rau ngót giúp tăng cường sinh lực, sức khỏe ở nam giới. Vitamin B1, B2, C, D,…kích thích sản sinh hoocmone tự nhiên làm tăng số lượng và chất lượng tinh trùng.
5. Cách làm nước rau ngót sống, nước ép rau ngót như thế nào?
Nguyên liệu:
Rau ngót tươi, chanh tươi (tùy ý), nước sôi để nguội.
Cách xay rau ngót sống làm nước uống:
- Rau ngót rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15 – 30 phút;
- Sau đó vớt để ráo nước, thêm nước sôi để nguội vào máy xay và xay nhuyễn, có thể thêm muối hoặc nước cốt chanh tùy ý;
- Đổ hỗn hợp rau ngót đã xay nhuyễn qua rây inox hai lớp, lọc, ép bã, lấy nước. Cho nước ép vào bình, và cất tủ lạnh. Với các loại nước ép rau, tốt nhất nên sử dụng ngay sau khi xay để tránh làm mất các vitamin, axit amin có trong rau ngót.
6. Rau ngót không nên ăn với gì? Có áp dụng tác dụng của rau ngót cho bà bầu được không?
Tuy rau ngót có nhiều chất dinh dưỡng nhưng bạn cũng nên chú ý những điều sau:
- Không sử dụng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu: Vì rau ngót có tính hàn, nên đối với một số bà bầu yếu nếu ăn nhiều rau ngót dễ có nguy cơ sảy thai, những mẹ bầu khỏe mạnh có thể ăn rau ngót tuy nhiên không nên ăn quá nhiều;
- Ăn nhiều có thể gây mất ngủ: Có nghiên cứu cho rằng nếu ăn liên tục rau ngót trong vòng từ 2 tuần – 7 tháng người bệnh có thể gặp trường hợp mất ngủ và ăn uống kém ngon. Ngoài ra nếu ăn quá nhiều rau ngót còn gây cản trở hấp thu photpho và canxi trong cơ thể. Vì thế nên ăn lượng vừa phải, ăn quá nhiều sẽ gây hại và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
7. Giải đáp những câu hỏi từ độc giả về tác dụng của rau ngót
7.1. Ăn rau ngót có mát không?
Theo Đông y, rau ngót có vị ngọt, tính mát thường được sử dụng làm món canh nấu trong mùa hè và cho mẹ sau sinh. Uống ép nước rau ngót uống sẽ nhanh chóng giúp bạn thoát khỏi nhiệt miệng.
7.2. Rau ngót có chất gì? Có vitamin gì?
Theo nghiên cứu của viện dinh dưỡng trong 100g rau ngót có chứa các thành phần dưỡng chất sau:
Canxi: 169mg; Sắt :2,7mg; Magiê:123mg; Mangan: 2.400mg; Phospho: 65 mg; Kali: 457mg; Natri: 25mg; Kẽm: 0,94mg; Đồng: 190μg.
Vitamin bao gồm: Vitamin C: 185mg; vitamin A: 6.650μg.
7.3. Ăn rau ngót có tốt không?
Rau ngót là một loại siêu thực phẩm. Nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe của da, tóc và xương. Chúng cũng cung cấp protein, sắt, vitamin và khoáng chất.
Những lợi ích sức khỏe có thể có của việc ăn rau ngót bao gồm cải thiện kiểm soát đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ ung thư và cải thiện sức khỏe của xương, cũng như cung cấp khoáng chất và vitamin có thể cung cấp nhiều loại khác nhau.
7.4. Ăn nhiều rau ngót có tốt không?
Rau ngót có tính hàn, nên ăn nhiều không tốt cho sức khỏe đặc biệt là phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi, mất ngủ, người kén ăn, còi xương thiếu canxi,…
7.5. Bông bồ ngót ăn được không – Hoa rau ngót có ăn được không?
Thời gian gần đây, hoa rau ngót rừng được các bà mẹ nội chợ săn lùng bởi hương thơm đặc trưng và chỉ có theo mùa. Hoa rau ngót rừng được coi là cực phẩm trong mùa hè bởi nó rất hiếm. Bạn có thể thưởng thức hoa rau ngót rừng bằng cách xào với thịt bò hoặc nấu canh với thịt băm.
7.6. Ăn canh bồ ngót có tác dụng gì cho phụ nữ sau sinh?
Uống nước bồ ngót sau sinh rất tốt. Phụ nữ sau khi sinh nên ăn rau ngót giúp nhuận tràng, đồng thời giúp bổ âm và bổ sung các chất dịch đã mất khi sinh nở. Ăn canh rau ngót cũng giúp mẹ giảm các nguy cơ viêm nhiễm sau sinh, làm sạch tử cung bằng rau ngót.
Ngoài ra, trong rau ngót có chứa một hàm lượng vitamin C khá lớn giúp cơ thể tổng hợp và sản xuất collagen, vận chuyển chất béo, giúp mẹ sau sinh nhanh chóng lấy lại vóc dáng,…
7.7. Uống nước dừa với rau ngót có tác dụng gì?
Nước dừa và rau ngót đều là những thực phẩm có tính mát và được khuyến khích sử dụng khi mẹ đang mang bầu những tháng cuối. Việc dùng rau ngót uống với nước dừa sẽ giúp mẹ sinh con dễ dàng hơn khi đến lúc chuyển dạ.
Tuy nhiên, các bác sĩ phụ sản cũng nhắc nhở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế uống nước dừa, ăn canh rau ngót bởi chúng có thành phần dinh dưỡng kích thích dạ con co bóp gây nguy cơ sảy thai.
7.8. Rau ngót nhật ăn có tốt không? Rau ngót nhật nấu với gì?
Tương tự như rau ngót ta, rau ngót nhật cũng chứa nhiều hàm lượng dưỡng chất tốt cho cơ thể và được nhiều chị em nội chợ yêu thích. Bạn có thể nấu canh rau ngót nhất với thịt băm hoặc cua. Hay nấu rau ngót nhật với mướp và mồng tơi cũng là món canh tuyệt vời trong những ngày hè.
7.9. Nước ép rau ngót mix với gì?
Cách làm nước ép rau ngót mix với chanh tươi hoặc một ít muối rất đơn giản, tương tự như ta xay rau ngót chỉ cần bổ sung thêm chút chanh hoặc muối tinh vào.
7.10. Quả rau ngót có tác dụng gì?
Quả rau ngót có ăn được không? Giống như lá rau ngót, quả cây rau ngót, quả bồ ngót cũng được dùng để nấu chung với lá để làm một món ăn hàng ngày.
7.11. Ăn rau ngót ra kinh nguyệt?
Nhiều người cho rằng, ăn rau ngót có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, uống rau ngót để ra kinh nếu bị chậm kinh, thực tế rau ngót có tính mát, giải độc, nhuận tràng sát khuẩn được nhiều phụ nữ sau sinh sử dụng để làm sạch sản dịch. Các chuyên gia cho rằng uống nước rau ngót khi có kinh không có tác dụng điều hòa kinh nguyệt như lời đồn thổi.
Rau ngót có tính hàn, dễ gây lạnh vì thế không nên ăn hoặc uống nhiều nước rau ngót xay trong ngày đèn đỏ vì có thể gây lạnh trong và ảnh hưởng đến dương khí.
Như vậy thông qua bài viết này, mọi bạn đọc đã có thể bỏ túi cho mình thêm các tác dụng của rau ngót trong Đông Y và cách sử dụng rau ngót tốt nhất cho cơ thể. Hy vọng với những thông tin hữu ích này sẽ giúp cho tất cả mọi người có thêm những mẹo vặt hay giúp ích trong cuộc sống của bản thân. Nếu như còn bất cứ thắc mắc gì về công dụng của rau ngót, các bệnh lý về đường tiểu như đái dầm, tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt,…bạn hãy gửi ngay thông tin tại Form đăng ký tư vấn bên dưới hoặc liên hệ ngay tới Hotline 087.658.8866 để các chuyên gia đến từ Thuốc Trị Đái Dầm Đức Thịnh liên hệ tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!
Từ khóa » Bồ Ngót Nhật Có Tác Dụng Gì
-
Rau Ngót Nhật Có Tác Dụng Gì? Đặc Điểm Và Cách Nấu - Lami Farm
-
Rau Ngót Nhật Có Tác Dụng Gì? Có Nên ăn Nhiều Rau Ngót Hay Không?
-
Rau Ngót Nhật Có Tác Dụng Gì? Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Cực Bất Ngờ Của Rau Ngót Nhật Có Tốt ...
-
Rau Ngót Nhật Có Tác Dụng Gì? Cách Trồng – Chăm Sóc
-
Dinh Dưỡng Rau Ngót Nhật Và Tác Dụng Của Nó
-
Mách Chị Em Cách Trồng Rau Ngót Nhật Lớn Siêu Nhanh, Non Mơn Mởn
-
Rau Ngót Nhật Có Tác Dụng Gì? - Đẹp Khỏe
-
Rau Bồ Ngót Có Tác Dụng Gì Mà Cả Giới Khoa Học Lẫn Đông Y đều ...
-
SKCĐ-Có Nên Sử Dụng Rau Ngót Nhật Thường Xuyên Hay Không?
-
Rau Ngót: Cực Tốt Và Cực độc, Biết Mà Tránh Khi ăn Kẻo Rước Họa Vào ...
-
Rau Ngót Nhật Có Tác Dụng Gì? Cách Trồng Rau Ngót Nhật Bằng Cành
-
Tác Dụng Chữa Bệnh Cực Bất Ngờ Của Rau Ngót Nhật