Ngăn Bệnh ở Mi Mắt Bằng Thủ Thuật Nặn Tuyến Bờ Mi
Có thể bạn quan tâm
Menu xem nhanh:
- NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TUYẾN BỜ MI
- TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT BỆNH TUYẾN BỜ MI
- CHẨN ĐOÁN BỆNH
- BIẾN CHỨNG NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ SỚM
- CÁCH PHÒNG BỆNH TUYẾN BỜ MI
- ƯU ĐIỂM CỦA THỦ THUẬT NẶN TUYẾN BỜ MI TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TUYẾN BỜ MI
Nguyên nhân gây bệnh tuyến bờ mi rất đa dạng, có thể kể đến các nguyên nhân như:
- Thói quen vệ sinh mắt không sạch sẽ
- Sử dụng nguồn nước bẩn để rửa mặt và vệ sinh mắt
- Khăn rửa mặt không đảm bảo vệ sinh, không được giặt sạch sẽ hàng ngày và phơi dưới nắng
- Do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu
- Do nấm
- Do ký sinh trùng thường là Demodex
- Các yếu tố khác cũng thuận lợi gây nên bệnh như: Gió, bụi, ánh sáng, khói, hóa chất, mỹ phẩm, thủ thuật thẩm mỹ…
TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT BỆNH TUYẾN BỜ MI
-Viêm mi mắt: Biểu hiện viêm đỏ bờ mi, người bệnh có cảm giác ngứa kèm theo cộm như có bụi trong mắt.
-Viêm bờ mi có vảy, người bệnh ngứa nhiều và thường xuyên, khiến phải day dụi chà xát nhiều lên mi mắt, nhất là sau khi tiếp xúc với môi trường bụi bặm, ánh sáng…
-Viêm loét bờ mi, người bệnh ngứa mắt rất nhiều, khiến phải day dụi mắt nhiều làm trợt cả da mi, thường sợ phải tiếp xúc với gió, bụi, ánh sáng…
-Chắp mắt: Mi mắt sưng tấy lên, da trở nên đỏ và tiết ra nhiều dử mắt làm dính lông mi. Khi khô lại, chất này trở thành mảnh vảy ngăn mi mắt mở ra. Bệnh ít gây đau như lẹo và tiến triển chậm hơn.
-Lẹo mắt: Nốt mọc trên mặt phía ngoài hàng mi, đầu đinh thường tập trung ở dưới mi mắt. Mắt căng cứng và đau nhức. Lẹo xuất hiện rất nhanh và tiến triển bằng các lỗ mở ra để cho mủ thoát ra ngoài, rất đau và thường tái phát.
-Ung thư mi mắt: Biểu hiện là vùng tổn thương bị rỉ máu thường xuyên, có thể làm rụng lông mi lông mày, ít gây đau đớn. Ung thư tiến triển chậm và lớn dần.
Thủ thuật nặn tuyến bờ mi được thực hiện khi người bệnh mắc các bệnh ở bờ mi như viêm bờ mi, lẹo, chắp…CHẨN ĐOÁN BỆNH
Kiểm tra mi mắt: Bác sĩ có thể sẽ sử dụng một công cụ phóng đại đặc biệt để kiểm tra tình trạng của mắt và mi mắt bạn.
Thử nghiệm mẫu dịch: Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng một miếng gạc để phết mẫu chất nhờn hoặc lớp gỉ, gàu ở mắt mang đi phân tích. Từ việc phân tích này, bác sĩ sẽ xác định được loại vi khuẩn, nấm gây ra tình trạng viêm bờ mi hoặc xem liệu bạn có dấu hiệu của việc dị ứng hay không.
BIẾN CHỨNG NẾU KHÔNG ĐIỀU TRỊ SỚM
Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh này có thể gây ra một số vấn đề nghiêm trọng như lẹo, chắp. Việc rối loạn và suy giảm chất dầu có trong nước mắt còn có thể gây chảy nước mắt liên tục hoặc khô mắt, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng giác mạc.
CÁCH PHÒNG BỆNH TUYẾN BỜ MI
Luôn giữ sạch và vệ sinh vùng bờ mi cẩn thận.
Để phòng tránh bệnh tuyến bờ mi, cần có thói quen rửa sạch hết lớp trang điểm (với nữ hoặc người có dùng trang điểm) trước khi đi ngủ và không kẻ mắt ở vùng da phía trong bờ mi.
Nếu vừa mới bắt đầu điều trị chứng viêm bờ mi mắt, tuyệt đối không nên trang điểm vùng mắt để tránh gây kích ứng mắt về sau. Sau khi điều trị, nếu bệnh đã thuyên giảm đáng kể và muốn trang điểm mắt lại, nên thay mới các dụng cụ hay mỹ phẩm trang điểm mắt (hoặc vùng gần mắt). Cần thay mới bởi có thể các dụng cụ này đã bị nhiễm khuẩn, sẽ dễ gây lây nhiễm bệnh lại sau khi đã được chữa khỏi.
Đến bệnh viện Thu Cúc, người bệnh được khám và thực hiện thủ thuật với bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhãn khoa.ƯU ĐIỂM CỦA THỦ THUẬT NẶN TUYẾN BỜ MI TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
- Được khám và thực hiện thủ thuật với bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhãn khoa.
- Trang thiết bị y tế hiện đại giúp chẩn đoán chính xác bệnh, quy trình khám chữa bệnh khép kín nhanh gọn, tiết kiệm thời gian cho người bệnh.
- Đón tiếp và hướng dẫn tận tình, chuyên nghiệp.
- Được thanh toán BHYT tối đa theo đúng quy định của nhà nước giúp tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh.
- Đặt hẹn nhanh chóng qua tổng đài 1900 55 88 92 để chủ động và tiết kiệm tối đa thời gian khi đến khám.
- Tạo thói quen vệ sinh sạch sẽ cho mắt, chỉ dùng nước sạch, khăn sạch để vệ sinh mắt
- Đeo kính để bảo vệ tránh các yếu tố kích thích như: Gió, bụi, ánh sáng, dị vật
- Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, khăn tay, khăn tắm với người khác, nhất là người đang bị bệnh.
- Tuyệt đối không lạm dụng nhỏ corticoid, thuốc nhỏ – uống hay tiêm từ các chế phẩm của kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ
- Khi chăm sóc bằng các giải pháp thông thường mà bệnh chưa khỏi, thấy khó chịu hơn thì cần được khám và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.
- Cần có chế độ kiểm tra sức khỏe mắt định kỳ, tốt nhất là 6 tháng một lần.
- Bệnh tuyến bờ mi sau khi chữa khỏi vẫn có thể tái phát nên cần nâng cao sức đề kháng bằng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, tập thể dục, làm việc nghỉ ngơi hợp lý.
Từ khóa » ép Mi Mắt
-
Chỉ định Nặn Tuyến Bờ Mi | Vinmec
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Người Bị Viêm Bờ Mi Mắt | Vinmec
-
Bệnh Lý Mi Mắt
-
NẶN TUYẾN BỜ MI - Mắt Bích Ngọc
-
Viêm Bờ Mi - Rối Loạn Mắt - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
NẶN TUYẾN BỜ MI, ĐÁNH BỜ MI
-
Những Hiểu Biết Cơ Bản Về Chắp Và Lẹo
-
Nhiễm Trùng Mắt, Triệu Chứng, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Chắp Và Lẹo Mắt: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Viêm Bờ Mi – Bệnh Lý Mạn Tính Gây Khó Chịu
-
Bệnh Viêm Bờ Mi Mạn
-
Nổi Cộm Trong Mí Mắt Trên, Không đau, Vẫn Nhìn được Bình Thường Là ...
-
Viêm Mi Mắt, Phòng Bệnh Như Thế Nào? | VIAM