Ngân Hàng Nín Thở Ngóng Room, Nới Tay Với Chứng Khoán Song Vẫn ...
Có thể bạn quan tâm
- Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp
- VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
- Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld
- ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
- VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ
- Ngân hàng rục rịch công bố lợi nhuận quý II/2022; Tranh cãi nới room tín dụng
- Thách thức và đòi hỏi cơ cấu lại lĩnh vực tín dụng ngân hàng
Động lực tăng tín dụng đến từ bán lẻ, xuất nhập khẩu vay tiêu dùng, xây dựng...
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố một số kết quả của cuộc điều tra xu hướng tín dụng của các tổ chức tín dụng tháng 6/2022.
Theo báo cáo điều tra, các tổ chức tín dụng (TCTD) nhận định, trong 6 tháng cuối năm, nhu cầu tín dụng tiếp tục cải thiện hơn so với 6 tháng đầu năm 2022 ở tất cả các lĩnh vực. Nhu cầu tín dụng phục vụ đời sống và tiêu dùng được nhiều TCTD dự báo tăng nhất trong năm 2022, tiếp theo là nhu cầu về vay thương mại, dịch vụ và vay phát triển công nghiệp, xây dựng. Trong khi nhu cầu tín dụng phát triển nông, lâm, thủy sản được ít TCTD dự báo tăng nhất.
Trong các lĩnh vực cho vay cụ thể, đầu tư vận tải kho bãi, kinh doanh xuất nhập khẩu, mua nhà để ở và công nghiệp chế biến chế tạo là 4 lĩnh vực được dự báo nhu cầu tín dụng tăng nhiều nhất trong năm 2022.
Tỷ lệ TCTD nhận định rủi ro tín dụng tăng trong 6 tháng đầu năm 2022 ở mức thấp hơn so với 6 tháng cuối năm 2021 đối với hầu hết các lĩnh vực ngoại trừ lĩnh vực đầu tư kinh doanh chứng khoán. Nhu cầu vay vốn của lĩnh vực này cũng được nhận định là giảm nhẹ.
Trong 6 tháng cuối năm 2022 lẫn năm 2023, các tổ chức tín dụng dự báo, động lực tăng trưởng tín dụng nhiều nhất là 4 lĩnh vực: Bán buôn, bán lẻ”; “Xuất nhập khẩu”; “Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống”, “Xây dựng” .
Nhìn chung, các tổ chức tín đụng dều lạc quan về khả năng tăng tín dụng năm nay nhưng vẫn tỏ ra lo ngại lãi suất và diễn biến bất lợi của thị trường bất động sản có thể làm nhu cầu tín dụng sụt giảm. Bên cạnh đó, mức độ tăng trưởng của từng ngân hàng phụ thuộc vào room tín dụng mà NHNN cấp. vấn đề room Tín dụng mà toàn thị Trường ngóng đợi sẽ được NHNN thong tin cụ thể tại buổi họp sơ kết dự kiến diễn ra cuối tuần này.
Sẽ nới lỏng tín dụng tổng thể song vẫn kiểm soát chặt tín dụng bất động sản
Trong 6 tháng cuối năm 2022, các TCTD dự kiến giữ nguyên hoặc có xu hướng nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng tổng thể của đơn vị mình, dự kiến áp dụng đối với tất cả các nhóm khách hàng trong đó có lĩnh vực du lịch. Năm 2022, tỷ lệ TCTD dự kiến rủi ro tín dụng của các khoản vay đầu tư kinh doanh du lịch tăng ở mức thấp hơn so với các năm 2020, 2021 và kỳ vọng giữ ổn định trong năm 2023. Đây cũng là một trong các lĩnh vực được các TCTD dự kiến giảm bớt thắt chặt tiêu chuẩn tín dụng và tập trung cho vay để hỗ trợ phục hồi sau đại dịch Covid.
Các tổ chức tín dụng cho biết sẽ tập trung nới lỏng hơn đối với nhóm khách hàng là doanh nghiệp và áp dụng với hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên. Đồng thời dự kiến giảm bớt thắt chặt đối với lĩnh vực cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, cho vay kinh doanh tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, cho vay đầu tư, kinh doanh du lịch so với 6 tháng đầu năm 2022. Trong khi vẫn giữ nguyên xu hướng thắt chặt đối với lĩnh vực cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản.
Các TCTD cho biết, sự lạc quan về triển vọng kinh tế vĩ mô, chính sách và định hướng của Chính phủ, NHNN cùng với năng lực tài chính của TCTD là cơ sở để dự kiến nới lỏng nhẹ tiêu chuẩn tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2022.
Cũng theo kết quả điều tra trong 6 tháng đầu năm 2022, các TCTD cho biết đã nỗ lực thu hẹp chênh lệch lãi suất biên và phí phi lãi suất để hỗ trợ khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh, nhưng tiếp tục giữ nguyên hoặc có xu hướng thắt chặt nhẹ các điều kiện và điều khoản cho vay tổng thể để đảm bảo chất lượng tín dụng.
Trong 6 tháng cuối năm 2022, các TCTD dự kiến sẽ tiếp tục thắt chặt nhẹ các điều khoản và điều kiện cho vay khách hàng doanh nghiệp, đầu tư kinh doanh bất động sản, nhưng nới lỏng hơn đối với cho vay sản xuất kinh doanh.
Đối với khách hàng cá nhân, trong 6 tháng đầu năm 2022 các điều kiện và điều khoản cho vay được nới lỏng hơn đối với cho vay tiêu dùng, mua bất động sản để ở, trong khi thắt chặt đối với sử dụng thẻ tín dụng và các TCTD dự kiến tiếp tục xu hướng này trong 6 tháng cuối năm 2022.
Chủ tịch Agribank: Tín dụng tiếp tục tăng mạnh sẽ gây ra cuộc đua tăng lãi suất Mặc dù “room” tín dụng 6 tháng cuối năm chỉ còn 1%, song ông Phạm Đức Ấn, Chủ tịch HĐTV Agribank cảnh báo, nếu tín dụng tiếp tục tăng mạnh,... #nới room ngân hàng # tăng trưởng tín dụng # room tín dụng # cho vay chứng khoán # cho vay bất động sản # tín dụng bất động sản Bình luận bài viết này Xem thêm trên Báo Đầu Tư- Hoạt động M&A ngân hàng còn sôi động
- Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp
- Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi
- VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
- Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld
- ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
- VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ
- Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank
- Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc
- Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng
- 1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng
- 2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi
- 3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại
- 4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt
- 5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- M&A Forum 2024: Nhộn nhịp thương vụ
- 500 ngày đêm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc
- Việt Nam sẵn sàng đón dòng vốn dịch chuyển
- Quy hoạch tổng thể quốc gia - Quy hoạch tỉnh, thành
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
Từ khóa » Siết Cho Vay Tiêu Dùng
-
Siết Chặt Lãi Suất Cho Vay Tiêu Dùng - Hànộimới
-
Siết Cho Vay Tiêu Dùng Với Công Ty Tài Chính - Hànộimới
-
Siết Cho Vay Bất động Sản “trá Hình” Vay Tiêu Dùng - Công An Nhân Dân
-
Siết Cho Vay Tiêu Dùng Vô Hình Tạo đà Cho Tín Dụng đen Phát Triển - VOV
-
Ngân Hàng Nhà Nước Muốn “siết” Cho Vay Tiêu Dùng Với Số Tiền Lớn
-
Siết Cho Vay Bất động Sản “trá Hình” Vay Tiêu Dùng - Vietnamnet
-
NHNN Sẽ Siết Chặt Quản Lý Cho Vay đối Với Các Công Ty Tài Chính
-
Siết Cho Vay Tiêu Dùng - Tuổi Trẻ
-
Ngân Hàng Nhà Nước Tìm Cách “bịt Cửa” Cho Vay Bất động Sản Trá Hình
-
Siết Cho Vay Bất động Sản “trá Hình” Vay Tiêu Dùng - Người Quan Sát
-
Ngân Hàng Lên Tiếng Về 'siết' Cho Vay Bất động Sản - Vnbusiness
-
Có Nên Giãn Lộ Trình Siết Tín Dụng Bất động Sản? - Chi Tiết Tin
-
Ngân Hàng Nói Gì Về Việc Siết Cho Vay Bất động Sản? - Zing
-
"Siết Van" Tín Dụng Vào Bất động Sản, Vay Mua Nhà Thêm Khó