Ngâm Rượu Cao Hổ Cốt - Giới Thiệu Sản Phẩm Rượu Hoàng Hải
Có thể bạn quan tâm
Cách ngâm cách sử dụng và tác dụng của cao hổ ngâm rượu
Ở Việt Nam trong các loại cao động vật thì cao hổ là loại tốt nhất có công dụng tốt nhất. Xương hổ còn gọi là đại trùng cốt, lão hổ cốt là xương của hổ, bộ phận của con hổ dùng để nấu cao. Giá trị của bộ xương hổ phụ thuộc vào trọng lượng của hổ xương hổ quý nhất là xương chân trước hay còn gọi là xương cánh tay rồi xương chân sau, xương đầu, xương sống liền với xương đuôi. Xương bánh chè hổ được coi là quan trọng nhất trong bộ xương. Nồi cao hổ cốt nếu thiếu xương bánh chè thì coi như mất một nửa giá trị. Xương hổ để càng lâu ngày càng tốt, nếu đem nấu cao khi xương còn tươi thì chất lượng cao rất kém và tanh.
Cao hổ có rất nhiều cách dùng như ( sắc nước uống, ăn trực tiếp, hoặc cho vào thức ăn để nấu đều được tuy nhiên ngâm rượu vẫn là cách thường thấy nhất đem lại hiệu quả cao nhất. Vậy cách ngâm cao hổ cốt với rượu thế nào là chuẩn nhất? Cách pha cao hổ với rượu và rượu cao hổ để được bao lâu? rượu cao hổ có tác dụng gì? Là câu hỏi mà nhiều bạn đọc đang quan tâm và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và trả lời. Trước khi đến với cách ngâm rượu cao hổ thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu những công dụng của rượu cao hổ.
Uống rượu cao hổ có tác dụng gì?
Cao hổ ngâm rượu uống có tác dụng gì? Uống rượu cao hổ có tác dụng gì? Về mặt cấu trúc, trong cao hổ cốt thật chứa chủ yếu là chất đạm, canxi dạng phosphat và nhiều khoáng chất khác.
Y học hiện đại phân tích cho thấy trong thành phần xương hổ (hổ cốt) có chứa collagen, mỡ, canxi phosphate, calcium carbonat, magiesium phosphat, trong đó collagen là hoạt chất chính, gelatin của hổ cốt chứa 17 amino acid, lượng acid amin trong xương hổ cao gấp 900 các loại xương động vật khác và tỷ lệ đạm toàn phần rất cao. Thành phần hóa học của xương hổ gồm: canxi, phốtpho, protein, chất keo để thủy phân cho các axít amin. Như vậy, cao hổ cốt có chứa calcium phosphate, calcium carbonate, collagen, mỡ, magiesium phosphate về cơ bản giống như các loại cao xương động vật khác. Thành phần đạm toàn phần trong cao hổ cốt là 14,93 đến 16,66, tương đương cao gấu, cao khỉ, cao ban long, tỉ lệ axít amin cũng tương tự.
Theo y học Cổ Truyền: Xương có tính chất quy kinh, vị mặn, tính ấm, quy vào kinh thận, kinh cân công dụng trục phòng hàn, bồi dưỡng gân cốt, bồi bổ thận cường dương hiệu quả. Tác dụng chính: Bổ dương, trục phong hàn, trấn thống (giảm đau), làm mạnh gân cốt, trừ tê thấp, thường được dùng để chữa các chứng tê thấp, đau nhức gân xương, đi lại khó khăn, chân tay co quắp, thoái hóa xương khớp, suy nhược cơ thể. Cao xương hổ có hai thế mạnh là bổ dưỡng cơ thể và phòng chống các bệnh lý liên quan đến xương khớp như viêm đa khớp dạng thấp, thoái khớp gối, hư xương sụn cột sống cổ và cột sống thắt lưng, viêm cột sống dính khớp, viêm quanh khớp vai, viêm gân, gãy xương lâu liền, loãng xương
Cao hổ ngâm rượu như thế nào?
Cao hổ ngâm rượu rất đơn giản không khó có 2 cách ngâm đó là ngâm độc vị và ngâm kết hợp với loại thảo dược khác các bạn có thể chọn cho mình một cách để ngâm tùy vào điều kiện hiện có. Cách pha rượu cao hổ cốt chuẩn nhất.
1. Cách ngâm độc vị cao hổ với rượu
Ở phần ngâm độc vị này bạn chỉ cần quan tâm tỷ lệ ngâm rượu cao hổ cốt chứ không cần quan tâm đến các thứ khác
Chuẩn bị: 1kg cao hổ cốt – 10 lít rượu trắng loại ~ 40 độ – bình thủy tinh để đựng ( cứ 1 lạng tỉ lệ 1 lít rượu trắng )
- B1: Cao hổ cắt thành từng lát hoặc để nguyên cả miếng cũng được ( cắt thành từng lát để cao hổ nhanh tan hơn )
- B2: Cho cao hổ vào hũ thủy tinh để đựng rồi đổ rượu vào ngâm
- B3: Đậy kín nắp ngâm trong thời gian 30 ngày có thể đem ra dùng khi chúng ta cắt thành từng lát còn nếu chúng ta để nguyên cả miếng thì phải ngâm 50 ngày mới dùng được khi đó cao hổ mới có thể tan mà ngâm càng lâu càng tốt 3 tháng, 6 tháng, một năm ngâm càng lâu ruợu càng thấm, càng bổ.
Một số bạn đọc thích uống cao hổ ngâm rượu mật ong thì có thể cho vào ngâm cùng ( cho mật ong vào sẽ dễ uống hơn, mật ong làm giảm nồng độ của rượu ) Theo tỉ lệ ngâm phía trên thì chúng ta có thể cho khoảng 40-50ml mật ong vào ngâm cùng có thể gia giảm nếu bạn thích uống ngọt.
2. Cách ngâm kết hợp cao hổ với một số loại khác
Cao hổ có thể ngâm được với rất nhiều loại như: đinh lăng, ba kích, đậu đen xanh lòng, tắc kè,…. Các bạn có thể ngâm kết hợp cùng rất nhiều loại dưới đây là một số cách ngâm kết hợp được nhiều người sử dụng
- Ngâm với đậu đen xanh lòng( Chuẩn bị 1kg cao hổ – 0,5kg đậu đen xanh lòng – 13 lít rượu trắng – bình thủy tinh để đựng) thực hiện đậu đen xanh lòng đem rang lên khoảng 15 phút cho thơm rồi để nguội cho vào bình, cao hổ thái lát cho vào cùng rồi đổ rượu vào ngâm. khoảng 1 tháng
- Ngâm với đinh lăng ( Chuẩn bị 1kg cao hổ – 0,5kg rễ đinh lăng – 13 lít rượu trắng – bình thủy tinh ) rễ đinh lăng rửa sạch thái lát cho vào bình cao hổ thái lát cho vào bình rồi đổ rượu vào ngâm khoảng 2 tháng đem ra dùng
- Ngâm với ba kích ( Chuẩn bị 1kg cao hổ – 0,5kg ba kích tím – 13 lít rượu trắng – bình thủy tinh ) Ba kích tím rửa sạch tuốt bỏ lõi cao hổ cốt thái lát cho vào bình cùng với ba kích rồi đổ rượu vào ngâm cùng ngâm khoảng 2 tháng đem ra dùng
- Ngâm với tắc kè ( Chuẩn bị 1kg cao hổ – 1 cặp tắc kè – 13 lít rượu trắng – bình thủy tinh) Tắc kè tươi mua về mổ bụng khoét bỏ mắt rửa sạch với nước muối có pha chút gừng sau đó rửa lại bằng nước sạch rồi đem đi phơi khô khoảng 5 nắng cao hổ đem đi thái lát rồi bỏ vào hũ thủy tinh đổ rượu vào ngâm cùng nhau thời gian ngâm khoảng 2 tháng ( lưu ý khuyên các bạn nên mua tắc kè khô sẵn bán bên ngoài cho đỡ mất thời gian chế biến )
- Ngâm với cao ngựa ( Chuẩn bị 1kg cao hổ – 1kg cao ngựa – 20 lít rượu trắng – bình thủy tinh ) Tất cả cho vào bình rồi đổ rượu ngâm trong thời gian 2 tháng đem ra dùng.
MỘT SỐ BÀI NGÂM KHÁC
HỒ CỐT MỘC QUA TỪU
- Hồ cốt ( Tigris Os) 10 gr
- Mộc qua (Chaenomelis fructus) 30 gr
- Xuyên khung ( Ligustici rhizoma) 10 gr
- Ngưu tất ( Cyathulae radis) 10 gr
- Dương qui (Angelicae sinensis radix) 10 gr
- Thiên ma ( Gastrodiae rhizoma ) 10 gr
- Ngũ gia bì (Acanthopanacis radicis cortex) 10 gr
- Hong hoa (Carthami flos) 10 gr
- Tục đoạn ( Dipsaci radix) 10 gr
- Kiết cảnh ( Solani Melongae radix) 10 gr
- Ngoc trúc (Polygonati officialis rhizoma) 20 gr
- Tần cửu ( Gentianae macrophyllae radix) 5 gr
- Phòng phong ( Ledebouriellae radix) 5 gr
- Tang chi (Mori ramulus) 40 gr
- Rượu Cao lương ( Sorghi spirituss) 3 lít – 40 độ
- Đường cát ( Saccharon granulatum) 300 gr
HỔ CỐT NHÂN SÂM TỬU
- Hồ cốt ( Tigris Os) 10 gr
- Nhân Sâm 10 gr
- Ngâm trong 1 lít rượu nếp trắng 40 độ
Thời gian ngâm dưới một tháng chưa đủ để thủ, mà ngâm càng lâu càng tốt 3 tháng, 6 tháng, một năm- ngâm càng lâu rượu càng thấm, càng bổ.
Có công hiệu phục chân dương, mạnh gân xương, khu phong khử thấp Có thai, hoả vượng do âm hư cấm dùng.
5/5 - (1 bình chọn) Post Views: 4.871Các bài liên quan:
- Sản xuất rượu theo yêu cầu
Từ khóa » Cao Hổ Cốt Ngâm Rượu Mật Ong
-
Cách Ngâm Và Cách Sử Dụng Rượu Cao Hổ Cốt Tốt Nhất
-
Cách Ngâm Rượu Cao Hổ Cốt Phát Huy Hiệu Quả Tốt Nhất - Zozoship
-
Những Lưu ý Khi Dùng Cao Hổ Cốt - Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc
-
Cách Ngâm Cách Sử Dụng Và Tác Dụng Của Cao Hổ Ngâm Rượu
-
Cao Hổ Cốt Ngâm Mật Ong Archives - Tác Dụng
-
Top 15 Cao Hổ Cốt Ngâm Rượu Mật Ong
-
Cao Hổ Cốt: Đặc điểm, Công Dụng, Cách Dùng & Kiêng Kỵ
-
Cách Ngâm Rượu Cao Hổ
-
Cao Hổ Cốt Ngâm Rượu Có Màu Gì
-
Cách Sử Dụng Cao Hổ Cốt Tốt Nhất - Wiki Phununet
-
Cao Hổ Cốt: Thần Dược Quý Báu Cho Sức Khỏe Từ Loài Hổ
-
Cách Ngâm Và Tác Dụng Của Rượu Cao Hổ Cốt - Vua Cá Ngựa