Ngắm Nhìn Loài Bọ Hung 5 Sừng ở Vườn Quốc Gia Hoàng Liên

  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • Quá trình hình thành phát triển
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Bộ máy tổ chức
      • Ban giám đốc VQG Hoàng Liên
      • Phòng Tổ chức Hành chính
      • Phòng Kế hoạch Tài chính
      • Phòng Khoa học và hợp tác Quốc tế
      • Trung tâm Du lịch và Bảo tồn sinh vật Hoàng Liên
      • Hạt kiểm lâm Hoàng Liên
    • Những thành tựu nổi bật
    • Danh bạ điện tử
      • Danh bạ số điện thoại
      • Danh sách mail công vụ
  • QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
    • Quản lý, BVR
    • Lịch trực PCCCR
    • PCCCR
    • Tuyên truyền
    • Chi trả DVMTR
    • Văn bản
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN
    • Tin Nội bộ
    • Tin trong tỉnh
    • Tin trong nước
  • DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ
    • Tin du lịch và dịch vụ
    • Giáo dục môi trường
    • Tham quan học tập
    • Bản đồ
  • KHOA HỌC VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ
    • VB đoàn ra, đoàn vào
    • Đề tài, dự án
    • Hợp tác quốc tế
  • LIÊN HỆ
  • HỎI - ĐÁP
  • Trang chủ
  • Tin đa dạng sinh học
06/09/2021 Ngắm nhìn loài bọ hung 5 sừng ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên Lượt xem: 14156

Côn trùng hay còn gọi là sâu bọ, là một lớp (sinh vật) thuộc về ngành động vật không xương sống, chúng có bộ xương ngoài làm bằng kitin, cơ thể có ba phần (đầu, ngực và bụng), ba cặp chân, mắt kép và một cặp râu. Côn trùng là nhóm động vật đa dạng nhất hành tinh, gồm hơn một triệu loài đã được mô tả và gồm hơn một nửa số sinh vật sống. Số loài còn sinh tồn được cho là từ 6 – 10 triệu loài và đại diện cho 90% dạng sống của các loài động vật khác nhau trên trái đất. Côn trùng có thể sống được ở hầu hết các môi trường sống.

Bọ hung năm sừng ở ngoài tự nhiên

Ở Vườn quốc gia Hoàng Liên có một loài có kích thước lớn với cái tên Bọ hung 5 sừng hay tê giác bay 5 sừng. Bọ hung 5 sừng có tên khoa học Eupatorus gracilicornis, thuộc Họ Bọ hung Scarabaeidae trong Bộ Cánh cứng Coleoptera. Nó được mô tả lần đầu tiên bởi nhà côn trùng học người Anh Gilbert John Arrow vào năm 1908.

Con đực bọ hung 5 sừng

Bọ hung 5 sừng là loài biến thái hoàn toàn, trứng nở thành dạng ấu trùng, trải qua một thời gian ấu trùng phát triển và cuối cùng biến thái thành nhộng. Trong giai đoạn này chúng ở trong các thân cây gỗ mục ăn gỗ mục. Chúng trải qua những thay đổi đáng kể về hình dạng, kích thước và cuối cùng hóa thành con trưởng thành còn gọi là Thành Trùng. Giống như các loài bọ cánh cứng khác, từ khi trở thành Thành Trùng hay còn gọi con trưởng thành chúng không có sự thay đổi về kích thước, chúng ăn mật hoa, nhựa cây và hoa quả.

Vòng đời bọ hung 5 sừng

Con đực Bọ hung 5 sừng dài khoảng 65 - 74,5mm, con cái dài 48 - 65,5mm. Cơ thể màu đen bóng, cánh trước màu nâu. Đỉnh đầu có sừng dài cong về phía sau phủ quá 1/2 tấm lưng ngực trước. Tấm lưng ngực trước có 4 sừng hướng về phía trước, 2 sừng ở 2 góc bên tấm lưng ngực trước dài hơn 2 sừng ở phía sau, 2 sừng sau nằm gần ở đỉnh của tấm lưng ngực trước. ống chân trước dài hơn các ống chân khác, mép ngoài của nó có 3 gai, mép trong có 1 gai ở đỉnh ống chân. Con cái có màu sắc giống con đực, nhưng đầu và ngực không có sừng.

Con đực và con cái bọ hung 5 sừng dễ phân biệt nhờ những chiếc sừng trên đầu

Những chiếc sừng trông rất dị dài ngắn khác nhau ở từng con đực, đây chính là vũ khí giao chiến của các con đực với nhau để giành bạn tình. Nó được dùng để “vật ngã” đối thủ chứ không có tác dụng sát thương, vì loài côn trùng này có lớp vỏ ngoài cứng bằng kitin.

5 chiếc sừng là vũ khí lợi hại của con đực bọ hung 5 sừng

Trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2020, Bọ hung năm sừng là một trong số ít các loài côn trùng được đưa vào danh sách nguy cấp bên cạnh các loài như Bọ cua bay hoa Cheirotonus battareli (Pouillaude, 1913); Bọ Lá Phyllium succiforlium (Linnaeus, 1766); Bọ ngựa Manti religiosa (Linnaeus, 1758); Bướm đuôi dài xanh lá chuối Argemo maenas (Donbleday, 1947) Bướm phượng cánh kiếm Pathysa antiphates (Cramer, 1775)…

 Kích thước cơ thể và chiều dài của sừng không giống nhau giữa các con đực

Đây là loài cấm thu bắt để buôn bán dưới mọi hình thức, thiết nghĩ các nhà chuyên môn và cơ quan chức năng cần có những hoạt động nghiên cứu về tập tính và sinh thái học, Cần sớm có hành lang pháp lý đưa vào quản lý bảo vệ loài này trong tự nhiên tránh nguy cơ tuyệt chủng./.

Nguyễn Năm – Trung tâm GDMT

Tin khác
  • Vườn Quốc gia Hoàng Liên: Nỗ lực xứng đáng “Trung tâm đa dạng sinh học, Vườn Di sản Asean” 17/11/2024 (115 Lượt xem )
  • Chính phủ phê duyệt thành lập mới 61 khu bảo tồn 11/11/2024 (116 Lượt xem )
  • Kết nối các Vườn di sản ASEAN Việt Nam 15/10/2024 (282 Lượt xem )
  • Hưởng ứng Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2024 21/05/2024 (183 Lượt xem )
  • Làm việc với BQL các dự án lâm nghiệp về bảo tồn đa dạng sinh học 01/03/2024 (275 Lượt xem )
  • 147 loài thực vật ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên có tên trong Sách đỏ 29/09/2023 (702 Lượt xem )
  • Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22/5: Hướng tới “Sống hài hòa với thiên nhiên” 17/05/2023 (392 Lượt xem )
  • Nghiên cứu đa dạng các loài côn trùng 05/05/2023 (845 Lượt xem )
  • Ngày hội Du lịch sinh thái và đa dạng sinh học tại Sa Pa 11/04/2023 (488 Lượt xem )
  • Bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên 07/04/2023 (529 Lượt xem )
1 2 3 4 5 ...

select
  • Bộ NN&PTNT
  • Cục Kiểm lâm
  • Tổng cục Lâm nghiệp
  • Trung tâm Giáo dục môi trường và dịch vụ môi trường
  • Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật
  • Tổng Cục môi trường
  • Trung tâm dữ liệu thực vật VN
  • Đa dạng sinh học và bảo tồn VN
  • Hội Bảo vệ thiên nhiên và MTVN
  • Sinh vật rừng Việt Nam
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập
  • Tên đăng nhập
  • Mật khẩu
  • Mã kiểm tra
  • Quên mật khẩu
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN TỈNH LÀO CAI Người chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Hạnh - Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên Địa chỉ: Số 89 đường Nguyễn Chí Thanh - Tổ 4 - Phường Phan Si Păng - Thị xã Sa Pa - tỉnh Lào Cai Điện thoại: 02143. 871.494 /Fax: 02143. 872.045 Email: contact-vqghl@laocai.gov.vn Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » Bọ Hung Một Sừng